Tham vọng khống chế Biển Đông của Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày mồng 9 tháng 3 năm 2009, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã công kích hải quân Trung Quốc cho 5 chiếc tàu bao vây tàu thí nghiệm USNS Impeccable của Hoa Kỳ đang đo trắc nghiệm âm thanh dưới biển Đông hôm mồng 8 tháng 3. Vùng biển xảy ra vụ gây hấn này nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý từ đảo Hải Nam. Trung Quốc lên tiếng cho rằng tàu USNS Impecceable của Mỹ là tàu gián điệp đã vi phạm luật quốc tế và luật Trung Quốc trong vùng Biển Đông mà cụ thể là xâm nhập hải phận đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Dư luận không mấy quan tâm vào lời giải thích của hai phía nhưng quan tâm vào biến cố xảy ra cuộc xung đột trong lúc mà Liên Hiệp Quốc yêu cầu các quốc gia ven biển nộp bản tuyên bố về chủ quyền 200 hải lý với hạn chót là ngày 13 tháng 5 năm 2009.

JPEG - 27.4 kb

Nhưng mãi đến ngày 25 tháng 3 năm 2009, khi Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ công bố nội dung bản báo cáo thường niên cho Lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ về tình hình gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong vài năm gần đây, thì người ta mới hiểu thêm lý do vì sao đã xảy ra cuộc xung đột giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 3 năm 2009, dẫn đến những căng thẳng hiện nay trên Biển Đông. Trong bản báo cáo này, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ cho biết là Trung Quốc đã xây một căn cứ hải quân tại đảo Hải Nam, nhằm tiếp đón hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc, trong số này có những tàu được trang bị đầu đạn nguyên tử. Căn cứ hải quân này có cơ sở nằm ngầm dưới lòng đất, giúp cho hải quân Trung Quốc có thể tiếp cận với các tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng và nâng cao tiềm năng khai triển các tàu ngầm tới những vùng nước sâu ở biển Đông.

Đương nhiên Trung Quốc lên tiếng phản bác nội dung bản báo cáo của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ và cho là bóp méo sự thật, là Hoa Kỳ tiếp tục “luận điệu sai lầm về mối đe đọa quân sự của Trung Quốc”. Mặc dù chưa có thể nhìn thấy căn cứ quân sự của Trung Quốc tại đảo Hải Nam, nhưng dư luận chung đều tin là Trung Quốc đã và đang xây dựng một căn cứ quân sự mang tính chiến lược cho Biển Đông vì hai lý do sau đây:

JPEG - 35.7 kb

Thứ nhất là từ cuối năm 2006, Trung Quốc đã bỏ chiến lược phòng thủ cận hải chuyển sang phát triển theo hướng hải quân viễn dương hay còn gọi là hải quân biển xanh để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, vừa xây dựng một lực lượng hải quân có sức mạnh đối đầu với hải quân Hoa Kỳ. Chiến lược hải quân biển xanh mang ý nghĩa là các tàu chiến của Trung Quốc có khả năng hoạt động xa ngoài đại dương. Để đáp ứng việc thay đổi chiến lược này, từ năm 2007 trở đi, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 15% mỗi năm.

Thứ hai là từ tháng 2 năm 2007, Trung Quốc đã bất chấp Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (1982) đã công bố bản đồ quy định chủ quyền của họ trên Biển Đông theo hình lưỡi bò kéo dài từ đảo Hải Nam xuống Mã Lai. Căn cứ theo hình vẽ này thì vùng lãnh hải mà Trung Quốc chủ trương chiếm trọn gồm các vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, Brunei. Nói cách khác, các quốc gia vùng Đông Nam Á muốn đi vào những vùng đặc quyền kinh tế của mình quy định theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển thì nay phải xin phép Trung Quốc.

JPEG - 26.9 kb

Việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự tại đảo Hải Nam không phải là điều mới lạ mà đã được dư luận nhắc đến trong nhiều năm qua. Việc Bộ quốc phòng Hoa Kỳ xác nhận trong bản báo cáo gửi cho lưỡng viện quốc hội hôm 25 tháng 3, chỉ là để chính thức hóa vấn đề mà thôi. Sự chính thức hóa này dễ giúp cho Hoa Kỳ thuyết phục các quốc gia ven biển Thái Bình Dương như Phi Luật Tân, Mã Lai, Cộng sản Việt Nam, Nhật Bản… cùng đứng chung trong một cơ chế nhằm đối đầu lại sự bành trướng quân sự của Trung Quốc trên biển Đông, thay vì đối thoại song phương với Bắc Kinh như từ trước đến nay.

Những diễn biến nói trên cho thấy là vấn đề biển Đông sẽ ngày một phức tạp hơn. Sự phức tạp này nằm ở hai khía cạnh.

Một là những hoạt động quân sự của Trung Quốc tại biển Đông ngày một leo thang khởi đi từ căn cứ quân sự tại đảo Hải Nam. Qua những hoạt động này, Trung Quốc sẽ tìm cách gây hấn các tàu bè qua lại vùng lưỡi bò để thị uy, và chắc chắn sẽ tạo ra những căng thẳng quân sự vì Hoa Kỳ sẽ nhảy vào vòng chiến.

JPEG - 21 kb

Hai là không có quốc gia nào chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc trong vùng lưỡi bò mà Bắc Kinh chủ trương. Các nước ven biển như Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei đã đưa ra chủ trương vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình nên họ sẽ không im lặng trước thái độ ngoan cố và bất chấp những quy định trong Luật biển của Bắc Kinh.

Trong bối cảnh này, Cộng sản Việt Nam chỉ có một trong hai chọn lựa:

1/ Từ đây cho đến ngày 13 tháng 5, Cộng sản Việt Nam phải lên tiếng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông giống như Phi Luật Tân, Mã Lai đã làm; đồng thời cùng với các nước trong khối ASEAN và Hoa Kỳ cương quyết giữ lập trường chỉ đối thoại với Bắc Kinh dưới hình thức đa phương.

2/ Ôm chặt và thỏa mãn các đòi hỏi của Trung Quốc để được che chở như Phạm Văn Đồng đã từng công bố công hàm công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên đảo Hoàng sa-Trường sa. Hay như cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã chỉ thị cho Bộ ngoại giao phải thoả mãn các yêu sách của Bắc Kinh để ký Hiêp định biên giới vào năm 1999 và Hiệp ước phân định Vịnh Bắc Việt vào năm 2000.

Nhiều dấu hiệu cho thấy là Cộng sản Việt Nam sẽ đi theo con đường nhục nhã, bám lấy Trung Quốc để sống còn và sẽ không công bố chủ quyền trên biển Đông như Phi Luật Tân, Mã Lai đã làm. Sự chọn lựa này của lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã bộc lộ bản chất tay sai ngoại bang và coi thường nguyện vọng chung của dân tộc. Do đó, đấu tranh cho sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ là quan trọng; nhưng trước hết việc đấu tranh để làm sao chấm dứt tình trạng cai trị độc tài và ngu dốt của giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hiện nay là ưu tiên số một của các lực lượng dân chủ tại Việt Nam.

Trung Điền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”