Tiếng thét: ngừng ngay lại! Bôxít – stop!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Không thế thế được!
Đất nước này là của hơn 80 triệu con người bình đẳng.
Việt nam không phải của riêng 15 người.

Người ta hẹn sẽ sớm tổ chức hội nghị khoa học thảo luận kỹ về khai thác bô-xít.

Vậy mà hàng trăm xe ủi, xe ben, xe tải vẫn chạy ầm ầm ở huyện Đak Nông; mặt bằng tuần trước là 50 héc-ta, nay đã là hơn một trăm héc-ta đỏ chót. Mới đó, người Trung quốc lạ lẫm mới có đó 500, nay đã hơn 1 nghìn, sắp vọt lên 6 ngàn.

Ông Nguyễn Phú Trọng vào tận nơi đốc thúc, còn mớm cho xã và huyện rằng: “chính quyền địa phương kiến nghị(!) với Quốc hội và Chính phủ sớm khai thác bô-xít”.

Họ đang mở tốc độ thi đua với thời gian, làm việc đã rồi. Để không lùi được nữa.

Nhưng không được!

JPEG - 32.7 kb
Những tiếng nói cảnh báo về bô-xít: nhà báo Phạm Đình Trọng, nhà nghiên cứu Nguyễn Trung, nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư vật lý Phạm Duy Hiển

Bức thư tâm huyết của chiến sỹ – nhà văn – nhà báo Phạm Đình Trọng gửi cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không chút hồi âm, nhưng được truyền ngay khắp cả nước và ra nước ngoài, được đồng cảm rộng rãi, khơi dậy vô vàn dòng nước mắt thương xót của con em nước Việt; sau những phân tích có tình có lý của nhà khoa học Nguyễn Trung, của nhà văn hoá Nguyên Ngọc, là bài luận văn của cán bộ cốt cán trong cuộc tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc Công ty năng lượng sông Hồng thuộc Tổng công ty Than-Khoáng sản Việt nam, chứng minh rằng lao vào khai thác bô-xít là lao vào một sai lầm kinh tế-chính trị-tài chính-văn hóa-môi trường khổng lồ, kinh khủng, không có thể sửa chữa, vớt vát được. Ông Sơn phản biện từng điểm một, để kết luận như đinh đóng cột rằng đây là một cuộc phiêu lưu liều lĩnh, nuôi quá nhiều tham vọng, không dựa trên cơ sở thực tế nào, mang quá nhiều rủi ro và bất cập, không có nước nào, không có một ai làm như ta; thật “không giống ai”. Chuyên gia vật lý Phạm Duy Hiển cũng có bài phản biện khoa học có giá trị.

Ở ngay vùng Đak Nông, thày giáo cấp 3 Y-Long người dân tộc M’Nong, chiếm 40% dân trong huyện, tỏ rõ thái độ lo lắng, băn khoăn rằng dân địa phương không có lợi gì từ khai thác bô-xít, sẽ không có công ăn việc làm, các vườn cao su, chè, càphê, tiêu trù phú… sẽ biến trong bùn đỏ độc hại. Đồng bào các dân tộc trước nguy cơ lớn.

Làm gì bây giờ? Khoanh tay chăng? Thúc thủ chăng? Chịu chết cả hay chăng?

Các bạn từ Hà nội, Hải phòng, Đà lạt, Vũng tàu, Sàigòn tới tấp gọi nhau, và gọi cho bà con bạn bè ở Mỹ, Canada, ở Pháp, Đức, Balan, khuyến khích nhau: phải làm gì chứ, khẩn cấp lắm rồi, không còn có thể nói xuông nữa.

Và xin tập họp ý kiến và đề xuất với đồng bào ta ở mọi nơi:

– Hãy thông tin thật rộng rãi những bài thư, luận văn, thơ thời sự của tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn, của ông Nguyễn Trung (người đã vào tận Đak Nông để nghiên cứu), của nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo Phạm Đình Trọng, nhà khoa học Phạm Duy Hiển, chuyên gia môi trường Mai Thanh Truyết ở Nam Cali (Mỹ), nhà thơ Hà Sỹ Phu (với chùm thơ đả kích cổ vũ, thôi thúc); và nhiều bài trên các mạng, các báo Tổ Quốc, Tự do Ngôn luận, Tự do Dân chủ, Tuổi Trẻ, VietnamNet… về chuyên đề bô-xít đang nóng bỏng.

Rất mong các bạn trẻ trong nước, ở các trường đại học, các trường phổ thông cấp 3 in ra nhiều bản để tán phát.

– Nên in rất nhiều truyền đơn bằng máy điện toán, những khẩu hiệu, như:

+ Toàn dân, xiết chặt hàng ngũ, nói KHÔNG với bô-xít!

+ Hãy tổ chức hội thảo khoa học về bô-xít đã!

+ QUỐC HỘI CẦN THẢO LUẬN KỸ, BỎ PHIẾU KÍN “NÊN HAY KHÔNG NÊN” KHAI THÁC BÔ-XIT; HÃY TRƯNG CẦU DÂN Ý VỀ KHAI THÁC BÔ-XIT!

+ Ngừng ngay san thêm mặt bằng!

+ Ngừng ngay đưa người nước ngoài vào Tây Nguyên, Dak Nông, Lâm Đồng!

+ Bụi đỏ bô-xít, bùn đỏ bô-xít là nguồn chết!

+ Khai thác bô-xít là đẩy dân tộc, đất nước vào chỗ chết!

+ Kiên quyết không giao rừng, rẫy, ruộng, đất để khai thác bau-xít!

+ Không hạ một cây cao su, một cây càphê, không chặt một cây chè, một cây tiêu, một cây điều!

Nên vẽ nhiều tranh, vẽ hình sọ người và 2 xương chéo, dấu hiệu nguy hiểm chết người, dưới là chữ KHAI THÁC BÔ-XÍT; Sulfua Dioxide – bùn Đỏ chết người.

Hãy phát tán tài liệu, truyền đơn, khẩu hiệu buổi chiều, ban đêm, dán ở gốc cây, trên xe taxi, xe bus, xe từ Saigòn đi dường 20 lên Bảo Lộc Đàlạt, khắp đường giao thông, đường sắt, đường hàng không, các nhà ga, bến xe, bến tàu để phổ biến nhanh nhất, rộng nhất, lay động, thức tỉnh lương tri mọi người.

Mỗi người Việt nam yêu nước, hãy đứng dậy, nói không với bô-xít!

Tôi nói không, anh nói không, chúng ta nói không với bô-xít!

Thông tin là sức mạnh!

Truyền tin lúc này là việc khẩn cấp! là cứu nước lâm nguy!

Mỗi bạn hãy thông tin, trao đổi, hội thảo, bàn luận về bô-xít!

Xin đa ta. Người tập họp ý kiến,

Bùi Tín Paris.20-3-2009.

Thơ Hà Sỹ Phu: Lửa bô-xít

Giặc đã ngự trị trên lưng Tổ quốc
Bô-xít tuôn lệ Đỏ khóc sơn hà
Hồn dân tộc Triệu Trưng về đốt lửa
Thiêu lũ hèn Chiêu Thống cháy ra ma

Câu đối:

– Cặp Ma đỏ, ép lũ sai nha đỏ, rước bọn quỷ đỏ, phun bùn đỏ,
tận cùng tai họa đỏ
– Tây Nguyên Vàng, khai dậy sản phẩm vàng, chè càphê vàng, giữ đất vàng, sáng mãi dạ gan vàng./.

Hãy nhân bản và tán phát rộng! Cám ơn bạn nhiều.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…