Khẩn Kêu Gọi Trả Tự Do Cho Chồng Chúng Tôi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2008

Đồng Kính Gửi:

  • Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
  • Ông Bộ Trưởng Bộ Công An Lê Hồng Anh
  • Chánh Thanh Tra Bộ Công An Trần Văn Thanh
  • Nghị Viên Các Quốc Gia Âu Châu
  • Qúy Vị Dân biểu Hoa Kỳ Quan Tâm Về Nhân Quyền
  • Các Tổ Chức Nhân Quyền Quốc Tế
  • Nhân Dân và Các Tổ Chức Người Việt Trong và Ngoài Nước

Về việc: Khẩn Kêu Gọi Chính Phủ Nước CHXNCNVN Trả Tự Do Cho Chồng Chúng Tôi

Chúng tôi ký tên dưới đây gồm Vợ của các nhà bất đồng chính kiến đã bị lực lượng An Ninh bắt kể từ ngày 10 tháng 9 năm 2008 tại Việt Nam, bao gồm những người như sau:

  • Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn. Sinh năm 1949 tại Hải Phòng, thành viên lãnh đạo Khối 8406. Bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008, cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, điều 88.
  • Phạm Văn Trội, thành viên Khối 8406 và Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, sinh năm 1972 tại Hà Nội. Bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, điều 88.
  • Nguyễn Văn Túc sinh năm 1964 Thái Bình. Bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, điều 88
  • Nguyễn Kim Nhàn ở Bắc Giang , bị bắt ngày 25 tháng 9 năm 2008. Vu cáo tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, điều 88.
  • Vũ Hùng, Giáo viên. Bị bắt ngày 18 tháng 9 năm 2008 tại Hà Tây về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”, điều 88.

Hiện nay, Chồng và những bạn bè của chồng tôi đã bị bắt cùng ngày như nhà thơ Trần Đức Thạch ở Nghệ An, Ngô Quỳnh tại Bắc Giang, Nguyễn Văn TínhPhạm Thanh Nghiên ở Hải Phòng v.v…đều bị giam tại nhà tù Hỏa Lò 1, tức B14 Hà Nội Việt Nam. Hầu hết, bị cáo buộc vi phạm tội 88, luật hình sự Việt Nam trong đó cho rằng đã “làm ra và tàng trữ các tài liệu chống nhà nước CHXHCNVN”.

Chúng tôi tin tưởng rằng Chồng chúng tôi không có tội. Họ là những người Việt Nam yêu nước, đang đấu tranh ôn hoà cho lý tưởng Tự do, Dân chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. Đây là những giá trị có tính toàn cầu mà bản Hiến Pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, điều 69 ghi rõ “công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do trao đổi tin tức và tự do lập hội”. Hơn nữa, quyền về dân sự và chính trị, điều 19 trong Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền khẳng định, công dân bất kể ở quốc gia nào, đều có “quyền tìm kiếm và thu nhận thông tin, quyền bày tỏ quan điềm ở bất cứ đâu và không phụ thuộc vào ranh giới, bất kể hình thức phát biểu, viết, in ấn hay phổ biến bằng những phương tiện thông tin đại chúng”, và điều 9, cũng xác định rằng “không ai là nạn nhân của chính sách giam cầm, truy tố hay truy đuổi một cách tuỳ tiện”.

Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi nhà nước CHXHCNVN trả tự do cho Chồng chúng tôi để trở về lại với gia đình. Chúng tôi khẩn kêu gọi các Chính giới, Tổ chức Nhân quyền Quốc tế, Nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng tiếp tay và ủng hộ chúng tôi trong nổ lực vận động kêu gọi nhà nước Việt Nam chấm dứt đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho Chồng chúng tôi.

Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2008

Đồng Ký Tên

  • Nguyễn Thị Nga, Vợ Nguyễn Xuân Nghiã, Hải Phòng Việt Nam
  • Nguyễn Thị Huyền Trang, Vợ Nguyễn Văn Trội, Hà Tây Việt Nam
  • Bùi Thị Rề, Vợ Nguyễn Văn Túc, Thái Bình Việt Nam
  • Lý Thị Tuyết Mai, Vợ Vũ Hùng, Hà Tây Việt Nam
  • Nguyễn Thị Lộc, Vợ Nguyễn Kim Nhàn, Bắc Giang Việt Nam
JPEG - 30.2 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)