Thái Hà – Tòa Khâm Sứ: Diễn Biến Ngày 27 Tháng 9

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hà Nội- Thứ bảy, 27/9, các báo HNM, ANTĐ, CAND vẫn tiếp tục các màn đấu tố Đức TGM Ngô Quang Kiệt và các linh mục nhà thờ Thái Hà, đồng thời tuyên truyền ‘chính nghĩa” của “chính quyền” qua việc thực hiện hai công viên.

Báo chí cũng ‘chiếu cố” đưa tin bà Lê Thị Hợi được tại ngoại bằng hình ảnh bà đang chạy gặp người thân.

Thật chưa khi nào có một vụ án phản ánh bản chất bất công của chế độ như vụ án liên quan đến bà! Tám người bị khởi tố thay cho khoảng 100 người tham gia xô đổ bức tường trị giá 3,5 triệu đồng xây bất hợp pháp trên đất nhà thờ.

Gần trưa thứ bảy 27, chúng tôi có mặt ở sân nhà thờ Thái Hà.

Nhiều người vừa quét dọn nhà thờ xong. Nhiều người khác đang cầu nguyện riêng. Tôi dám chắc nhiều người coi đây là nơi tha thiết gắn bó hơn cả nhà mình.

Hai cái loa truyền thanh của chính quyền chĩa vào nhà thờ đang mở hết công xuất “khủng bố” giáo dân.

Một người cho biết hai cái loa ấy hôm nay phát liên tục từ sáng đến giờ chưa dứt. Đọc hết các bài báo kết án chửi bới Đức TGM và các cha chúng lại hát những bài nhạc đỏ sặc mùi bạo lực.

Mấy cái bảng thông tin của giáo xứ lúc nào cũng đắt khách xem. Cả người có đạo lẫn người ngoại đạo. Khát vọng sự thật của người dân thật lớn lao!

Chúng tôi thấy cả một anh mặc quân phục bộ đội cũng xem. Hỏi ra thì được biết anh là người ngoài Công giáo đang làm bảo vệ của một cơ quan gần đó.

Lối ra Linh địa chó nghiệp vụ, cảnh sát cơ động, hàng rào thép gai vẫn chốt chặn các ngõ ra Linh địa. Giáo dân đi hành hương gửi xe ở Đền Thánh Giêrađô xong đi ra đầu phố Đức Bà hướng lòng về Linh địa rồi mới về nhà thờ.

Hiện trường Linh địa mấy cái máy như mấy con quái vật vẫn đang lồng lộn, gào thét, phá nốt những gì còn lại trên khu đất. Nơi thánh đang bị “heo rừng vào phá phách, dã thú gặm tan hoang”.

Chúng tôi gặp một bà và một chị ở tận Lai Châu về thăm Thái Hà. Họ nói họ biết chuyện ở đây nhờ ti vi. Họ cũng đang tìm đường ra Linh địa. Thật cảm động khi thấy những người dân nghèo, cách xa Hà Nội đến hơn 500 km, ở giữa nơi chẳng được sinh họat tôn giáo bình thường cũng về Thái Hà hiệp thông!

Ở sân nhà thờ, chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Việt, 1 trong 8 bị can, liên quan đến vụ “phá họai tài sản công cộng” đang tại ngoại. Bà cho biết bà đang theo dõi mấy kẻ ngoại đạo lẩn vào nhà thờ có hành vi phạm thánh. Hôm qua bà đã nhận mặt được một kẻ ngoại đạo dám lên rước lễ.

Bà cũng cho biết chiều qua 26/9.2008 CAQ Đống Đa lại triệu tập bà lên trụ sở CA Quận để tiếp tục “làm việc”. Họ cũng chụp ảnh và lăn tay bà rất kỹ.

Theo sự chia sẻ ở cuối lễ của cha Nguyễn Thể Hiện hôm qua, chúng tôi mai phục xem có đoàn cán bộ nào đến nhà thờ “làm việc” không để vào “chầu rìa” và chụp vài tấm ảnh. Tuy nhiên, đến quá trưa vẫn chưa thấy đoàn nào! Chúng tôi nhờ người ở lại canh và cho đến 18 giờ hôm nay vẫn chưa thấy!

Rời Thái Hà, chúng tôi sang Toà Giám Mục Hà Nội.

Nghe mọi người nói Đức TGM vừa về đến TGM Hà Nội.

Ngài về bình an. Có đông đảo các cha, các thầy, các nữ tu và anh chị em giáo dân đi đón.

Giáo dân các nơi vẫn lẻ tẻ ghé về Toá Giám Mục để thông công và cầu nguyện. Mọi người tụ họp đọc kinh trong sân Toà Giám Mục, phía giáp Toà Khâm Sứ.

Cổng TGM vẫn đóng, vì sợ các phần tử bất hảo được thế lực nào đó đứng sau hậu thuẫn cho họ vào quấy rối. Những phần tử bất hảo này vẫn được báo chí cúng cụ của nhà nước gọi là “nhân dân”.

Hàng rào thép gai và cảnh sát cơ động ở cuối phố Nhà Chung, chỗ giáp sân Nhà Thờ Lớn đã được rút đi. Thay vào đó là một đội cảnh sát trật tự và dân phòng.

Trên tầng lầu TKS, có mấy nhân viên thay nhau ngồi cửa sổ rình xem bên Sân TGM giáo dân làm gì!

Con phố Nhà Chung vẫn chưa thể đi lại bình thường, vì con phố đi một chiều và ở phần đầu vẫn còn 3 chốt chặn hàng rào kẽm gai và cảnh sát.

Khu vực TKS đã được thi công gần xong. Những đống gạch cát đá máy ủi của bên thi công làm đổ sang Sân Toà TGM từng đống suốt một dãy dài vẫn còn đó chưa dọn.

Mấy lối đi, mấy bồn hoa, mấy cây cảnh thấp bé trong sân TKS không gợi lên cảnh thanh bình vốn có của công viên mà trái lại nó tràn ngập bầu khí bạo lực qua sự hiện diện của cảnh sát, chó nghiệp vụ, các hàng rào kẽm gai.

Đấy là một công viên ô nhục đối với chế độ này.

Nghe một nguồn tin từ phía chính quyền nói: Một tuần qua chi phí cho cái vườn hoa này đã hết 18 tỷ đồng mà còn chưa xong!

Nghe mấy chị làm Văn phòng TGM nói hôm qua 26/9 chính quyền Quận Hoàn Kiếm có gửi văn thư đến Toà TGM xin gặp chiều nay 27/9 để bàn chuyện gì đó.

Giờ hẹn gặp là 15 giờ. Chúng tôi cố gắng mai phục để chụp đoàn cán bộ đi vào, nhưng đợi đến gần 16 giờ vẫn chưa thấy đoàn nào vào Toà TGM.

Lối làm việc của quan chức nhà nước này là thế đấy! Thế mà họ vẫn nói lấy được và nói không biết ngượng miệng hàng ngày trên truyền thông là Toà TGM hay nhà thờ Thái Hà không cộng tác với họ để giải quyết vấn đề và nhà thờ “từ chối” gặp họ!

Chúng tôi đoán chắc nếu chính quyền có vào cũng là để bàn chuyện ảnh tượng mà chính quyền đã cưỡng chiếm đóng thùng chở đi đâu đó hôm qua.

Lúc này chúng tôi đang xót thương cho thân phận Mẹ Sầu Bi và Thánh Giá Chúa đang bị quân dữ “cầm tù” và có thể đang bị ‘xúc phạm” ở đâu đó!

Nhiều giáo dân nói: “ Nếu chúng tôi biết tượng đang ở đâu, chúng tôi sẽ đến đấy đọc kinh cầu nguyện”.

Ngồi hàn huyên với mấy giáo dân, có người cho chúng tôi biết: Hôm qua, hội phụ nữ một số phường trong thành phố đã huy động các thành viên đến Toà Khâm Sứ để làm áp lực hậu thuẫn cho công an cuỡng chiếm tượng Đức Mẹ và Thánh Giá. Mỗi người được trả từ một đến hai trăm nghìn đồng.

Buổi chiều nhiều người đi công tác về Hà Nội cũng đến Toà Khâm Sứ để chứng kiến và tìm hiểu thực hư. Chúng tôi gặp những người từ Sài Gòn và từ Đà Lạt. Có anh vừa xem vừa sợ khi vào đã bị cảnh sát chụp hình!

Thăng Long
Dòng Chúa Cứu Thế

JPEG - 53.4 kb

JPEG - 60.4 kb

JPEG - 61.2 kb

JPEG - 53.1 kb

JPEG - 60.1 kb

JPEG - 57.2 kb

JPEG - 59.9 kb

JPEG - 66.6 kb

JPEG - 83.5 kb

JPEG - 81.6 kb

JPEG - 80.5 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)