Họa Vô Đơn Chí!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiếng Việt có câu “Họa vô đơn chí”, có nghĩa là khi tai họa xẩy đến, nó không đến một mình, mà thường đi có đôi, có chùm. Câu này thể hiện chính xác hoàn cảnh của CSVN hiện nay, trong nhiều lãnh vực, cũng như chỉ riêng trong lãnh vực “bao che tham nhũng”, khi mà vụ trước còn đang làm đảng lúng ta lúng túng, thì cái họa tiếp theo nó đã đổ ập đến, chẳng thèm báo trước. Cuối tuần vừa qua, báo chí Mỹ đồng loạt loan tin 4 nhân viên của công ty Nexus Technologies đã bị tống giam và bị bộ Tư Pháp Hoa Kỳ truy tố về tội hối lộ cho các viên chức CSVN để đạt được các hợp đồng béo bở trong thời gian qua.

Công ty Nexus Technologies có trụ sở chính ở Delaware, và có các văn phòng đặt tại Philadelphia, New Jersey và Việt Nam. Trong danh sách khách hàng mà công ty này liệt kê trên trang nhà của họ, người ta thấy có: Tổng công ty dầu khí Petro Vietnam, lien doanh Vietsov Petro, Tổng Công Ty Ðiện Lực Việt Nam và 3 nhà máy nhiệt điện Thủ Ðức, Bà Rịa và Phú Mỹ, Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam, sân bay Tân Sơn Nhất, công ty Quản Lý Bay Miền Nam, công ty Dịch Vụ Bay Miền Nam, Cảng Sài Gòn, Cảng Dầu Khí Vũng Tàu, công ty Cấp Thoát Nước Sài Gòn, Viện Cơ Học Ứng Dụng, VinaControl (cơ quan giám định chất lượng sản phẩm), công ty Cao Su Phú Riềng, công ty Phát triển Công Nghệ Thông Tin (của Bộ Quốc Phòng CSVN), Tổng Công Ty Than… có nghĩa là toàn thể những đối tác kinh doanh của công ty này đều là ở Việt Nam. Điều này không lạ, vì hầu hết những người sáng lập và điều hành công ty là người Mỹ gốc Việt. Báo Philadelphia Enquirer cho biết, một số họ còn có những liên hệ gia đình thân thuộc.

GIF - 4.1 kb

Nói về hoạt động của Nexus Technologies, người ta biết công ty này đã mua nhiều loại trang bị và kỹ thuật khác nhau gồm cả máy thiết lập bản đồ dưới nước, máy tháo gỡ bom, phụ tùng trực thăng, máy dò tìm hóa chất, phụ tùng viễn thông vệ tinh và hệ thống kiểm soát không khí để xuất cảng sang Việt Nam, và trong quá trình kinh doanh, công ty này đã hối lộ cho nhiều viên chức CSVN để được trúng thầu các vụ bán trang bị và dịch vụ kỹ thuật cho nhiều cơ quan và công ty quốc doanh CSVN. Những hành động này, theo án lệnh khởi tố của Bộ Tư Pháp Liên Bang Hoa Kỳ ban hành ngày 5-9-2008, đã vi phạm “Luật Cấm Hối Lộ Nước Ngoài”, Foreign Corrupt Practices Act, gọi tắt là FCPA. Các nghi can đã bị truy tố về 5 tội danh khác nhau. Một tội danh về hối lộ viên chức chính quyền ngoại quốc và 4 tội về vi phạm đạo luật FCPA. Bản cáo trạng cho biết từ khoảng năm 1999 đến năm 2008, các nghi can ít nhất đã hối lộ $150,000 cho các viên chức CSVN. Khách hàng nhận hối lộ của họ gồm viên chức thuộc nhiều cơ quan khác nhau, gồm cả bộ phận thương mại của Bộ Giao Thông Vận Tải, Bộ Công Nghệ.

JPEG - 38 kb
Huỳnh Ngọc Sĩ.

Như đã trình bầy ở trên, vụ này nổ ra trong lúc CSVN còn đang lúng túng không biết phải giải quyết ra sao để ém nhẹm một trường hợp tương tự đang bị quốc tế chú mục từ nhiều tháng nay. Đó là việc chính phủ Nhật truy tố 4 viên chức của PCI, một công ty tham vấn xây dựng cầu đường của Nhật tại Việt Nam về việc hối lộ các viên chức CSVN để được trúng thầu. Viên chức bị nêu đích danh cầm tiền hối lộ là Huỳnh Ngọc Sĩ, phó giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải Sài Gòn kiêm trưởng ban quản lý dự án Xa Lộ Ðông Tây dài 22 cây số ở Sài Gòn trong đó có cả một con đường hầm bên dưới lòng sông.

Báo chí Nhật cho biết, công ty PCI đã phải hối lộ cho quan chức CSVN khoảng $3 triệu đô la, bằng 10% trị giá gói thầu như họ thú nhận với công tố viên quận Tokyo. Người ta hiểu rằng, Huỳnh Ngọc Sĩ không thể hưởng trọn số tiền hối lộ này, mà phải chia chác cho những cán bộ cao cấp đã bao che cho y.

JPEG - 9.2 kb
Hồ Xuân Sơn.

Ngay sau khi sự việc nổ ra, vào tháng 6-2008, công tố viên quận Tokyo đã gửi cơ quan tư pháp CSVN các câu hỏi cần thẩm vấn Huỳnh Ngọc Sĩ và muốn đưa điều tra viên sang Việt Nam để thẩm vấn trực tiếp nhưng CSVN không đáp ứng. Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt cộng Hồ Xuân Sơn thậm chí còn chê trách chính phủ Nhật là không chịu bịt miệng báo chí Nhật, để những tờ báo này loan tải tin tức phương hại đến uy tín của chính phủ Việt Nam.

Thái độ ngoan cố và ngớ ngẩn nói trên đã bị báo chí Nhật đả kích nặng nề, khiến CSVN vào cuối tháng 8 đã phải thay đổi thái độ. Trong một cuộc họp báo tại Hà Nội, phát ngôn viên Lê Dũng tuyên bố: “Sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Nhật Bản để sớm làm rõ và xử lý thỏa đáng vụ việc phù hợp với luật pháp Việt Nam”.

Tham nhũng vốn là một căn bệnh kinh niên của chế độ Việt cộng. Lãnh đạo CSVN dù đã lên tiếng báo động về thảm họa này, và nhiều lần tuyên bố quyết tâm bài trừ tham nhũng, nhưng không ai tin tưởng vào những lời hứa hẹn của họ. Và mặc dù có nhiều con hạm tham nhũng bị dư luận tố cáo và bị đưa ra xét xử chiếu lệ, nhưng đây mới chỉ là một phần rất nhỏ. Lãnh đạo chóp bu của cộng sản vẫn tiếp tục moi móc tài nguyên của đất nước, chiếm đoạt tài sản của đồng bào, và ăn cắp tiền viện trợ của nước ngoài.

Cho đến nay, lần đầu tiên có trường hợp tham nhũng tại Việt Nam bị lôi ra ánh sáng bởi chính luật pháp văn minh của loài người. Dư luận tiên đoán rằng, với bản chất ngoan cố cố hữu, Việt cộng sẽ tìm những thủ đoạn tinh vi để ém nhẹm. Họ có thể huy động các cơ quan truyền thông quốc doanh đăng tải tin tức xuyên tạc để làm lạc hướng. Họ cũng có thể sẽ đưa ra một số con dê ra tế thần, như đã từng làm nhiều lần trong quá khứ. Tuy nhiên, với quyết tâm phanh phui sự việc của người dân trong nước, và được sự tiếp tay của cộng đồng quốc tế, người ta không cho rằng CSVN có thể thành công. Những trường hợp vừa bị Hoa Kỳ và Nhật Bản phanh phui chỉ mới là mảng trên của tảng băng, còn rất nhiều những trường hợp khác, liên quan đến các nhân vật lãnh đạo của CSVN, sẽ tiếp tục bị lôi ra ánh sáng trong thời gian tới. Báo chí Đức cũng đã đề cập đến việc hối lộ quan chức CSVN của công ty Siemens, là một đại công ty điện khí và điện tử của CHLB Đức. Vì cuộc điều tra còn đang diễn tiến nên chưa có nhiều chi tiết được công bố. Nhưng nó sẽ là nỗi kinh hoàng kế tiếp của CSVN!.

JPEG - 60.8 kb

Việc các quốc gia dân chủ phanh phui tệ nạn tham nhũng liên quan đến Việt Nam, trước tiên là do nhu cầu của chính những nước này. Họ cần áp dụng luật pháp nghiêm minh để duy trì lề lối kinh doanh lương thiện, đàng hoàng, vốn là những yếu tố quan trọng để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Nhưng những biện pháp nói trên đồng thời cũng là đòn đánh thẳng vào guồng máy tư pháp của CSVN. Từ trước đến nay, Việt cộng vẫn tuyên truyền về việc xây dựng một “nhà nước pháp quyền”, nhưng trên thực tế, đây vẫn chỉ là một chế độ đảng quyền, với sự diễn giải về luật pháp tùy ý và áp dụng luật lệ tùy tiện. Công lý vẫn bị lợi dụng để làm công cụ trấn áp của chế độ độc tài, như các trường hợp xử án những nhà dân chủ đã và đang diễn ra.

Nhưng nay gió đã đổi chiều. Trong thời gian qua, người ta cũng đã thấy những nỗ lực của phong trào dân chủ, quyết dành cán cân công lý về phiá mình. Để thần công lý không tiếp tục bị xử dụng làm tấm khiên che chắn cho những tên độc tài, mà ngược lại, sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Người ta đã thấy quyết tâm của cô Phạm Thanh Nghiên qua lá đơn khởi kiện Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, về quyết định của Uỷ Ban này bác đơn xin biểu tình của cô. Người ta đã thấy tinh thần dũng cảm của nhiều vị luật sư ở trong nước, sẵn sàng bảo vệ cho những tiếng nói lương tâm. Đặc biệt, trong vụ xử án nhà báo Điếu Cầy giữa tuần này, có đến 5 vị luật sư cùng hiên ngang đứng lên. Đó là bước tiến ngoạn mục của phong trào dân chủ. Giờ đây, thêm những đòn tấn công từ phiá bên ngoài, cái gọi là “luật pháp xã hội chủ nghĩa” chắc chắn sẽ không còn là nơi chốn an toàn cho những kẻ độc tài. Và khi chính chế độ độc tài cũng không còn tin tưởng vào khả năng trấn áp bằng luật pháp nằm trong tay mình, để khi truy tố giáo dân Thái Hà, họ còn phải xử dụng những thủ đoạn ma đạo như chụp mũ, bôi nhọ, ngụy tạo chứng từ, và đàn áp bằng bạo lực, thì người ta hiểu rằng cái nền tư pháp này chỉ còn là một cây cột mục.

Trần Hùng

****

JPEG - 112.8 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.