Ðàn Áp Tôn Giáo Ở Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Wall Street Journal Asia 4/9/08,
Nguyễn Phương Nga lược dịch

Vào cuối tháng này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ cho phổ biến bản báo cáo thường niên của họ về tự do tôn giáo quốc tế. Những sự kiện xảy ra mới đây tại Việt Nam khiến cho phần chương mục về quốc gia này sẽ không được, hay ít nhất là không nên, lạc quan.

JPEG - 65.5 kb

Suốt hai tuần qua, hàng trăm giáo dân Công giáo thuộc giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, đã xuống đường đòi hỏi hoàn trả lại tài sản của giáo xứ bị cộng sản tịch biên vào thập niên 1960s. Theo Linh mục Vũ Khởi Phụng cho chúng tôi biết qua điện thoại, thì giáo xứ cần xây một nhà thờ mới để thích nghi với số lượng giáo dân đang gia tăng. Ðược biết, có nhiều giáo dân đã bị công an đánh đập khi đang cùng nhau ôn hoà tỉnh thức cầu nguyện. Ðây là một phần của một trình tự kháng nghị ngày càng bộc lộ của người Công giáo, tìm cách đòi lại đất đai của giáo hội đã bị chiếm đoạt từ lâu.

Người Công giáo không phải là những tín đồ tôn giáo duy nhất gặp phải khó khăn với nhà nước cộng sản. Tuần trước, Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế –một uỷ ban độc lập trong phạm vi Tòa Bạch Ốc– đã đưa ra bản báo cáo mới nhất về Việt Nam. Uỷ ban ghi nhận một loạt các vụ xúc phạm, từ việc công kích Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đến việc cấm đoán các tôn giáo có nguồn gốc phát sinh từ Việt Nam như Hoà Hảo và Cao Ðài. Tại một vài tỉnh, chính quyền địa phương cấm không cho trẻ em Tin Lành vào học tại các trường trung học, lấy cớ là các luật lệ lâu đời của cộng sản loại trừ con em của các gia đình có đạo ra khỏi trường học. Nhiều tín đồ các tôn giáo khác nhau đôi khi vẫn phải bị bó buộc công khai từ bỏ tín ngưỡng của mình, mặc dù chế độ Hà Nội đã hứa hẹn chấm dứt các thủ đoạn này.

Căn cứ vào lối hành xử này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có thể sẽ đưa Việt Nam trở lại danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC) vì những xúc phạm đến tự do tôn giáo. Khi Hoa Kỳ lần đầu tiên đặt Việt Nam vào danh sách trên hồi năm 2004, là nó có tác dụng ngay lập tức. Chế độ Hà Nội quá mất mặt nên buộc phải trả tự do cho nhiều “tù nhân tôn giáo cần quan tâm” và nói rằng họ sẽ cho phép thêm nhiều giáo phái được đăng ký thành các tổ chức tôn giáo chính thức. Việt Nam được gỡ bỏ khỏi danh sách CPC trước khi Tổng thống Bush đến Hà Nội dự hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Á Châu -Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2006. Kể từ đó, Hoa Kỳ thường lập luận rằng vấn đề đàn áp ở Việt Nam chủ yếu là ở bên ngoài phạm vi tôn giáo và các tín đồ bị bỏ tù vì hoạt động chính trị hơn là vì tín ngưỡng của họ.

Chế độ Hà Nội đã có vài tiến bộ về tự do tôn giáo, nhất là tiến tới một thỏa hiệp với Vatican để cho Giáo hội Công giáo Việt Nam có nhiều tự do hơn để bổ nhiệm các giám mục và linh mục. Nhưng các tiến bộ như vậy hiện đang dậm chân tại chỗ. Các vụ việc mới đây –từ cách đối xử với những người biểu tình đòi lại đất đai tôn giáo đến các trường hợp được ghi nhận bởi Uỷ ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn gíao Quốc tế– cho thấy vẫn còn một lý do đúng đắn để “cần quan tâm đặc biệt” về tự do tôn giáo ở Việt Nam.

JPEG - 194.4 kb

JPEG - 78.3 kb

JPEG - 98 kb

****

Vietnam’s Religious Repression
FROM TODAY’S WALL STREET JOURNAL ASIA
September 4, 2008

Later this month, the U.S. State Department is due to release its annual report on international religious freedom. Recent events in Vietnam suggest the chapter for that country will not, or at least should not, be positive.

For the last two weeks, several hundred Catholics from Hanoi’s Thai Ha parish have been protesting for the return of parish property first seized by the Communists in the 1960s. The parish needs to build a new church to accommodate its swelling membership, Father Vu Khoi Phung told us by telephone. Several parishoners reportedly have been beaten by police while participating in peaceful prayer vigils. This is part of a developing pattern of protests, and then state suppression, by Catholics seeking return of long-ago-expropriated church lands.

Catholics are not the only believers who face problems with the Communist Party state. Last week, the U.S. Commission on International Religious Freedom — an independent commission within the White House — released its latest report on Vietnam. The commission documents a range of abuses, from attacks against the Unified Buddhist Church of Vietnam to bans on indigenous Vietnamese religions such as Hoa Hao and Cao Dai. In some provinces, local officials bar Protestant children from high schools, citing old communist laws excluding children of religious families from school. Believers of many kinds are still sometimes forced to publicly renounce their faith, even though Hanoi had promised to end this practice.

Given this pattern of behavior, the State Department may want to put Vietnam back on its list of “Countries of Particular Concern” for violations of religious freedom. When the U.S. first put Vietnam on the list in 2004, it had an immediate effect. Hanoi was so embarrassed that it released many religious “prisoners of concern” and said it would allow more sects to register as official organizations. As a reward, Vietnam was removed from the list just before President Bush traveled to Hanoi for an Asia-Pacific Economic Cooperation summit in 2006. Since then, State has argued that repression in Vietnam is mainly secular and that believers are jailed for political activism rather than for their religious beliefs.

Hanoi has made some progress on religious freedom, especially in reaching a deal with the Vatican under which the Catholic Church secured greater freedom to appoint bishops and priests. But such advances are now stalling. Recent events — both the treatment of religious land protesters and the cases documented by the commission — suggest there’s still good reason to be “particularly concerned” about religious freedom in Vietnam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.