Thư Ngỏ Gửi Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Và Ðào Tạo Bùi Thiện Nhân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

THƯ NGỎ KÍNH GỬI ÔNG BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGUYỄN THIỆN NHÂN

DẠY VĂN NHƯ “BÀI VĂN ĐIỂM 10” LÀ GIẾT VĂN – HAY LÀ SỰ XUỐNG CẤP TỚI TẬN CÙNG CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM?

Kính thưa ông Phó Thủ tướng kiêm Bộ trường Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân

JPEG - 22.7 kb
Nhà văn Trần Mạnh Hảo

Chúng tôi là Trần Mạnh Hảo, viết văn làm thơ, viết phê bình văn học, một phụ huynh học sinh quê Nam Định, hiện sống tại TP.HCM, xin gửi tới ông Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân lá thư ngỏ này với nỗi bức xúc lớn, thống thiết kêu to giữa trời rằng : “ Chính Bộ GD&ĐT của ông Nguyễn Thiện Nhân đang giết chết môn văn trong nhà trường – một môn học quan trọng bậc nhất để giúp con em chúng ta trở thành người Việt Nam đúng nghĩa nhất”!

Gửi ông một lá thư ngỏ với những lời nặng nề có vẻ đao to búa lớn như thế này, liệu Trần Mạnh Hảo tôi có bị công an tới làm phiền vì tội xúc phạm ngài Phó Thủ tướng và xúc phạm Bộ GD&ĐT hay chăng ?

Không, tôi tin rằng sự thật sẽ giúp tôi, sẽ giúp cho ông Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng thấy rằng kết luận “Chính Bộ GD&ĐT đang giết chết môn văn trong nhà trường Việt nam” là hoàn toàn đúng.

Xin ông Bộ trưởng vào website: http://lethieunhon.com tìm đọc bài “Bài văn điểm 10” là bài thi đại học khối D vừa qua của em học sinh Nguyễn Trung Ngân, quê Cần Thơ. Bài văn điểm 10 này đã được in ra trên nhiều tờ báo mạng; có những bài phỏng vấn em Ngân và ba má em vì tài học giỏi văn của em, nên người đọc mới biết là bài văn đã được cả trăm thầy giáo chấm, thầy nào cũng lắc đầu khen tuyệt, hoàn toàn đúng đáp án Bộ cho. Vâng thưa ông, đề thi đại học là đề Bộ GD&ĐT của ông ra, đáp án cũng do Bộ, chấm thi cũng là các thầy giỏi nhất phía Nam của Bộ chấm. Do đó, cứ nhìn quả, ta sẽ biết gốc rễ và cây kia tốt hay xấu, thưa ông. Nếu bài văn điểm10 kia hay tuyệt, xứng đáng điểm tuyệt đối thì công lao của Bộ GD&ĐT rất lớn.

Nhưng thưa ông Bộ trưởng, xin ông lại vào trang báo mạng trên để đọc tiếp bài viết của chúng tôi: “ Nhà thơ Trần Mạnh Hảo xin chấm lại “bài văn điểm 10”” thì ông sẽ chưng hửng mà than rằng: chết, dạy như thế này thì chết, sách giáo khoa như thế này, thầy dạy thầy chấm như thế này thì người ta kết luận Bộ GD&ĐT đang giết chết môn văn trong nhà trường đâu có sai!

Thưa ông, bây giờ xin nói qua mấy điểm cụ thể về việc chúng tôi “chấm lại bài văn điểm 10” để ông tường.

Trước hết về em học sinh Nguyễn Trung Ngân, tác giả của bài văn điểm 10 : em xứng đáng điểm 10 theo lối dạy và lối chấm của Bộ GD&ĐT. Em Ngân không hề có lỗi gì trong chuyện này. Em Ngân cũng như con em chúng tôi đang viết ra những bài luận văn sai bét và lối hành văn lủng củng có nhiều lỗi ngữ pháp… như trên là nạn nhân của chính Bộ GD&ĐT mà ông đang làm Bộ trưởng đấy.

JPEG - 11.5 kb

Đề văn do Bộ ra cho khối D có 3 tiểu đề: bình về truyện “Trăng sáng” của Nam Cao, bình về truyện “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, bình bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Vì bài văn điểm 10 gần như trúng ý hoàn toàn với đáp án Bộ cho, nên chúng tôi kết luận rằng Bộ đã viết sách giáo khoa rất sai, Bộ đã ra đáp án rất bậy và Bộ đã cho những thầy giỏi nhất chấm ( thực ra những thầy này rất dốt). Chúng tôi xin chứng minh rất ngắn để khỏi làm mất thì giờ của ông.

Trong bài làm văn theo câu hỏi 1, em Ngân viết như sau về Nam Cao với thiên truyện “Trăng sáng”: “Ông viết: “ Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối ! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than”. ĐÓ CHÍNH LÀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA NAM CAO !” (TMH nhấn mạnh). Nếu đúng đây là “quan điểm nghệ thuật” của Nam Cao thì Nam Cao viết bậy quá ! Đối tượng nghệ thuật là cái đẹp (chân thiện mỹ), mà ánh trăng là sự tiêu biểu của cái đẹp. Phủ nhận ánh trăng, bảo nó không phải là nghệ thuật ( thực ra là đối tượng của nghệ thuật), là lừa dối chính là một cách phủ nhận nghệ thuật vậy ! Đáp án của Bộ ( bài viết của em Ngân trùng khít với đáp án của Bộ ) đưa kết luận của Nam Cao ra là một cách phủ nhận chính nghệ thuật, phủ nhận chính môn văn; nên chúng tôi đành cho điểm đáp án là không điểm.

Nhưng than ôi, thưa ông Bộ trưởng, câu nói đầy ngộ nhận trên mà Bộ gán cho Nam Cao không phải là của Nam Cao, lại càng không phải là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Câu nói vu vơ về ánh trăng lừa dối, ánh trăng không phải là nghệ thuật kia thực ra chỉ là CÂU NÓI CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN TRĂNG SÁNG CỦA NAM CAO MÀ THÔI !

Việc lấy phát ngôn của nhân vật rồi đổ cho là phát ngôn của tác giả là một việc làm mang tính phi pháp mà khoa nghiên cứu và phê bình văn học nghiêm cấm. Như vậy, đáp án của Bộ rất sai và rất bậy; vì nó đã vu oan giá họa cho nhà văn liệt sĩ Nam Cao cái tội mà nhà văn không hề phạm.

Trong bài làm văn câu 2 về truyện “vợ chồng A Phủ”, em Ngân viết: “ Nhưng sợi dây thô bạo của A Sử đã trói đứng Mị vào cột. Thế nhưng sợi dây ấy chỉ có thể TRÓI ĐƯỢC TÂM HỒN của một cô gái đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời”. Viết như thế này, em Ngân và Bộ GD&ĐT chẳng hiểu gì văn học cả. Dây trói kia chỉ trói được thân xác Mị, làm sao trói được tâm hồn Mị ? Học văn là cốt mở rộng diện tích tâm hồn các em ra cho rộng lớn, hòa nhập với tâm hồn đất nước và tâm hồn nhân loại. Bộ dạy rằng dây trói kia đã trói tâm hồn Mị, KHÁC NÀO BỘ LẤY MÔN VĂN LÀM DÂY TRÓI, TRÓI TÂM HỒN CON EM CHÚNG TA VÀO CÁI CŨI CÓ TÊN LÀ SÁCH GIÁO KHOA VĂN ?

JPEG - 7.8 kb

Trong câu 3, thông qua bài luận của em Ngân, chúng tôi xin kết luận rằng Bộ dạy con em chúng tôi như thế này, Bộ ra đáp án như thế này, đúng là Bộ đang giết chết nhà thơ Hàn Mặc Tử, hơn nữa Bộ đang giết chết môn văn trong nhà trường. Ấy là việc sách giáo khoa và đáp án của Bộ cho bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử là bài thơ điên cuồng, uất hận. Có phải Bộ đang dùng mấy ông giáo sư tiến sĩ bị bệnh tâm thần soạn sách giáo khoa rồi ra đáp án quá xá bậy bạ như thế này chăng?

Thưa ông Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chưa bao giờ như lúc này, đứng trước nguy cơ bị xâm lược từ biển Đông, dân tộc đất nước đang cần những thế hệ trẻ Việt Nam khỏe mạnh về cả tâm hồn lẫn thân xác để bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta. Việc Bộ GD&ĐT dạy văn như trên có phải là một cách giết chết tâm hồn con em chúng ta hay không, thưa ông!?

Kính chúc ông Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân và gia đình sức khỏe, để ông dùng tài năng mà tuyên chiến với đại dịch giết văn do chính Bộ của ông phải chịu trách nhiệm trước các bậc phụ huynh lo lắng tột bực vì nền giáo dục nước nhà đang xuống dốc không phanh!

Xin cám ơn ông Bộ trưởng và kính chào ông, kính chào bạn đọc.

Sài Gòn ngày 14-8-2008
Kính thư
Trần Mạnh Hảo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…