Danh Ngôn Vỉa Hè

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ở Việt Nam hiện nay, ông Lê Doãn Hợp đang là một ngôi sao sáng. Ông ta không phải là ca sĩ đang lên, cũng không đoạt được giải nào trong cuộc thi hoa hậu hoàn vũ ở Nha Trang vừa rồi. Nhưng ông là bộ trưởng của Bộ thông tin và truyền thông của nhà nước CSVN, và ông được dư luận chú ý vì những phát biểu rất “ấn tượng” trong thời gian qua.

JPEG - 57.7 kb
Lê Doãn Hợp.

Xuất thân từ vai trò của một quan đầu tỉnh đã từng sản sinh ra nhiều nhân vật hàng đầu của chế độ cộng sản là tỉnh Nghệ An, ông được cất nhắc nhanh chóng, và được giao cho chức vụ cầm đầu bộ Thông Tin và Truyền Thông, còn được gọi là Bộ 4T, vào mùa hè năm 2007, khi CSVN thực hiện một đợt cải tổ “có tính cách đột phá” về cơ chế cũng như thành phần nhân sự. Nghị định số 187 quy định chức năng bộ 4T của ông là để “quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ”. Nói tóm lại, toàn bộ những điều mà nhà nước cộng sản muốn tuyên truyền trên báo chí, trên làn sóng phát thanh, trền màn ảnh truyền hình, và cả trên những trang mạng điện tử, đều là do ông. Bộ của ông lại còn quản trị hệ thống bưu điện viễn thông, nghĩa là để đọc (lén) thư và nghe (lén) điện thoại của nhân dân. Nó cũng quản lý các nhà in để ngăn cấm việc phát hành sách. Trước kia VC có Bộ văn hoá tư tưởng nhằm kềm kẹp bộ óc và cột chặt giây thần kinh của người dân, thì bây giờ họ có Bộ thông tin và truyền thông để bịt mắt và bịt tai của đồng bào. Bộ của ông Hợp có tổng cộng gần 30 vụ, cục, viện và trung tâm để chỉ huy 634 cơ quan báo chí với 813 ấn phẩm, 68 đài phát thanh, truyền hình, 1 hãng thông tấn, 10 báo điện tử, hàng nghìn trang blogs và 55 nhà xuất bản, với lực lượng cán bộ được cấp thẻ nhà báo gần 15.000 người… Tất cả lực lượng hùng hậu nói trên được đặt dưới quyền sinh sát của Lê Doãn Hợp, người có thành tích thi triển nhiều môn võ ngoạn mục.

JPEG - 63.9 kb
Nhà gỗ Hòa Thân.

Trong thời gian làm bí thư tỉnh uỷ Nghệ An, ông đề ra chủ trương độc đáo là “làm kinh tế bằng văn hóa”. Ông tuyên bố “Không có cách làm kinh tế nào lại bền vững, trọn vẹn và đồng bộ như làm kinh tế bằng văn hóa”. Và sau đó người ta thấy ở Nghệ An mọc lên những tụ điểm du lịch, giải trí tại chùa chiền, nhà thờ hoặc thắng cảnh lịch sử. Tại những nơi này, ông cho dựng hàng rào vây quanh, đặt một chòi gác phía trước, rồi thoải mái thu tiền. Không có cách làm kinh tế nào có thể hữu hiệu hơn như thế! Cả nước cũng không ngớt trầm trồ về căn nhà Hòa Thân ngay tại thành phố Vinh là tỉnh lỵ của Nghệ An, gần nhà thờ Phù Nghi, được xây dựng nguy nga như một cung điện thời trung cổ, toàn bằng gỗ đinh hương, chạm trổ công phu, chi phí lên đến hơn 40 tỷ. Ai là chủ nhân thực sự? người ta chỉ đồn thôi, nhưng căn nhà này đã trở thành một tụ điểm du lịch nổi tiếng của Nghệ An, riêng tiền giữ xe cho khách thập phương hiếu kỳ đến thăm viếng đã là một mối lợi to lớn…

JPEG - 64.8 kb

Ngoài tài làm kinh tế, ông Lê Doãn Hợp còn là một nhân viên công an mẫn cán. Từ khi ông nhậm chức, đã có biết bao nhiêu nhà báo bị sa thải hoặc vào tù. Chỉ một thời gian ngắn sau khi ông ngồi vào ghế bộ trưởng 4T, vào cuối năm 2007, phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ là Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh đã bị mất chức. Vào giữa tháng 5-2008 hai nhà báo Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ và Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên bị bắt vì loan tin vụ tham nhũng PMU 18. Vụ bắt giữ này đã gây sôi nổi trong dư luận trong và ngoài nước. Tổng biên tập Vietnamnet Nguyễn Anh Tuấn cũng bị ngưng chức vì dám cho đăng bài về Hoàng Sa, Trường Sa. Đạo Diễn Song Chi bị mất việc, nhà báo Hoàng Hải tức blogger Điếu Cầy bị giam giữ và bị truy tố về một tội danh ngụy tạo là trốn thuế cũng vì phản đối việc Trung cộng xâm chiếm 2 quần đảo này. Đầu tháng 8-2008, thêm 7 ký giả của các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Khoa Học Đời Sống bị bắt giam hoặc bị bãi chức… con số này vẫn còn gia tăng.

Những nhà báo nói trên bị tai nạn vì không chịu đi trên lề bên phải. Lời hướng dẫn về luật lệ giao thông này đã được ông phát biểu ngay sau khi nhậm chức bộ trưởng 4T, và sau đó đã trở thành một câu danh ngôn thời thượng được mọi người thường xuyên nhắc nhở nhau. Ông nói “lâu nay báo chí bị quản lý theo mệnh lệnh nên mất tự do, bây giờ sẽ hoàn toàn có tự do nếu đi đúng lề đường bên phải”. Ông còn hứa sẽ lo làm lề đường “thông thoáng” cho giới báo chí. Nghe vậy, mọi người hiểu rằng, ông đã thay thế bộ trưởng giao thông để quy định việc lưu thông trên đường lộ ở Việt Nam, chỉ được đi có một chiều ở bên phải, có lề đường thông thoáng, còn bên trái không có lề, ai đi bị xe đụng ráng chịu!.

Một ông bộ trưởng truyền thông và thông tin vừa có khả năng làm kinh tế, lại vừa có khiếu về giao thông, chắc không ai hơn. Tuy vậy, có một lần chính ông cũng bị tai nạn. Đó là khi thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đến Hoa Kỳ vào cuối tháng 6 vừa qua. Ông Dũng đã bị cộng đồng người Việt biểu tình chống đối mạnh mẽ. Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố với báo quốc doanh rằng: “những người Việt này chống đối nhà nước vì thiếu thông tin về tình hình Việt Nam”. Trong và ngoài nước không ai tin vào lời tuyên bố này, vì ai cũng biết, ở các xứ sở tự do, chẳng có ai bị thiếu đói hoặc thiếu thông tin cả! Vì thế người ta cho rằng Nguyễn Tấn Dũng muốn nhắn nhẹ Lê Doãn Hợp, rằng bộ 4T đã làm việc không hữu hiệu, để thủ tướng đi công du bị người “dân” chửi, làm mất mặt thủ tướng. Cũng may là vết thương không xâm phạm vào lục phủ ngũ tạng, sau đó ông Hợp vẫn còn tại chức.

JPEG - 87.5 kb

Sính nói chữ cũng là khả năng thiên phú của ông Hợp. Học theo lối lãnh đạo Trung cộng chế ra 16 chữ vàng, ông cũng nói huyên thuyên, nào là 10 chữ chỉ đạo cho nghành thông tin truyền thông: “Đoàn kết, trí tuệ, đổi mới, hội nhập, phát triển”. Rồi thì mảng thông tin phải làm tốt 10 chữ: “Trung thực, dũng cảm, thận trọng, nhanh nhạy, hướng thiện”. Lại thêm mảng truyền thông cũng có 10 kim chỉ nam: “Cơ chế, chính sách, công nghệ, cốt cán, cơ sở”. Câu nào nghe cũng lủng củng như tiếng lục lạc gắn trên xe thổ mộ thời xưa.

Tuần trước, ông vừa bổ xung thêm vào kho truyện dân gian một kỳ tích nữa. Đối thoại trực tuyến trên báo điện tử VietnamNet, một xu hướng thời thượng của lãnh đạo cộng sản ngày nay, khi được hỏi về công tác quản lý thông tin, nói riêng là quản lý internet và blog, ông nói: “Quản lý là quản có lý, bao gồm cả đạo lý và nguyên lý.”

Người ta vẫn thường xử dụng và hiểu 2 chữ “quản lý”, nhưng chưa ai có lối giải thích “ấn tượng” như ông Hợp. Quản lý là quản có lý, đúng là lối giải thích dễ hiểu và mau đi vào lòng dân gian. Ngồi ở các quán cà phê vỉa hè, người ta vẫn thường nghe những câu danh ngôn kiểu này: “nền hành chính XHCN là hành dân là chính”. Hay: “nhà nước làm cách mạng tức là cách cái mạng người dân”… Bây giờ nhờ cổ súy của ông bộ trưởng 4T, chữ nghĩa dân gian sẽ được cho đi vào lề bên phải, để được hiện diện trong mảng văn hóa xã hội chủ nghĩa. Thêm vào những câu danh ngôn như ở trên, sau này, nói về chức năng của bộ 4T, người ta sẽ có những câu trình bầy ngắn gọn và dễ đi vào lòng người, thí dụ “truyền thông của chế độ là truyền mà không thông”, và rồi “thông tin của nhà nước là thông mà không tin”… cứ như thế, chữ nghĩa xã hội chủ nghĩa sẽ vô cùng phong phú và rôm rả ở lề đường bên phải, dưới sự chỉ đạo của ông Lê Doãn Hợp.

Trần Hùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…