Lò Sát Sinh Những Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Cambodia Đã Mở Khúc Dạo Đầu?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có lẽ Liên Hiệp Quốc đã không còn vai trò bảo vệ những người ty nạn nữa rồi chăng? Hay giấc mộng hão huyền về một thế giới đại đồng của những tên trùm khủng bố đỏ Các Mác, Ăngel, Lenine, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã trở thành hiện thực rồi? Tại sao Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Của Liên Hiệp Quốc, UNHCR, tại Phnom Penh đã vội vàng phủi bỏ trách nhiệm bảo vệ những nạn nhân của các chế độ độc tài toàn trị chống lại loài người của bọn quỷ đỏ, mà nhân loại thông qua Liên Hiệp Quốc UNO, đã ủy thác cho họ?

Để rồi từ ngày 01 tháng 07 năm 2008 vừa qua UNHCR tại Phnom Penh đã chuyển giao hoàn toàn chức năng và quyền hạn của mình đối với người tỵ nạn cho Bộ Nội Vụ của Cambodia để họ xây dựng một lò sát sinh nhằm tàn sát những người Việt chống cộng đang tỵ nạn cộng sản tại đây.

Để khởi hoạt cho lò sát sinh những người Việt tỵ nạn cộng sản này, ngày 24 tháng 07 vừa qua UNHCR tại Phnom Penh đã cho mời gia đình bà Vương Thị Viếng đến để thông báo rằng UNHCR cùng Bộ Nội Vụ của Cambodia sẽ tiến hành phỏng vấn lại 4 người con của bà Vương Thị Viếng, gồm Phạm Viết Nghiêm, Phạm Viết Thịnh, Phạm Thị Tuyết Anh và Phạm Nhất Vương vào ngày Thứ Năm 31 tháng 07 tới dây để cắt bỏ quy chế tỵ nạn của 4 đương sự này, bởi theo Bộ Nội Vụ của Cambodia thì những đương sự này không hội đủ điều kiện để được hưởng quy chế tỵ nạn, rằng việc UNHCR đã cấp quy chế tỵ nạn cho những đương sự này 14 tháng trước đây là “một sai lầm đáng tiếc”.

JPEG - 133 kb

Cũng cần biết thêm rằng Bà Vương Thị Viếng, nguyên là một giáo viên thuộc ngạch trật Giáo Học Bổ Túc, tốt nghiệp trường Sư Phạm Vĩnh Long năm 1970, về tùng sự tại Ty Tiểu Học Kiến Phong cho đến ngày mất nước thì bị sa thải khỏi ngành giáo dục bởi thân sinh của Bà Vương Thị Viếng trước đây là Xã Trưởng Xã An Bình, Quận Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp) đã bị Việt cộng xử tử vào năm 1966.

Lòng căm hờn cộng sản nung nấu trong tâm can bà Vương Thị Viếng, nên năm 1992 bà Viếng đã cùng chồng và các con vượt biên giới sang Cambodia để tham gia các tổ chức của người Việt tự do, xây dựng lực lượng kháng cộng cứu nước, đến cuối năm 1995 đầu năm 1996, bà Vương Thị Viếng cùng chồng là Bảo Giang và các con đã tham gia đảng Nhân Dân Hành Động do ông Nguyễn Sỹ Bình làm chủ tịch đảng. Đến tháng 8 năm 1996 toàn bộ đảng viên của đảng Nhân Dân Hành Động tại Xứ Bộ Chùa Tháp đã bị bắt gọn khi đang tham dự Đại Hội Đảng ở trong một khu rừng thuộc một tỉnh biên giới với Thái Lan. Nhiều đảng viên kiên trung không khuất phục cộng sản đã đền nợ nước trong một cuộc chiến đấu không cân sức, hơn 30 thành viên còn lại bị Công An của Bộ Nội Vụ Cambodia phối hợp với lực lượng An Ninh của cộng sản Việt nam bắt giam, rồi giải giao về Việt Nam để rồi một số chịu án tử hình, riêng bà Vương Thị Viếng chịu án 10 năm, chồng bà, ông Bảo Giang chịu án 19 năm, may mắn là cả 4 người con của bà Viếng đều chạy thoát và sống ngoài vòng pháp luật ở nhiều nơi tại Việt nam trong suốt 10 năm bà Viếng thọ án tù. Một điều thật đáng xót thương là vì nợ nước, những trẻ này đã phải trở thành những đứa trẻ mồ côi ngay khi cha mẹ của chúng vẫn còn tại thế, những đứa trẻ này đã phải sống kiếp tha hương, không cửa không nhà ngay khi ruộng đất của ông bà tổ tiên để lại vẫn còn đó, và chúng phải sống kiếp lưu vong trên chính tỏ quốc của mình….

Tháng 08 năm 2005 mãn hạn tù, Bà Vương Thị Viếng trở lại quê nhà với bản án 4 năm quản chế tại gia, trong tình cảnh không cửa không nhà, không nghề nghiệp, không quyền làm người, Bà Viếng cùng các con đã đào thoát được đến Cambodia xin tỵ nạn chính trị vào ngày 24 tháng 07 năm 2006, và Bà Viếng đã được cấp quy chế tỵ nạn vào ngày 02 tháng 8 năm 2006, và chỉ hơn một tháng sau đó chính bà Viếng đã bị mưu sát bằng cảnh đụng xe vào ngày 10 tháng 9 năm 2006.

Việc bà Vương Thị Viếng được cấp quy chế tỵ nạn là bởi bà cùng chồng và các con đã kháng cộng và đã bị cộng sản tra tấn giam cầm với tổng cộng hai bản án là 29 năm! Và hiện nay, những người con của bà Viếng, Phạm Viết Nghiêm, Phạm Viết Thịnh, Phạm Thị Tuyết Anh, và Phạm Nhất Vương đang chuẩn bị được Bộ Nội Vụ của chính phủ Cambodia phỏng vấn lại để cắt bỏ quy chế tỵ nạn cũng bởi họ đã dám tham gia vào đảng Nhân Dân Hành Động để chống lại chế độ cộng sản bạo quyền của “Mẫu Quốc Việt Nam”! Chúng tôi không ngạc nhiên về điều này, bởi cũng như mọi người Việt nam yêu tự do dân chủ khác, chúng tôi hiểu rất rỏ rằng cộng sản không bao giờ bảo vệ những người chống cộng sản, rằng cộng sản không bao giờ cấp quy chế tỵ nạn cho bất cứ ai chống cộng sản. Chúng tôi thực sự chỉ có một thắc mắc rằng phải chăng Liên Hiệp Quốc đã không còn vai trò bảo vệ những người ty nạn nữa? Phải chăng giấc mộng hão huyền về một thế giới đại đồng của những tên trùm khủng bố đỏ Các Mác, Ăngel, Lenine, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã trở thành hiện thực rồi? Tại sao Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Của Liên Hiệp Quốc, UNHCR, tại Phnom Penh đã vội vàng phủi bỏ trách nhiệm bảo vệ những nạn nhân của các chế độ độc tài toàn trị chống lại loài người của bọn quỷ đỏ, mà nhân loại thông qua Liên Hiệp Quốc UNO, đã ủy thác cho họ?

JPEG - 135.6 kb

Và, sau Phạm Viết Nghiêm, Phạm Viết Thịnh, Phạm Thị Tuyết Anh và Phạm Nhất Vương thì ai trong số những người Việt Quốc Gia tỵ nạn cộng sản chúng tôi tại Cambodia sẽ là nạn nhân tiếp theo bị cắt quy chế tỵ nạn, vì hầu như tất cả mọi thành viên trong Chi Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt nam tại Cambodia đều là những người bất cộng đái Thiên với cộng sản! Lò sát sinh những người Việt Quốc Gia tỵ nạn tại Cambodia đã khởi động! Ai trong chúng tôi sẽ tiếp tục bị UNHCR và Bộ Nội Vụ Cambodia đưa vào lò? Có ai nghe tiếng kêu cứu của chúng tôi không? Có ai cứu chúng tôi không? Có lẽ chẵng mấy ai có thể hiểu được một cách đích thực là tại sao Đức Quốc Xã lại thảm sát những người Do Thái, nhưng chắc ai cũng biết rỏ rằng chúng tôi đang bị đưa vào lò sát sinh, đang bị thảm sát chỉ vì chúng tôi đã chống lại bạo quyền cộng sản Việt nam, chỉ vì câu chào nhau trên cửa miệng của chúng tôi là “Đả đảo cộng sản Việt nam khát máu! Đả đảo Hồ Chí Minh, tên dâm tặc, tên tội đồ buôn dân bán nước”.

Cambodia ngày 29 tháng 07 năm 2008
Cựu Tử Tù Nguyễn Phùng Phong-Trại Kiên Giam A 20 Xuân Phước-Đồng Xuân-Phú Khánh.
Chi Hội Trưởng Chi Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam tại Cambodia

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…