Vụ Bắt Giữ Hai Ký Giả Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Martha Ann Overland. Time 16/5/08.
Minh Phong lược dịch

Ðây là một trường hợp cổ điển của câu chuyện chém đầu sứ giả. Vào ngày 12/5, an ninh nhà nước xuất hiện ở tòa soạn của hai trong những tờ báo được nhiều người ưa chuộng nhất Việt Nam. Họ lục soát tòa soạn và bắt đi hai nhà báo nổi tiếng. Cả hai nhà báo này được dư luận biết đến nhiều vì các bài phóng sự của họ về một vụ xì-căng-đan tham ô hối lộ đã đánh đổ một bộ trưởng trong chính phủ và đưa nhiều nhân vật vào tù. Bây giờ chính Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến cũng đang ở trong tù, điều trớ trêu là họ cũng bị truy tố về các tội danh giống như các cán bộ viên chức nhà nước mà họ đã điều tra trước đây: “lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Hai tờ báo nơi hai ký giả này công tác đã nhanh chóng phản đối kịch liệt vụ bắt bớ này. Tờ Thanh Niên lên tiếng mạnh mẽ trong bài bình luận của họ rằng, ký gỉa của họ, ông Chiến, là một nạn nhân của một sự trả thù – một giọng điệu có tính chất chạm trán đương đầu bất bình thường ở trong một quốc gia cộng sản, là nơi báo chí bị đặt dưới quyền kiểm soát của nhà nước. Tờ Thanh Niên cho biết, trong suốt năm qua, ông Chiến đã liên tục bị công an tra hỏi về các nguồn gốc tin tức, và bóp méo các bài tường thuật của ông. “Ông Chiến không bị thúc đẩy bởi bất cứ động cơ hay quyền lợi các nhân nào. Các lý do của ông Chiến hoàn toàn trong sạch”. Tờ Tuổi Trẻ còn cho biết rằng sau vụ bắt bớ họ đã bị tràn ngập bởi một con số kỷ lục các cú điện thoại và email từ các đọc giả bày tỏ lòng phẫn nộ.

Những cáo giác đưa ra để buộc tội hai nhà báo này thì không rõ ràng. Nhưng cái tội thực sự mà họ đã phạm phải là dám vượt qua lằn ranh cố định của những gì mà truyền thông báo chí có thể và không có thể tường thuật, theo ông Shawn McHale, một giáo sư về Lịch sử và Quốc tế vụ của Ðại học Washington, hiện đang ở Việt Nam trong chương trình tu nghiệp Fulbright-Hays. Kinh tế Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng trong nhiều năm qua khi nhà cầm quyền độc tài đã dần dà ôm chặt lấy chính sách cải cách kinh tế thị trường tự do. Các cơ quan như ngành truyền thông báo chí muốn thấy có một sự nới lỏng kiểm soát tương tự và càng ngày càng gia tăng việc đẩy mạnh cái giới hạn được nhà nước cho phép.

Một nguồn gốc trọng yếu của sự xích mích giữa ngành báo chí và giới quyền lực là chiều hướng của chế độ Hà Nội nhằm nhổ tận gốc nạn tham nhũng đang hoành hoành trong tầng lớp cán bộ nhà nước. Một vụ xì-căng-đan bắt đầu nổi lên vào đầu năm 2006 với việc bắt giữ Bùi Tiến Dũng, cựu giám đốc PMU18, một cơ quan của nhà nước đặc trách xây dựng đường xá cầu cống có một ngân sách hàng năm là 2 tỷ Mỹ kim, phần lớn được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới và Nhật Bản. Bùi Tiến Dũng và những người khác đã bị cáo buộc là biển thủ hàng triệu đô la, phần lớn số tiền này được dùng để đánh cá trong các trận đấu túc cầu Âu Châu, phung phí vào gái mãi dâm và xe cộ sang trọng, theo các nhân viên điều tra của nhà nước cho biết.

Việc bắt giữ Bùi Tiến Dũng và những chi tiết làm náo động dư luận trong vụ này—thậm chí cả văn phòng Thủ tướng cũng có lúc nằm dưới sự điều tra— đã giúp cho báo chí có một cơ hội để hăng hái cung cấp cho đọc giả của họ các tin tức khác hơn là những tuyên truyền nhàm chán. Bỗng nhiên các ký giả đóng đô trước cửa nhà của những kẻ bị tố cáo, hỏi những câu hỏi không được phép và đăng tải những bài báo mà họ biết rằng sẽ làm cho nhà nước phải mất mặt.

Nhưng trong khi báo chí Viêt Nam đang thưởng thức một sự tự do hơi muộn màng, thì theo ông McHale, “Câu hỏi là tầm cao đến cỡ nào thì họ có thể vươn tới”. Rõ ràng là không cao như thế. Không hài lòng với việc báo chí tường thuật trong lúc vụ xì-căng –đan đang xảy ra, vị Thủ tướng lúc đó là ông Phan văn Khải vào năm 2006 đã kêu gọi cho các cơ quan báo chí bị truy tố vì dám “đi quá xa”. Và ngày hôm nay, nhiều người đã nhìn thấy bàn tay của giới quyền lực cao hơn trong việc tha bổng viên thứ trưởng bộ giao thông Nguyễn Việt Tiến, là cán bộ nhà nước cao cấp nhất bị truy tố trong vụ điều tra Bùi Tiến Dũng, đồng thời là việc bắt giữ hai ký giả đã viết những bài điều tra về ông ta.

Nhưng điều đó không có nghĩa là giới báo chí không có lỗi. Nhiều ký giả kỳ cựu đã nêu lên các câu hỏi về đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp của giới truyền thông báo chí còn non nớt tại Việt Nam. Nhà báo thâm niên Huy Ðức đã lên án việc bắt giữ hai đồng nghiệp của ông, nhưng cũng ghi nhận trong trang blog khá phổ biến của ông rằng sự nghiệp của ít nhất hai cán bộ đảng viên Ðảng cộng sản đã bị thiệt hại vì có nhiều cáo buộc không bằng chứng được báo chí nêu ra trong việc tường thuật về vụ PMU18. Ông Ðức cho rằng, “Nhiều thông tin đăng tải trên báo chí vào lúc đó đã được bịa đặt”, và cho biết thêm là các phóng viên đã bị một số các thế lực trong đảng lợi dụng để triệt tiêu các đối thủ chính trị của họ. Ông Ðức đổ thừa cho các ký giả là không chịu kiểm tra cho chính xác các nguồn tin của họ. Theo ông Nguyễn văn Phú, giám đốc kiêm chủ bút tờ báo Anh ngữ Saigon Times thì, “Nhiều bài báo gọi là điều tra thật ra đã được viết dựa trên những thông tin cung cấp cho các phóng viên với một dụng ý”.

Các tờ báo có hai viên ký giả bị bắt giữ đang kêu gọi các điều tra viên của nhà nước hãy nhắm vào những công an và cán bộ đã cung cấp những thông tin giả mạo. Ðiều này không chắc sẽ xảy ra. Cao lắm thì việc bắt giữ sẽ khuyến khích các nhà báo “hãy cẩn thận hơn trong việc kiểm chứng các nguồn tin và làm việc cho phù hợp với chức năng của mình”, theo ông Phú của tờ Saigon Times.

Còn tệ hơn thì sự kiện này sẽ làm ngã lòng giới báo chí trong việc tường thuật các vụ xì-căng-đan tham nhũng trong tương lai—không giúp ích được gì cho giới lãnh đạo Việt Nam trong công cuộc vận động phòng chống tham nhũng. Ông McHale gọi nạn tham nhũng là một “căn bệnh ung thư” đang đe dọa ăn mòn vào những thành quả kinh tế ở Việt Nam. “Hàng tỷ đô la của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ ra đi” nếu vấn đề tham nhũng không được giải quyết và các cán bộ viên chức tham ô của nhà nước vẫn không bị vạch trần, ông McHale cho biết. “Có một tầm quan trọng về việc có một nền báo chí để đối phó với các vấn đề này”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…