Đôi Giòng Về Nguyễn Thế Vũ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 64.4 kb

Nguyễn Thế Vũ, quê ở Phan Thiết, sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó, bố làm nghề đánh cá, mẹ tảo tần buôn bán sớm hôm nuôi đàn con dại. Gia đình có 5 người con trai, Vũ là anh cả. Sinh năm 1977, trải qua thời thơ ấu trong hoàn cảnh đất nước thật nghèo khổ của thời bao cấp, Vũ đã giúp đỡ cha mẹ chăm sóc các em từ những ngày còn bé. Tuy khó khăn nhưng cha mẹ Vũ vẫn cố nuôi cho con ăn học và Vũ đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn. Vì đời sống quá khổ cực, mẹ Vũ bị lao lực, sau đó lại mang chứng bệnh ung thư, bà đã qua đời cách nay 3 năm.

Trong một chuyến công tác ở Sài Gòn, tôi được dịp tới thăm và làm quen với Vũ. Bước vào căn nhà – một căn gác nhỏ xíu nhưng thật sạch sẽ, trống rỗng, bàn ghế chỉ vừa đủ vài cái, khách tới nhà nồi bệt xuống đất nói chuyện với nhau, tôi đã cảm thấy thật gần gũi và niềm chân tình.

Vũ vừa kết hôn với Như Ý, một cô bé xinh xắn, dịu dàng, làm việc trong một trung tâm dạy Anh ngữ. Hai em quen biết nhau trong môi trường này và cưới nhau được hơn một năm.

Lớn lên trong một gia đình Công giáo, Vũ và các em có một đức tin thật vững mạnh, yêu thương và hết lòng đùm bọc lẫn nhau. Vũ đã đưa cậu em út là Nguyễn Trọng Khiêm vào Sài Gòn để nuôi em học đại học.

Tuy mới gặp nhau lần đầu nhưng chúng tôi cảm thấy thật gần gũi. Buổi tối, hai vợ chồng Vũ, Khiêm và tôi, bốn chị em trải tờ báo dưới đất, ngồi ăn cơm và trò chuyện với nhau thật tâm đắc.

Trong những lúc hàn huyên, Vũ thường chia sẻ về nguyện vọng và mơ ước của mình. Mơ ước thật bình thường của một người trẻ, muốn có được một đời sống tự do, có điều kiện tiến thân và đóng góp cho xã hội theo ý muốn của mình. Hai vợ chồng của Vũ cũng xót xa khi nhìn thấy đời sống khổ cực của đồng bào và rất quan tâm đến những bất công xã hội.

Tìm hiểu về tâm tình của một người sống ở hải ngoại, Vũ rất ngạc nhiên khi biết được có những người tuy sống xa quê hương nhưng vẫn luôn hướng về đất mẹ. Khi chia sẻ với Vũ những trăn trở của tôi và các đảng viên Việt Tân về đất nước, Vũ vô cùng trân quý và thương cảm những tấm lòng xa quê hương nhưng nặng tình dân tộc.

Khi được nghe giải thích khái quát về đường lối đấu tranh bất bạo động nhằm mang lại tự do dân chủ cho dân tộc mà Việt Tân đang cổ vũ, Vũ bắt đầu nhìn thấy được một số giải đáp cho những băn khoăn về đất nước của mình. Tôi còn nhớ mãi khi Vũ nhận lời tiếp tay chúng tôi trong công tác phổ biến tài liệu đấu tranh bất bạo động, tuy có chút lo ngại vì chưa bao giờ làm việc này nhưng Vũ vẫn nhận lời. Tôi đã rơi nước mắt khi cảm nhận được sự lo lắng của Vũ và Ý, và thương vô cùng tinh thần của hai em, tuy thành đạt trong cuộc sống nhưng không quên những cuộc đời khốn khó quanh mình.

Cùng sống với nhau những giây phút bàng hoàng khi công an ập vào nhà Vũ đầy những bao thư, những truyền đơn tràn ngập căn nhà nhỏ bé, tôi không bao giờ quên đôi mắt lo âu của Như Ý dõi nhìn theo chồng và những người bạn đang bị công an dẫn giải bắt đi. Sáu tháng trời thăm thẳm em đã không được thăm nuôi chồng, không được thông báo tin tức gì từ những kẻ cường quyền bắt người vô tội. Người vợ bé bỏng mòn mỏi tin chồng chắc đã khóc khô giòng lệ. Và nay được biết Vũ sẽ ra tòa ngày 13 tháng 5, hẳn em đang phải trải qua những giờ phút căng thẳng nhất !

Hướng về hai em tôi âm thầm khấn nguyện, cầu mong ơn trên che chở cho những người con yêu nhân ái và can trường của tổ quốc Việt Nam.

Thanh Thảo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).