Hội Thảo tại Paris 16/03/08: Làm Sao Hỗ Trợ Các Phong Trào Quần Chúng Đấu Tranh Ôn Hòa tại Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khoảng thời gian gần đây tại Việt Nam, một số phong trào quần chúng đòi hỏi dân sinh, nhân quyền đang mạnh dạn khởi động trong trật tự, ôn hòa mặc dù vẫn bị đàn áp, khủng bố từ phía công an và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.

Có phải chăng ngọn gió dân chủ đang thổi tới Việt Nam ?

Cũng trong tinh thần tìm hiểu những sự kiện trên, Cơ sở Việt Tân tại Pháp đã tổ chức một buổi thảo luận vào ngày Chủ Nhật, 16 tháng 03 năm 2008, tại hội trường Eglise St Hypolyte ngay trung tâm khu thương mại Á Châu Paris quận 13, để cùng nhau trao đổi và tìm các phương hướng để cộng đồng VN hải ngoại có thể hỗ trợ những đòi hỏi chính đáng của người dân trong nước.

Chương trình bắt đầu vào lúc 15 giờ với nghi thức chào cờ và mặc niệm. Tiếp đến là phần chiếu dương ảnh với nội dung xoay quanh những cuộc xuống đường của dân oan khiếu kiện, sinh viên biểu tình chống Trung Quốc cưỡng chiếm lãnh thổ và lãnh hải VN, Tín đồ Công Giáo cầu nguyện đòi lại tài sản của giáo hội và những nỗ lực liên kết trong ngoài của các nhà dân chủ.

Buổi thảo luận tiếp tục với phần trình bày của ông Trần Kỉnh Thành, nhận định về tình hình chung của người dân trong nước khi họ mạnh dạn nói lên nguyện vọng của mình và thái độ của nhà cầm quyền Hà Nội khi phải đương đầu với những đòi hỏi chính đáng trên. Vì trong hai năm qua, nhà cầm quyền CSVN đã gặt hái được một số thành quả trên mặt ngoại vận như gia nhập WTO, được hưởng quy chế PNTR của Hoa Kỳ và được bầu vào thành viên không trường thực của Hội Đồng Bảo An LHQ. Nhưng ngược lại, sự hội nhập đó lại ràng buộc phần nào bàn tay đàn áp của bạo quyền trước các cuộc đấu tranh ôn hòa của dân tộc Việt Nam.

Sau đó, anh Trần Sơn đã cho cử tọa thấy được sự lạc quan trong công cuộc đấu tranh ngày hôm nay qua các cuộc xuống đường bất bạo động tiến triển tự nhiên, dần dà giúp người dân bớt sợ hãi, nhận ra quyền đòi hỏi của mình, từ đó sẵn sàng đứng lên đòi hỏi những quyền lợi căn bản có giá trị tinh thần điển hình là biến cố cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ đòi lại tài sản của Giáo Hội Công Gíáo. Những cuộc xuống đường đình công đặt mục tiêu giới hạn dù đạt kết quả nhỏ nhưng sẽ giúp người dân trong nước tự tin hơn vào sức mình và quen thuộc với kỹ thuật đấu tranh ôn hòa. Đây cũng là dịp tạo cơ hội cho nhiều thành phần trong xã hội cùng nhập cuộc để gây áp lực và đối đầu với chế độ.

Nói tóm lại, những đòi hỏi của đồng bào trong thời gian qua là khởi sự của cuộc đấu tranh bất bạo động để từng bước tháo gỡ ách độc tài. Trước những tiến triển lạc quan nhưng còn bấp bênh, đồng bào tại hải ngoại phải phối hợp chắt chẽ, phải hiểu rõ cần phải làm gì để hỗ trợ kịp thời các phong trào trong nước trước khi bị chế độ dùng quyền lực dập tắt.

Chủ tọa đã góp ý sôi nổi qua phần điều hợp của ông Nguyễn Ngọc Danh. Những đề nghị cụ thể đã được đưa ra như:

1/ Vấn đề thông tin: tất cả các đảng phái, tổ chức và hội đoàn cũng như cá nhân cần nỗ lực thông báo tin tức mỗi khi có các cuộc xuống đường, đình công hay biểu tình của bà con trong nước. Phương tiện thông tin hiện đại sẽ giúp chuyển tải tin tức nhanh chóng qua các ngã email, blog, truyền thanh và ngay cả gọi điện thoại cho thân nhân tại VN để mọi người biết mà tham gia hay hỗ trợ.

2/ Mỗi khi đồng bào trong nước xuống đường thì tại hải ngoại cũng hiệp thông với quốc nội trong tinh thần tranh đấu ôn hòa bất bạo động. Thí dụ đồng bào cầu nguyện trươc tòa Khâm Sứ thì đồng bào tại Pháp sẽ vận động mọi người thắp nến hiệp thông cầu nguyện cùng giáo dân ở quốc nội trước tòa thánh Vatican để xin Vatican hỗ trợ Giáo hội Việt Nam v.v…

3/ Phối hợp với các cộng đồng bạn như Tây Tạng, Miến Điện và dân bản xứ xuống đường tẩy chay Thế Vận Hội Olympic 2008 tại Trung Quốc qua cuộc rước đuốc đến Paris ngày 07 tháng 04 sắp tới.

Sau cùng, chị Hoàng Thúy Phượng đã giới thiệu đến cử tọa cuốn phim tài liệu do International Center Non Violent Conflict xuất bản và phát hành với tựa đề “Bringing A Dictator” (Hạ Bệ Một Nhà Độc Tài). Đây là những kinh nghiệm đấu tranh của người dân Serbia trong suốt 10 năm khi từng bước đối đầu trực diện để lật đổ chế độ độc tài Slobodan Milosevic – một nhà diệt chủng khát máu của Âu Châu, và họ đã thành công vào năm 2000 khi áp dụng phương cách đấu tranh bất bạo động.

Ngày hôm nay, người dân Việt đã mạnh dạn xuống đuờng đòi hỏi những nguyện vọng chính đáng của mình. Với những thuận lợi trên, liệu chúng ta có như người dân Serbia chọn lựa phương cách đấu tranh bất bạo động ít gây thiệt hai nhất cho dân tộc, từng bước tháo gỡ ách thống trị độc tài của chế độ CSVN hầu đáp ứng lại nguyện vọng của người dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, đó là sự khao khát tự do và một cuộc sống ấm no, hạnh phúc?

Buổi hội thảo đã kết thúc vào lúc 18 giờ cùng ngày.

Thùy An ghi

JPEG - 44.5 kb

JPEG - 53.9 kb

JPEG - 46.1 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.