Việt Tân Được Hoa Kỳ Ưa Chuộng, Nhưng Bị CSVN Coi Là Khủng Bố

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng: Được Hoa Kỳ Ưa Chuộng, Bị (CS) Việt Nam Coi Là Khủng Bố

Ngày 16 tháng 12, 2007

JPEG - 3 kb

Hoa Thịnh Đốn (AFP) – Họ kề vai với Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush và những nhà làm luật của Washington, xong lại bị Cộng Sản Việt Nam gán ghép là “khủng bố” – các đảng viên Việt Tân tại Hoa Kỳ đang đẩy mạnh chiến dịch canh tân dân chủ tại quê nhà.

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Việt Tân, đã xây dựng một lực lượng đảng viên hùng hậu bao gồm những người Việt Nam trí thức trên toàn cầu và đang nuôi dưỡng một mạng lưới đối kháng ngầm trong nước.

Hiện nay, họ đang táo bạo thử thách giới hạn của nhà cầm quyền Hà Nội bằng cách bí mật gửi các đảng viên vào Việt Nam, đưa chiến dịch dân chủ về tận quê nhà – một quốc gia Đông Nam Á đang bị kềm chế gắt gao.

Ba đảng viên – hai người có quốc tịch Hoa Kỳ và một người quốc tịch Pháp – đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt vào tháng trước cùng với ba thân hữu của đảng Việt Tân – một người quốc tịch Thái Lan và hai người địa phương – tại Sài Gòn trong lúc họ đang chuẩn bị phân phát các truyền đơn về dân chủ.

Một trong hai người mang quốc tịch Hoa Kỳ, là nhà toán học đang nghiên cứu một kỹ nghệ phiên dịch Anh ngữ sang Việt ngữ, bị kết tội vào Việt Nam với hộ chiếu Cam Bốt giả.

Tất cả đều bị gán nhãn hiệu “khủng bố” trên các cơ quan truyền thông nhà nước (CSVN), và những cuộc bắt bớ này đã khơi nguồn cho nhiều cuộc biểu tình tại Pháp và Hoa Kỳ, nơi các giới chức chỉ trích Việt Nam đã đàn áp chính trị và tôn giáo.

Hà Nội đã trả tự do cho một trong hai người Hoa Kỳ và công dân Pháp Nguyễn Thị Thanh Vân, một phóng viên của Radio Chân Trời Mới, chương trình phát thanh truyền bá thông điệp của đảng Việt Tân vào mỗi tối để phản lại truyền thông do nhà nước (CS) Việt Nam kiểm soát.

Để nêu lên ảnh hưởng đang lớn mạnh của Việt Tân trong nước, chủ tịch Đảng là ông Đỗ Hoàng Điềm cho biết những người dân oan tham gia cuộc biểu tình đất đai mà phóng viên Thanh Vân đề cao trong các chương trình phát thanh của bà đã đến tận nơi bà bị giam giữ để tặng hoa cho bà.

Ông Điềm nói với AFP, “Việt Tân quan niệm rằng chính người Việt Nam phải giải quyết những vấn đề của Việt Nam.”

“Do đó sự thay đổi phải đến từ sức mạnh của quần chúng và bằng phương thức ôn hòa”. Ông Điềm, 44 tuổi, đã gặp tổng thống Bush và phó tổng thống Dick Cheney tại Tòa Bạch Ốc để kêu gọi đối sách của Hoa Kỳ trước việc nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Lúc chiến tranh Việt Nam chấm dứt, đa số thành phần lãnh đạo đảng Việt Tân mới chỉ ở lứa tuổi vị thành niên hoặc trẻ hơn thế nữa. Ngày nay, đảng viên Việt Tân trong nước bao gồm các nhà trí thức, các sinh viên đại học, và các công nhân lao động. Khi 12 tuổi, Ông Điềm là một trong hàng trăm ngàn thuyền nhân đến Hoa Kỳ tìm tự do vào cuối thập niên 70 vì không muốn sống dưới ách cai trị của bạo quyền Cộng Sản. Với bằng cao học trong ngành Quản Trị từ Đại Học Houston, ông đã từ bỏ chức vụ cao cấp trong ban điều hành tại một trung tâm y tế để làm việc toàn thời cho Việt Tân – hai chữ viết tắt của “Việt Nam” và “Canh Tân,” với ý nghĩa hiện đại hóa và canh tân toàn dân và toàn diện.

Ông Hoàng Tứ Duy, 36, cũng đã từ bỏ việc làm của một chuyên gia đầu tư ngân hàng để chú tâm vào vai trò Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân. Ông cho biết, “Để hỗ trợ cho xã hội dân sự tại Việt Nam, Việt Tân chú trọng vào việc nâng cao sức mạnh quần chúng qua các tổ chức độc lập và quyền tự do báo chí, cho dù không được chính thức công nhận.”

Khi các đảng viên Việt Tân bị chính quyền Việt Nam bắt vào tháng trước trong lúc đang chuẩn bị những truyền đơn về dân chủ, đảng Việt Tân đã quy tụ 300 công dân Mỹ gốc Việt đến biểu tình trước tòa đại sứ Việt Nam tại Washington, D.C., và đã tổ chức những buổi họp báo với các chính giới Hoa Kỳ để nêu rõ hoàn cảnh khó khăn của họ. Các dân biểu đã viết thư phản đối lãnh đạo Việt Nam và kêu gọi sự can thiệp từ nội các Tổng Thống Bush, và văn phòng tổng thống đã nhanh chóng gởi thông điệp phản đối đến Hà Nội.

Dân Biểu Cộng Hòa Ed Royce nói ông đã nêu vấn đề này với công sứ Việt Nam tại Washington là Lê Công Phụng, nhưng được cho biết rằng Hà Nội xem đảng Việt Tân như một “tổ chức khủng bố đã từ lâu nay vì chủ trương chống đối chính quyền Việt Nam bằng bạo lực.”

Việt Tân cho biết tuy một số đảng viên có giữ vũ khí để phòng thân trong thời kỳ dựng đảng vào thập niên 80, nhưng Đảng Việt Tân chưa bao giờ chủ trương tiến hành đấu tranh bằng vũ lực.

“Các sinh hoạt của chúng tôi trong nhiều năm qua đều đẩy mạnh công cuộc đấu tranh dân chủ qua những phương tiện ôn hòa, bất bạo động,” theo lời ông Hoàng Tứ Duy. Dân Biểu Ed Royce nói rằng các đảng viên Việt Tân bị bắt tại Sài Gòn đã “không mang súng đạn, mà là các truyền đơn dân chủ.”

Quá tức giận trước sự thất hứa cải cách của Hà Nội sau khi tham gia WTO vào năm ngoái, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật ràng buộc những viện trợ cho Việt Nam phải đi đôi với cải tiến về nhân quyền.

Hiện nay đảng Việt Tân đang tiếp xúc trực tiếp với Thượng Viện Hoa Kỳ để vận động thông qua dự luật này.

****

Pro-reform party coddled in US, branded terrorists in Vietnam

WASHINGTON (AFP) — They rub shoulders with US President George W. Bush and lawmakers in Washington but are shunned as “terrorists” by Vietnam’s communist leadership — members of US-based Viet Tan are stepping up their campaign for democratic reforms in their motherland.

Short for Vietnam Reform party, Viet Tan has built up a vast membership of Western educated Vietnamese spanning the globe and is fuelling an underground dissident network inside Vietnam.

Now, the group is boldly testing the limits of the authorities in Hanoi by secretly sending members to the tightly governed Southeast Asian state, taking the pro-democracy campaign right to the home ground.

Three of its members — two Americans and a French — were caught last month by the Vietnamese authorities together with three other Viet Tan associates — a Thai and two locals — in Ho Chi Minh City as they were preparing to distribute pro-democracy pamphlets.

One of the arrested Americans, a mathematician developing a machine to translate English to Vietnamese, was accused of entering Vietnam on a fake Cambodian passport.

All were branded “terrorists” in the state media and the arrests triggered protests from France and the United States, where lawmakers criticized Vietnam for what they call political and religious repression.

Hanoi has released one of the two Americans and the French citizen Nguyen Thi Thanh Van, a journalist with Radio New Horizon, whose nightly broadcast spreads Viet Tan’s message to counter Vietnam’ state-controlled media.

To highlight its growing influence in Vietnam, Viet Tan’s chairman, Do Hoang Diem, said farmers who participated in land protests that journalist Van featured in her broadcasts came to the jail were she was detained to offer flowers.

“Viet Tan holds that the Vietnamese people must solve the problems of Vietnam,” he told AFP.

“Change, therefore, must come through the power of the people in the way of grassroots, peaceful means,” said Diem, 44, who met Bush and Vice-President Dick Cheney at the White House earlier this year to seek action against Hanoi for cracking down on dissent.

Most of the leadership of Viet Tan were just teenagers or younger when the Vietnam war ended. Viet Tan’s members in Vietnam include intellectuals, university students, and workers.

Diem as a 12 year old was among hundreds of thousands of “boat people” who fled to the United States in the late 1970s after the war fearing communist rule.

A masters graduate in management from the University of Houston, Diem quit as a senior health care executive to work full time in Viet Tan, whose name is a contraction of “Viet Nam” and “Canh Tan,” which means wide-ranging reform and modernization.

“To support civil society in Vietnam, Viet Tan focuses on empowering the Vietnamese people through independent associations and a de facto free media,” said Duy Hoang, 36, who also quit as an investment banker to concentrate as Viet Tan central committee member.

When its members were caught last month by Vietnamese authorities preparing pro-democracy leaflets, Viet Tan rallied 300 Vietnamese-Americans to stage protests in front of the Vietnamese embassy in Washington and organized press conferences with lawmakers to highlight their plight.

The lawmakers wrote letters of protest to the Vietnamese leaders and sought intervention by the Bush administration, which swiftly lodged a protest with Hanoi.

Republican lawmaker Ed Royce said he raised the issue with Vietnamese envoy in Washington Le Cong Phung but was told that Hanoi regarded Viet Tan as a “terrorist organization that had long advocated armed activities against the government.”

Viet Tan said that while some of its members carried arms for self defense during its founding days in the 1980s, it has never pursued an armed struggle.

“Our activities for many years now have been promoting democracy by purely peaceful, non-violent means,” Duy Hoang said.

Viet Tan members arrested in Ho Chi Minh City “didn’t come armed with guns and ammo but leaflets and pamphlets touting democracy,” Royce said.

Angered by what it sees as a breach of promise by Hanoi to embrace reforms when it joined the World Trade Organization a year ago, the US House of Representatives has passed binding legislation that will tie US foreign aid to Vietnam to its human rights record.

Viet Tan is now knocking on the doors of the Senate to do the same.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”