Tam Sa Và Tám Chữ Cho Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng 9/12, Tôi tổ chức cho một số em sinh viên đi biểu tình phản đối Tam Sa. Chúng tôi đến sớm, đứng dưới chân cột cờ Hà Nội trên đường Điện Biên Phủ.

JPEG - 95.7 kb

Đi qua Bảo tàng Lịch sử Quân đội, ngắm nhìn những khẩu thần công cũ, nghe tiếng vọng của Đất nước bị xâm lăng, sẻ chia nỗi lòng xót xa vì Trường Sa, Hoàng Sa bị Tàu hóa. Đã lâu rồi không hát quốc ca nhưng hôm đó tôi đã hát như chưa bao giờ say mê đến thế.

Đứng trên lề đường Hoàng Diệu, tôi bắt nhịp hát Quốc Ca và Nối vòng tay lớn, thấy máu Lạc Hồng dâng trong huyết quản, nơi vẫn còn in dấu tay của công an bóp cổ xách đi hôm xử hai Luật sư đồng nghiệp 12 ngày trước đó. Ngay trong lúc cuồng nhiệt hô to phản đối Tam Sa, tôi vẫn thấy thiếu một cái gì đó. Cứ cảm giác, giống như đất nước mình, không có nội lực và sắp sửa bị nhấc bổng mang đi.

Việt Nam cô đơn – phát triển chỉ là bề mặt

Trước mặt là Đại sứ quán Trung Quốc, Sau lưng là “Ông Lê Nin ở nước Nga” phanh com lê khoe hói. Chúng tôi, những con người Việt Nam bé nhỏ, đứng giữa họ. Quay lưng về phía Ông Lê Nin, đối mặt với Bá quyền phương Bắc. Hô to Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Khi những tay công an “Trung Quốc” thô bạo đẩy đi, một người bạn Mỹ gọi điện nói: “Quân ơi, How are you?”. Tôi vẫn hô “Việt Nam, Việt Nam” một cách nghẹn ngào.

Tôi biết rằng mình sẽ bị mang đi như người ta xách con gà con vịt. Ngay lúc đó tôi nghĩ đến sự độc tài cộng sản. Nhưng khi bình tĩnh lại, tôi biết rằng mình bị xách đi còn là vì Việt Nam là một nước nhỏ và nghèo. Chúng ta đều biết rằng việc thành lập huyện Tam Sa chỉ là sự tiếp theo của dã tâm bành trướng hàng ngàn năm nay. Hơn nữa, vì cuộc khủng hoảng năng lượng đang ngày càng trầm trọng ở Bắc Kinh.

Lúc biết vươn bàn tay ra xa tận Châu lục đen để tìm kiếm dầu hỏa thì Trung Quốc chắc chắn cũng đặt ưu tiên lấn chiếm những vùng xung quanh đầy tiềm năng, đồng thời bảo vệ con đường biển huyết mạch cho các cảng biển vùng duyên hải phía Đông Nam. Trung Quốc đã gây ảnh hưởng ở Myanmar, Campuchia và đè đầu ta bằng cách liên tục tăng cường ảnh hưởng ở Biên giới và ở Lào, nay khi ta hơi cong mình, họ áp sát, xọc tiếp lưỡi giao kề cận ngang hông chúng ta bằng cách chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.

Ta tiếp tục cong người hay ta đứng dậy? Ta sẽ kêu lên. Đúng! Kinh thánh nói: “Khởi thủy là lời !” nhưng từ “bịt miệng” đến “bóp cổ” quá ngắn và quá nhanh. Kinh nghiệm mách bảo tôi, tốt nhất là không nên giãy. Nếu giãy nữa là sẽ chết dưới tay một thằng du côn. Sau đó một lãnh đạo bộ công an đã nói với tôi không nên đi biểu tình vì “không nên giây vào với thằng du côn (Trung Quốc) đó”. Dần dần một nỗi buồn sâu xa hơn xâm lấn cảm xúc mình. Đó là nỗi buồn của đất nước nhược tiểu.

Ta muốn làm bạn, ta mở cửa nhưng tất cả chỉ đến với chúng ta vì 85 triệu dân này đang bán sức lao động rẻ mạt cho họ và xài đồ tiêu dùng của họ. Nơi đây là mảnh đất màu mỡ cho các tư bản và quan tham chia chác. Nơi thiếu vắng pháp quyền là đất tốt của vi phạm và làm giàu bất chính. Nơi thiếu vắng dân chủ là tổ của bạo lực và sự yếu hèn. Nhưng khi muốn làm bạn với tất cả các nước là chúng ta cô đơn nhất. Bởi vì bản thân quốc gia không có bạn. Quốc gia chỉ có lợi ích mà thôi.

Tôi đã hát, đã hô đả đảo Trung Quốc nhưng cũng thấu hiểu sự bơ vơ đến độ khủng hoảng của Lãnh đạo Đảng Cộng sản ngay sau khi Liên Xô sụp đổ và cầu xin được gặp Trung Quốc “Bất cứ nơi đâu, nói về bất cứ vấn đề gì”. Trung Quốc đã lơ đi nhiều lần và cuối cùng đã cho phép gặp ở Thành Đô – Tứ Xuyên. Nhờ nhượng bộ nhiều điều mà có bình thường hóa quan hệ tháng 11 năm 1991.

Bình thường bang giao được với Trung Quốc giống như ta đã đưa tay xé rách được một tấm ni lông khổng lồ bịt kín toàn vùng biên giới. Cũng nhờ đó có được bình thường hóa Quan hệ với Mỹ tháng 7 năm 1995. Lịch sử ngoại giao hiện đại cũng nhiều điều làm cho ta suy nghĩ sâu hơn.

Tám chữ để lấy Thế và Lực

Giống như đoàn người biểu tình bị xua đuổi, tôi lo sợ một ngày người Việt chúng ta bơ vơ ngay chính trên quê hương này. Suốt cả tuần không làm được gì cả, chỉ đọc tin tức và suy nghĩ linh tinh. Nhưng rồi, tôi lạc quan và bắt tay viết những dòng chữ này bởi vì lịch sử Việt Nam và xu thế thời đại đều cho ta hy vọng. Vấn đề là Đảng Cộng sản có sáng suốt lựa chọn hay không.

Thay vì độc tài hãy chọn dân chủ. Thay vì chọn ý thức hệ Cộng sản, hãy chọn một ý thức dân tộc Việt Nam. Thay vì muốn làm bạn với “tất cả các quốc gia” hãy chọn một người bạn mạnh để liên minh. Thay vì cúi gập người trước Trung Hoa hay cực đoan chống lại, chúng ta hãy giữ quan hệ thuận hòa.

Do vậy, để có thể khẳng định được vị thế của mình và “sánh vai với các cường quốc” trong nửa đầu thế kỷ này, Việt Nam cần thiết lập và kiên trì theo đuổi một phương ngôn 8 chữ như sau “Liên Mỹ – Hòa Hoa – Dân Tộc – Dân Chủ”. Theo đó, Liên minh với Mỹ – Hòa hoãn với Trung Hoa là đối ngoại. Đề cao chủ nghĩa Dân tộc – Triệt để thực thi Dân chủ là đối nội. Tất cả những vấn đề đó có liên hệ với nhau. Và đầu tiên phải bắt đầu bằng một chiều ngược lại trong 8 chữ trên. Nghĩa là mọi việc phải bắt đầu từ Dân Chủ.

Chỉ có thực thi dân chủ thực sự con người Việt Nam chúng ta ở trong và ngoài nước, cờ vàng, cờ đỏ mới đứng lại với nhau, nhận nhau là anh em trong tình đồng bào và nhờ đó tinh thần dân tộc được nâng lên. Và khi đã đoàn kết được chúng ta trở nên mạnh mẽ và với ưu thế của cộng đồng Việt Nam ở Hải Ngoại, một khi đã được thông suốt về sức mạnh, sẽ là ảnh hướng tích cực lên chính sách đối ngoại của nước ngoài và việc Liên Minh với Mỹ dễ dàng được thực thi.

Việc hòa thuận với Trung Hoa cũng cho phép chúng ta Liên minh dễ dàng hơn với Mỹ và ngược lại vì Liên minh với Mỹ chúng ta có thể hòa hoãn một cách tương đối với Trung Hoa. Nhược bằng, nếu không có dân chủ, chúng ta sẽ mất hết. Bất cứ sự độc tài nào đều là phản động.

Khi còn là sinh viên đại học luật, trong một cuộc thi hùng biện – Tôi đã chọn đề tài là lịch sử hình thành dân tộc, vượt lên trên nhiều lý do khác nhau, có hai lý do điển hình là: Chống giặc ngoại xâm và phòng chống lũ lụt. Tinh thần dân tộc khi đứng trước những hiểm nguy chung bỗng nhiên trỗi dậy, mạnh mẽ và cấu thành một cơ chế hợp tác chung gọi là tổ quốc. Các nghiên cứu về xã hội dân sự gần đây của tôi cũng cho thấy rằng trong các nguồn vốn để phát triển, thì vốn xã hội (social capital) đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Vốn xã hội chính là tinh thần dân tộc, là văn hóa, là phong tục, tập quán Việt Nam..Việc tận dụng cơ hội này để đối thoại và đoàn kết, kiên trì theo đuổi 8 chữ trên chính là cách thức tốt nhất để chúng ta xây dựng và củng cố vốn xã hội nội bộ đang dần dần phục hưng trong lõi Dân tộc Việt Nam.

Trước hết, để nhìn lại bài học ngày hôm qua, Liên Mỹ nghĩa là để cho đoàn sinh viên biểu tình đi thêm chút nữa về hướng Đại sứ Quán Mỹ. Đừng dồn họ vào hồ Giảng Võ, bắt những người trẻ đó cởi áo có cờ tổ quốc ra trong gió rét và đánh đập dã man. Hòa Hoa là đừng xé cờ Trung Quốc, dẫm đạp lên đất và gào thét “đả đảo quá nhiều” mà biết tổ chức và hô những câu hay hơn, ý nghĩa hơn.

Dân tộc là biết ngợi ca tất cả các cuộc biểu tình ôn hòa của người trong và ngoài nước, nghĩa là đặt quốc gia Việt Nam trên hết, quyết định hơn bất cứ một ý thức hệ ngoại lai nào. Dân chủ là để cho dân “được mở mồm ra nói”, đừng bóp cổ anh em khi họ hát quốc ca, đừng vứt họ lên xe, đừng xua đuổi, hô họ là xì ke, là báo chí hãy đưa tin tích cực…

Làm được như tám chữ thì may mắn thay cho Việt Nam. Nếu không ngay cả một quốc gia cũng có thể mất đi như nhiều quốc gia đã vĩnh viễn biến mất trong lịch sử phát triển loài người.

Luật sư Lê Quốc Quân
Gửi cho BBC từ Hà Nội

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một trí thức ủng hộ dân chủ và đa nguyên chính trị tại Việt Nam. Quý vị có ý kiến gì về câu chuyện xin gửi về Diễn đàn BBC ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…