Tin Tức Mới Nhất Về Linh Mục Nguyễn Văn Lý Tại Nhà Tù Ba Sao, Nam Hà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 10-12 mới rồi, bà Nguyễn Thị Hiểu cùng một người cháu ruột của linh mục Lý, tên là Nguyễn Văn Thám, đã đến trại tù K1, Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà thăm cha Lý (lần thứ tư kể từ ngày 30-3-2007). Nộp giấy tờ ở cổng lúc 8g30, đến 11g cả hai mới được thăm gặp.

JPEG - 71 kb

Linh mục Lý xuất hiện trong chiếc áo tù sọc xanh. Trông vẫn mạnh khỏe và tươi tắn, ung dung và kiên nghị. Cha cho biết mình vẫn tiếp tục bị biệt giam, không có giấy bút, không có sách nguyện (kinh nhật tụng của mỗi linh mục mà gia đình gởi vào từ lâu nhưng trại không cho cha dùng). Chỉ “được phép” đọc báo Pháp luật (của nhà nước) và học Anh ngữ qua hai cuốn từ điển Việt Anh và Anh Việt do gia đình đã gởi mà trại cho nhận. Ngoài ra, còn một “đặc ân” khác là thỉnh thoảng được xem truyền hình (đài VTV của CS). Cha có nhờ gia đình vào lại giáo xứ Phúc Nhạc, giáo phận Xuân Lộc, thuộc xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), hỏi xem vụ việc hôm 5-11, đã diễn ra lễ trao tặng tước hiệu Đại hiệp sĩ (còn gọi là Hiệp sĩ đại thánh giá, do Đức Giáo hoàng ban) cho một linh mục hay một giáo dân gì đó, có sự hiện diện của mấy vị Giám mục, mà đài truyền hình nhà nước có tường thuật. Bà Hiểu và anh Thám tỏ ra hơi ngạc nhiên vì không biết, nên hứa sẽ vào tìm hiểu để báo lại trong chuyến thăm sau. Cha Lý nói:

– Lần tới, thay vì đi thăm tháng 3-2008, thì xin Chị đi thăm sớm hơn một tí. Em băn khoăn không biết vì sao vị ấy có vẻ “tốt đời đẹp đạo”, vừa có công trạng trước mặt Giáo hội (Đức Giáo hoàng ban tước, các đức Giám mục đến trao), vừa được nhà nước ưu ái cử đại diện đến dự, rồi lại còn đưa lên tivi nữa. Nếu thế thì việc em tố cáo nhà nước bách hại tôn giáo, khống chế Giáo hội xem ra vô ích quá! (xin xem thêm chú thích ở dưới).

Trước khi giã từ, cha Lý mượn cây bút của bà Hiểu và xin một mảnh giấy để ghi lại kinh “Ôi Giêsu…” nhưng cha có cải biên chút ít cho hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, sau khi linh mục bị dẫn vào lại phòng giam, thì cán bộ đã bắt bà Hiểu chép lại, chứ không được giữ thủ bút của cha Lý. Ngoài ra, có vài lá thư mà mấy cháu của cha bên Mỹ đã nhờ phái đoàn Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ đem về hôm tháng 10-2007, nay bà Hiểu trao cho cha Lý trước mặt cán bộ, nhưng họ vẫn giữ lại để kiểm soát trước (có trao lại hay không thì “hồi sau sẽ rõ”!!). Các thực phẩm bới xách (trong đó có vài món tươi), cha Lý vẫn không được mang ngay vào. Chắc là nhà nước ta quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân dân ta!

Lần này, bà Hiểu tiếp tục đòi lại chai rượu lễ (rượu nho nhập từ Pháp) mà hai linh mục Huế đã đem ra cho cha Lý hôm 05-09 nhưng trại giữ lại không cho cha nhận. Hôm 10-10, theo gợi ý của cha Lý, bà đã đòi lại nó –để đem về trả cho tòa Giám mục- từ viên thiếu tá tên Nam là người cất giữ nhưng ông ta chưa giao. Lần này, ông ta vắng mặt, nên cán bộ phụ trách thăm gặp phải điện thoại để ông ta cho người đem tới. Thế nhưng rượu đã bị chuyển từ chai thủy tinh sang một chai nhựa đựng nước khoáng nhỏ hơn. Về lại Huế, khi nhận chai rượu từ tay bà Hiểu để bỏ lại vào kho, linh mục quản lý Nhà Chung nếm thử thì thấy nó nhạt thếch như nước lã !?!

Tưởng cũng nên nói thêm: sau khi gặp linh mục quản lý (chiều ngày 11-12), bà Hiểu xin được yết kiến Đức Tổng Giám mục Nguyễn Như Thể để thông báo tình hình và chuyển lời kính thăm của vị tù nhân lương tâm đến chủ chăn của mình. Cha quản lý bảo bà cứ tạm về, ngày mai hãy tới, vì Đức Cha đi khỏi. Bà Hiểu nhờ cha quản lý trình báo và xin phép trước. Hôm sau, bà lại tất tả đến Tòa Giám mục. Linh mục quản lý vẫn bảo là Đức Cha đang đi đâu đó. Bà kiên nhẫn đợi cả mấy giờ đồng hồ. Cuối cùng, thấy mặt vị chủ chăn của linh mục Lý, bà xấn tới xin gặp, thì Đức Cha Thể chỉ buông một câu: “Tới gặp cha quản lý!” rồi bỏ đi. Bà Hiểu đành cay đắng ra về.

Đây là lần thứ 3 bà đến tòa giám mục Huế, xin gặp Đức Tổng giám mục sau khi thăm cha Lý về, để báo cáo tình hình sức khỏe và chuyển lời hỏi thăm của cha Lý, nhưng lần nào cũng bị từ chối. Chính Đức Cha cũng cấm phổ biến công khai cho mọi linh mục Giáo phận cuốn “Vụ án linh mục Nguyễn Văn Lý và lương tâm Công giáo”!?! Chỉ duy mình Đức Giám mục Phụ tá Lê Văn Hồng là ân cần tiếp đón, hỏi thăm. Tưởng cũng nên nhắc lại là trong hơn 15 lần thăm nuôi linh mục Lý đợt tù thứ ba (2001-2005), gia đình cha Lý cũng chỉ được Đức TGM Nguyễn Như Thể cho diễm phúc gặp một lần, cũng như chỉ một lần diễm phúc được ngài tặng 50 đôla để thăm nuôi cha Lý.

Dẫu sao, vị tù nhân kiệt xuất cô đơn đang được nhiều người nhớ đến qua chiến dịch gởi thiệp Giáng sinh do cô Sarah-Anne Thanh Hà và thân hữu phát động như dưới đây:

Kính thưa quý đồng hương,

Lm Nguyễn văn Lý đã thét lên bằng chính sự căm nén trong lòng một dân tộc đang bị kìm hãm dưới bàn tay của một chế độ độc tài toàn trị trong phiên tòa ô nhục ngày 30 tháng 3 năm 2007.

Đả đảo Đảng Cộng sản Việt Nam!

Tiếng hô khẳng định rằng dân tộc Việt Nam không bao giờ quỳ gối trước bạo quyền vô nhân. Đó là nguồn năng lượng tinh thần bất tận cho tất cả mọi người đã đang và sẽ dấn thân tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ tự do.

Nếu quý vị muốn gởi thiệp Giáng Sinh đến LM Nguyễn văn Lý, xin gởi về địa chỉ sau đây:

Lm Nguyễn Văn Lý
Trại tù K1
Xã BA SAO
Huyện KIM BẢNG
Thị xã PHỦ LÝ,
Tỉnh HÀ NAM,
VIỆT NAM

Nhóm phóng viên FNA từ Huế

Chú thích: Trên các trang điện tử của các báo CS như báo Đồng Nai, báo Người Lao động, báo Lao động, báo Sài Gòn giải phóng và trên VTV (truyền hình nhà nước) các ngày 5-7/11/2007, có đăng bản tin: “Ngày 5-11, tại giáo xứ Phúc Nhạc thuộc xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) đã diễn ra lễ trao tặng tước hiệu Đại hiệp sĩ (còn gọi là Hiệp sĩ đại thánh giá) cho giáo dân Lê Đức Thịnh, 46 tuổi. Đây là tước hiệu cao quý mà Tòa thánh Vatican đã ban tặng cho một giáo dân Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn trong hoạt động từ thiện và xây dựng xã hội bác ái, phúc âm… Lễ phong tước được tổ chức với sự hiện diện của đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, 3 giám mục phụ trách các giáo phận Nha Trang (ct: GM Nguyễn Văn Hòa), Xuân Lộc (ct: GM Nguyễn Chu Trinh), Mỹ Tho (ct: GM Bùi Văn Đọc) và hơn 120 linh mục, cùng đông đảo bà con giáo dân”… “Giáo dân Lê Đức Thịnh là người đã tích cực đứng ra vận động mọi tín đồ Kitô giáo sống phúc âm giữa lòng dân tộc, sống tốt đạo đẹp đời. Bên cạnh, ông đã dũng cảm đứng lên tranh đấu chống lại mọi biểu hiện, hành vi lợi dụng tôn giáo để chống phá Giáo hội, chống phá pháp luật Nhà nước, làm phương hại đến chính sách đại đoàn kết dân tộc”… “Phát biểu tại lễ thụ phong, ông Thịnh, khẳng định, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện cho bà con giáo dân tích cực tham gia các hoạt động của giáo hội và đóng góp sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”… “Tại buổi lễ, ông Nguyễn Túc – Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban TƯMTTQVN – khẳng định: Việc Đức Giáo hoàng Benedict XVI phong tước Hiệp sĩ Đại Thánh giá cho ông Lê Đức Thịnh đã minh chứng cho chính sách tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Những việc làm của ông Thịnh đã góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Dĩ nhiên người đã giới thiệu ông Thịnh với Tòa Thánh chỉ có thể là Đức Giám mục Giáo phận Xuân Lộc Nguyễn Chu Trinh.

http://www.baodongnai.com.vn/default.aspx?tabid=556&ItemID=23773

http://www.nld.com.vn/tintuc/chinh-tri-xa-hoi/206816.asp

http://www.laodong.com.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=63181

http://www.sggp.org.vn//xahoi/2007/11/129357/

http://www.docbao.com.vn/enewsdetail/14/34970/34970/default.dec

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư. Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an, chứ không phải để kéo đến gây cản trở cho những điều ấy.

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…