Nhà Đấu Tranh Dân Chủ Trương Văn Ba Đã Về Lại Hoa Kỳ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chuyến bay CI 18 của hãng hàng không China Airlines chở nhà đấu tranh dân chủ Trương Văn Ba đã đáp xuống phi trường quốc tế Honolulu vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày Thứ Tư, 12 tháng 12 năm 2007. Ra đón ông Trương Văn Ba tại phi trường có ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân và khoảng 25 đại diện đoàn thể, thân hữu và các đảng viên đảng Việt Tân tại Hawaii. Ngoài ra còn có sự hiện của đại diện Radio Sóng Việt, Hệ thống Radio Tiếng Nước Tôi, Tuần Báo Việt News, Hạ Uy Di Thời Báo, Đài Truyền Hình STBN Hawaii.

JPEG - 75 kb

Khi ông Trương Văn Ba xuất hiện ngay tại lối ra của phòng quan thuế, đồng hồ chỉ đúng 8 giờ 5 phút. Tuy sắc mặt còn đọng những nét mệt mỏi sau một chuyến bay dài và nhất là bị mất sức sau 24 ngày phấn đấu trong lao tù CSVN, ông Trương Văn Ba đã nở nụ cười nhận vòng hoa đón chào đầu tiên từ ông Lý Thái Hùng. Sau đó, ông Lý Thái Hùng đã hướng dẫn ông Trương Văn Ba ra phía ngoài để gặp gỡ các thân hữu, đại diện đoàn thể đã tụ tập chờ đón ông Ba từ 7 giờ sáng. Mọi người đã lần lượt choàng vòng hoa, bắt tay, trong khi đó, hai biểu ngữ lớn đã được đưa lên cao trong tiếng vỗ tay của mọi người: “Chào Đón Nhà Dân Chủ Trương Văn Ba” và “Welcome Home Freedom Hero Trương Văn Ba”.

JPEG - 99.6 kb
Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân, chào mừng sự trở về của ông Trương Văn Ba.

Ông Lý Thái Hùng đã thay mặt đảng Viêt Tân có đôi lời chào đón ông Trương Văn Ba và ông cho rằng CSVN bị buộc phải trả tự do cho ông Ba cho thấy là những vu khống đảng Việt Tân là khủng bố hoàn toàn thất bại. Sau đó, ông Trương Văn Ba đã chia xẻ một số cảm nghĩ trong ngày được tự do trở về lại Hoa Kỳ. Những lời phát biểu rất chân tình của ông Ba đã bị gián đoạn nhiều lần vì những tiếng vỗ tay tán đồng của mọi người tham dự. Ông Ba đã nói rằng: “Khi nằm trong hoàn cảnh bị tù tội và dưới sự khống chế của Việt cộng, tôi mới hiểu được lời tuyên bố của Linh Mục Nguyễn Văn Lý cách đây nhiều năm. Đó là tất cả những gì mà Ngài nói hay viết trong lúc bị giam cầm không phải xuất phát từ con người thật của Ngài, do đó hoàn toàn vô giá trị. Cá nhân tôi cũng vậy, dưới sự khủng bố đến cùng cực của công an Việt cộng, tôi đã phải nói, phải viết những điều hoàn toàn trái với lý tưởng và con người thật của tôi. Do đó, tôi xin tuyên bố là tất cả những gì Việt cộng ép tôi phải nói, phải viết đều hoàn toàn vô giá trị”.

JPEG - 97.6 kb
Chiến hữu và bạn hữu mừng đón ông Trương Văn Ba.

Đối với những người bạn còn trong lao tù Việt cộng, ông Ba đã nói rằng: “Mặc dù tôi đã được tự do, nhưng các bạn của tôi vẫn còn đang bị giam giữ. Đặc biệt là hai người bạn ở Việt Nam là anh Nguyễn Thế Vũ và anh Nguyễn Viết Trung. Việt cộng sẽ tìm cách trừng phạt họ một cách nặng nề, nếu không có áp lực của quốc tế. Do đó, tôi sẽ bỏ hết thì giờ và nỗ lực để tranh đấu cho những nhà dân chủ đang bị giam cầm, trong đó có những người bạn của tôi. Tôi xin kêu gọi quý vị và các bạn phải làm áp lực mạnh mẽ hơn để buộc VC phải trả tự do cho tất cả những người còn đang bị giam giữ”. Sau cùng, ông Trương Văn Ba đã ngỏ lời cảm ơn chân thành đến các đoàn thể, các cơ quan truyền thông, các thân hữu, các đảng viên Việt Tân trên toàn thế giới và đặc biệt là chính giới và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã tận lực tranh đấu để Việt cộng phải chấp nhận lùi bước trả tự do cho cá nhân ông. Buổi tiếp đón sự trở về của nhà đấu tranh dân chủ Trương Văn Ba đã diễn ra trong vòng 20 phút ngay tại phi trường quốc tế Honolulu. (Nam Tùng)

JPEG - 162.8 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.