Thế Đối Đầu Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự kiện nhà nước Cộng Sản Việt Nam (CSVN) bắt giam ba đảng viên Việt Tân ở hải ngoại về nước hoạt động và ba nhân sự khác tại Việt Nam và Thái Lan vào ngày 17 tháng 11 vừa qua là dấu hiệu của những thế đấu tranh đối đầu mới đang hình thành tại Việt Nam. Hai ngày sau, khác với những lần trước, kỳ này Việt Tân đã chủ động đưa thông tin rộng rãi đến dư luận rộng khắp, cả Việt lẫn không Việt, đặt chế độ vào tình trạng phải chống chế. Đến ngày 23 tháng 11, Bộ Ngoại Giao CSVN mới xác nhận bắt giữ ba người trong số sáu người Việt Tân công bố, nhưng không đề cập gì đến ông Nguyễn Quốc Quân. Mười ngày sau, tức 27 tháng 11, các tờ báo Công An Nhân Dân (CAND) và Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) mới chính thức xác nhận tin tức về ông Nguyễn Quốc Quân, nhưng lại bắt đầu chiến dịch tuyên truyền vu khống Việt Tân là tổ chức khủng bố với những bằng chứng thô sơ và những lập luận trẻ con. Có thể CSVN đã dành mười ngày qua để tìm cách phản ứng thích hợp đối với dư luận quốc tế về việc bắt giữ những công dân Mỹ, Pháp, v.v… Nhưng dù mưu mẹo và xảo quyệt cách mấy, cách dàn dựng của CSVN đã để lộ quá nhiều giả dối và kém cõi trong tình thế mới hiện nay.

JPEG - 111.3 kb

Trước hết, việc vu khống chụp mũ đảng Việt Tân là khủng bố là chiến lược mang tính nhất quán của chế độ trong những năm gần đây. Mục đích của CSVN trong việc dán nhãn hiệu khủng bố cho Việt Tân là để vừa có đủ lý do chính đáng và hợp lý để bắt giam không chỉ những người bị tình nghi là đảng viên Việt Tân mà bất cứ những ai liên hệ đều có thể bị trừng phạt khắt khe bởi vì có “âm mưu khủng bố”. Hơn nữa, đã là liên hệ đến khủng bố thì thế giới, dù có muốn, cũng khó can thiệp hơn rất nhiều. Thêm vào đó, cơ sở trung ương của Việt Tân là tại Hoa Kỳ, mà Hoa Kỳ đang là quốc gia lãnh đạo thế giới trong cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9. CSVN muốn mượn tay Hoa Kỳ để loại trừ tính hợp pháp của đảng Việt Tân ngay trên địa bàn hoạt động gốc của mình. Đó là thế cờ cao của CSVN: một mũi tên bắn hai con chim. Cũng vì thế nên chế độ đã nỗ lực đưa ra bao nhiêu sự kiện trên các cơ quan truyền thông chính của họ để bôi nhọ, đánh phá, và thắt chặt Việt Tân với các hành động ác, bạo lực, và qua đó quỷ hóa (demonize) hình ảnh của Việt Tân với quần chúng Việt Nam.

Điển hình là các bài báo của CAND và SGGP vào ngày 27/11 vừa qua, và các bài hay dữ kiện này được phổ biến hay khai diễn trong một số bài viết trên các báo khác. Các tựa đề rất kêu của họ như “Thêm những bằng chứng hoạt động khủng bố của Việt Tân chống Nhà nước Việt Nam” hay “Phá âm mưu khủng bố của tổ chức phản động Việt Tân”… Thế nhưng các dữ kiện mà phía CSVN kết tội Việt Tân là khủng bố bao gồm:

…gần 7.000 tờ truyền đơn phản động của Việt Tân, hơn 8.000 bao thư, 3.775 tem bưu chính, 1.000 đề can in logo của Việt Tân, trên đó có ghi tần số, giờ phát sóng của đài “Chân trời mới” chống phá Việt Nam quyết liệt và một số công cụ, phương tiện phạm tội.

“Một số công cụ, phương tiện phạm tội” là gì thì họ không nói rõ, nhưng chắc chắn không đáng kể so với các dữ kiện CSVN đã nêu trên. Các tờ truyền đơn, gọi là phản động của Việt Tân, nói gì trong đó thì CSVN cũng không cho biết. Nhưng theo thông cáo báo chí số 4 từ đảng Việt Tân thì đó chỉ là những truyền đơn cổ võ công cuộc đấu tranh bất bạo động mà Việt Tân đang tiến hành, và Việt Tân đã thách thức chế độ trưng bày các bằng cớ này. Ngoài ra, CSVN cũng gán ghép, dù chưa đủ bằng chứng, hai nhân vật Lê Văn Phan và Nguyễn Thị Thịnh, được xem là Việt Kiều từ Mỹ về, có mang theo một khẩu súng ngắn hiệu Ruger và 13 viên đạn, có thể là thành viên của đảng Việt Tân. Việt Tân cũng bác bỏ sự liên hệ với hai nhân vật này và bày tỏ quan điểm không tán thành các hành động đó.

JPEG - 8.9 kb

Thật ra, không rõ chuyến máy bay CX767 mà Lê Văn Phan và Nguyễn Thị Thịnh khởi hành từ đâu, có phải từ Mỹ chăng! Nếu là từ Mỹ thì coi bộ kỳ này an ninh của Mỹ đang có một lổ hỏng lớn, và điều này chắc chắn sẽ trở thành một vấn đề chính trị lớn tại Mỹ. Những ai đến và đi từ phi trường Mỹ đều biết rất rõ sự khám xét, nhất là sau 11/9, là vô cùng nghiêm khắc và kỹ lưỡng. Một cái kéo hay hộp kem đánh răng còn không qua mặt được an ninh Hoa Kỳ, huống chi là một khẩu súng và mười ba viên đạn. Ngoài ra, thử nghĩ một người biết tính toán và suy nghĩ một chút sẽ đặt dấu hỏi tại sao phải vượt qua bao nhiêu cửa an ninh, từ Mỹ sang Việt Nam, một nhiệm vụ gần như bất khả (mission impossible) trong thời đại hiện nay, trong khi đó có tiền là có thể có những thứ như thế tại Việt Nam, tội gì phải đi qua các chặng đường như thế. Hơn nữa, một khẩu súng với chừng đó viên đạn có thể làm được gì để thay đổi tình hình Việt Nam? Có tạo thêm thế và lực cho Việt Tân hay không? Hỏi thì mới thấy ngay rằng chỉ còn một cách giải thích đơn giản dễ hiểu mà ai cũng cảm được ngay. Rằng đây là một sự dàn dựng của chế độ để tiếp tục kết tội Việt Tân là khủng bố. Nhưng trò dàn dựng này có thể là một trong những chiến thuật sai lầm lớn của chế độ, bởi CSVN đã vô tình hay cố ý đánh giá thấp nền an ninh của Hoa Kỳ, qua đó lôi Hoa Kỳ vào trận thế mà chưa chắc đã có lợi gì cho CSVN. Đây quả là cơ hội rất tốt để Việt Tân khai dụng các dữ kiện mà CSVN trưng bày để hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ, nhất là các cơ quan an ninh, vào cuộc điều tra này. Nếu Việt Tân kiên định chủ trương đấu tranh bất bạo động, nghĩa là hoàn toàn không dính líu gì đến khẩu súng và mấy viên đạn, thì kết quả điều tra chắc chắn mang lại lợi ích cho Việt Tân.

Thật ra, từ ngày thành lập đến nay, không có bằng chứng chính thức và khả tín nào cho thấy Việt Tân là một tổ chức khủng bố, hay làm điều gì để người dân Việt Nam khiếp sợ mà phải nghe hay làm theo. Dĩ nhiên, những bằng chứng mà CSVN đưa ra về một đối thủ mà họ luôn muốn trù dập và tiêu diệt không thể được xem là khả tín.

Cũng nên biết rằng định nghĩa của Liên Hiệp Quốc về khủng bố, tương đối phổ biến và được sự đồng thuận của đa số quốc gia, là như sau:

Những hành động tội phạm, kể cả chống lại người dân lành, được thực hiện với mục đích gây chết chóc hay thương tích cơ thể trầm trọng, hoặc bắt làm con tin với mục đích kích động một trạng thái khiếp sợ trong lòng quần chúng hay một nhóm người hay một số người nào đó, hăm dọa dân chúng hay bắt buộc một chính quyền hay một tổ chức liên quốc phải làm hay không làm một hành động nào đó, mà cấu tạo thành những vi phạm trong phạm trù của và được định nghĩa bởi các hiệp định và nghị định quốc tế liên quan đến khủng bố (Nghị Định 1566 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được thông qua ngày 8 tháng 10 năm 2004).

Nói đơn giản hơn, khủng bố là sự khai thác, sử dụng hay đe dọa sử dụng các hình thức bạo lực một cách có hệ thống, và cố tình hăm dọa và ảnh hưởng để đưa đến những thay đổi chính trị, tôn giáo hay ý thức hệ v.v… (xin mở ngoặc ở đây để thưa rằng định nghĩa này rất thích hợp để mô tả một chế độ không thật sự do dân bầu ra mà lại luôn kìm hãm và sử dụng bạo lực để cai trị dân. Ngay trong thời chiến, chủ trương khủng bố người dân ở nông thôn để họ phải làm theo những gì cộng sản yêu cầu, hay các sự kiện về hàng ngàn người chết trong Tết Mậu Thân 1968 hay Đại Lộ Kinh Hoàng 1972 v.v… đủ để chứng minh ai mới là kẻ khủng bố).

Dựa trên định nghĩa này, các dữ kiện và lập luận mà CSVN đưa ra để vu khống Việt Tân là khủng bố quả thật là gượng ép và mị dân. Ngoài các tài liệu tịch thu được, bảy người bị bắt giam (sau đó một người được thả) đều là những chuyên gia hoặc thương gia, nhà báo hoặc sinh viên. Họ cũng là những người cha, người vợ và cũng là những người con, có mái ấm gia đình và có chỗ đứng tương đối trong xã hội. Họ chưa từng được huấn luyện cầm súng hay làm điều gì có liên hệ đến khủng bố. Nói cách khác, họ hoàn toàn đấu tranh bằng tinh thần ôn hòa và hợp pháp.

JPEG - 84.1 kb

Trong thời thập niên 1980, ngay cả lúc tướng Hoàng Cơ Minh và thành phần lãnh đạo nồng cốt của Việt Tân vẫn còn sử dụng phương tiện vũ lực chủ yếu để tự vệ và bảo toàn lực lượng khi đối đầu với một kẻ thù đầy đủ phương tiện và vũ khí, các kháng chiến quân của Mặt Trận chưa bao giờ sử dụng hay đe dọa sử dụng bạo lực để khủng bố người dân. Trận đụng độ lớn giữa Mặt Trận và quân đội CSVN là vào tháng 8 năm 1987, nhưng đó là cuộc chiến tự vệ của những người đi tìm con đường giải phóng Việt Nam thoát khỏi một chế độ vừa độc tài tàn bạo vừa là con cờ của ngoại bang (Liên Sô). Cuộc chiến cứu nước đó để chấm dứt độc tài hầu tạo điều kiện tối ưu để canh tân Việt Nam là hoàn toàn chính đáng, bởi khi một chính quyền không còn phục vụ nhân dân, và không phải do dân và vì dân nữa, thì người dân có quyền và chính nghĩa để thay đổi nó, bằng cuộc bầu cử hợp pháp hay bằng cuộc cách mạng vũ lực. Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776 do nhà lập quốc Thomas Jefferson biên soạn cũng đã khẳng định tinh thần như thế.

Dĩ nhiên chế độ cộng sản không bao giờ để một cuộc bầu cử tự do và hợp pháp xảy ra. Do đó, các cuộc kháng chiến chống cộng vào thời điểm đó là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, điều rõ ràng là tướng Hoàng Cơ Minh và các lãnh đạo Việt Tân thời 1980 không bao giờ nghĩ bạo lực là con đường giải quyết bài toán Việt Nam. Ông chủ trương một cuộc đấu tranh vận dụng để cùng với quần chúng Việt Nam mang lại thay đổi. Thừa biết một quân đội hùng mạnh như Việt Nam Cộng Hoà, và hơn nữa, được sự yểm trợ quân sự tối tân hàng đầu như Mỹ, mà còn chưa đánh gục được quân đội Bắc Việt, thì một tướng lãnh kinh nghiệm và giỏi dụng binh như tướng Hoàng Cơ Minh không thể mơ hồ về giải pháp quân sự. Hơn nữa, lãnh đạo Việt Tân không bao giờ chủ trương dùng vũ lực để hiếp đáp người dân, bởi điều dễ hiểu là cho dù muốn cũng không làm được. Bọn khủng bố chỉ hiếp đáp được người dân, bắt họ phải nghe theo nếu có đủ phương tiện vũ khí, nhân sự và chiến thuật, và hơn nữa, phải có tính ác, nhẫn tâm và niềm tin mù quáng mới tiến hành các hành động khủng bố được. Không đủ các điều kiện đó thì mọi nỗ lực đều phản tác dụng. Mặt Trận có thể có chiến thuật nhưng rõ ràng thiếu các yếu tố còn lại. Tóm lại, các tài liệu CSVN trưng bày và các cơ quan truyền thông CSVN tung hô trong thời gian qua là sự dàn dựng, bóp méo và vu khống từ căn bản.

Kể từ khi tướng Hoàng Cơ Minh hy sinh trong trận Nam Lào đến nay, chiến thuật của Việt Tân đã thay đổi đáng kể tuy chủ trương vẫn là làm sao huy động quần chúng tham gia đấu tranh chấm dứt độc tài. Thay đổi, nhưng không hề chủ trương sử dụng vũ lực. Từ ngày thành lập, Việt Tân luôn đề cao sức mạnh của dân tộc, và hiểu rõ rằng sự thành công đến được hay không là chủ yếu tùy thuộc vào quần chúng Việt Nam. Việt Tân cũng thấu hiểu rằng để huy động được quần chúng thì không thể chỉ hô hào suông là đủ mà phải cùng họ xây dựng niềm tin và lực lượng để từng bước phát triển trên bình diện rộng lớn. Do đó, sau khi chấm dứt các đợt Đông Tiến vào thập niên 1980 và trước khi hàng trăm ngàn người Việt hải ngoại về nước, Việt Tân vẫn tiếp tục tìm cách đưa người về nước hoạt động. Tất nhiên, những con đường đó muôn vàn chông gai và gian nguy hơn các chuyến đi về Việt Nam bây giờ, và cũng có những lúc sa cơ, thất bại.

Ngày hôm nay, công cuộc đấu tranh cần sự vận dụng đa dạng các đặc tính đa nguyên của người Việt trong và ngoài nước cũng như các cơ quan, tổ chức và chính phủ liên quốc và quốc tế. Mỗi thời điểm chiến lược chiến thuật cần phải thay đổi cho thích hợp. Đó là điều tự nhiên, bởi chỉ có những ai không linh động thay đổi theo tình thế, không chịu nương theo xu hướng chung của thế giới, thì sẽ khó thành công, nếu không phải là tất bại. Hiển nhiên, có người cho đó là chính trị thời cơ, và tìm cách dán nhãn hiệu xấu xa lên hành động như thế. Nhưng xã hội, kinh tế, chính trị và cả văn hóa có bao giờ đứng nguyên một chỗ. Mọi sự thay đổi theo thời gian, và đó là luật tiến hóa của vũ trụ. Không vận dụng cơ hội của mình thì không chỉ thiệt cho mình mà còn thiệt cho cả tiến trình dân chủ hóa của Việt Nam. Đấu tranh bất bạo động là con đường, là phương thức hợp thời, đối với tình thế Việt Nam và thế giới hiện nay. Và dù tiệm tiến, nhưng khi thành công sẽ mang lại một sinh khí mới để người Việt Nam biết làm chủ đất nước của mình, và không chấp nhận bất cứ một chế độ chuyên quyền hay bạo ngược nào “đè đầu cởi cổ” mình nữa (xin đọc bài tiếp theo về đề tài này).

Tóm lại, sự kiện 17/11 vừa qua cho thấy chế độ CSVN đã không lường được phản ứng của đảng Việt Tân kỳ này, cho nên lộ rõ sự lúng túng đối phó, từ Bộ Ngoại Giao cho đến các cơ quan an ninh của chế độ. Lên án Việt Tân là tổ chức khủng bố bằng các dữ kiện thô sơ và bằng những lý luận rất trẻ con chỉ ngày càng chứng tỏ sự bất tài và bí lối của chế độ. Làm như thế khó thuyết phục được dân chúng trong nước, huống chi là các tổ chức quốc tế hay các chính phủ Hoa Kỳ, Pháp v.v… Họ chắc chắn không ngây thơ và lại càng không cả tin như CSVN nghĩ. Các cơ quan tình báo Mỹ thừa khả năng để biết các hoạt động của Việt Tân gần ba thập niên nay, đặc biệt là các hoạt động mang tính vũ lực thời thập niên 1980. Họ cũng thừa biết cả việc chế độ CSVN luôn muốn dán nhãn hiệu “khủng bố” lên đảng Việt Tân. Thế nhưng từ các chuyên gia Tây phương về Việt Nam như Carlyle Thayer viết về Việt Tân cho đến Tổng Thống Hoa Kỳ George W Bush tiếp xúc Chủ Tịch Đỗ Hoàng Điềm đều không xem Việt Tân là một tổ chức thuộc loại như thế. Ở những nơi Việt Tân hiện diện, nhiều chính trị gia của các đảng chính trị lớn đều có quan hệ tốt với đảng viên Việt Tân và tích cực hỗ trợ cho các nỗ lực vận động dân chủ và bảo vệ nhân quyền. Cho nên các trò dơ bẩn dàn dựng “súng đạn” thô sơ như thế dễ gì qua mặt được thế giới. Ngược lại, qua nỗ lực chung trong thời gian qua, một số lãnh đạo chính trị trên thế giới nhìn thấy tính hợp pháp của Việt Tân nói riêng, và chính nghĩa đấu tranh cho tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam nói chung. Vì chính nghĩa đó quá rõ ràng nên việc CSVN liên tục đàn áp các nhà dân chủ trong nước và các đảng viên Việt Tân mới đây không chỉ cho thấy ai mới là kẻ khủng bố mà còn giúp gia tăng giá trị của chiến lược đối đầu bất bạo động mà phong trào dân chủ Việt Nam hiện đang theo đuổi.

JPEG - 73.5 kb
Từ trái sang phải: Ông Ðỗ Thành Công, thành viên Ban Lãnh Ðạo Ðảng Dân Chủ Nhân Dân; Ông Lê Minh Nguyên, Trưởng Ban Ðiều Hành Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam; Phó Tổng thống Dick Cheney; Tổng Thống George W. Bush; Ông Ðỗ Hoàng Ðiềm, Chủ Tịch Ðảng Việt Tân; Ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ Tịch Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản (Hình AFP)

Trung Việt
Úc Châu, 28/11/2007

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…