Hội luận Về Việc Đại Sứ Hoa Kỳ Tiếp Xúc Cộng Đồng Người Việt Tại Nam California

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xin thân ái kính chào quý thính giả, chúng tôi là BS. Nguyễn Trọng Việt rất hân hạnh được hầu chuyện quý thính giả trong chương trình hội luận ngày hôm nay. Kính thưa quý thính giả, trong ngày lễ nghỉ weekend vừa qua ở tại miền nam California nói riêng cũng như dư luận này đã trải dài trên toàn thế giới, có một tin mà làm cho nhiều người rất quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về ý nghĩa của nó. Chúng tôi muốn nói đến chuyến viếng thăm của ông tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak. Ông ta đã đến thăm thủ đô tị nạn ở Little Saigon. Và xin quý vị trong cuộc nói chuyện hôm nay, chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu đến quý thính giả hai vị khách rất đặc biệt, và hai người có lẽ cũng có mối quan hệ và làm việc thân cận với những biến cố vừa nêu. Chúng tôi muốn nói đến đầu tiên nữ dân biểu liên bang bà Loretta Sanchez. Bà là một người mà cộng đồng chúng ta ở đây rất quen thuộc và một trong những người đã tranh đấu rất bền bỉ và rất quyết liệt cho công cuộc đấu tranh chung cho cộng đồng người Việt nhằm để dân chủ hóa đất nước đem lại tự do nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.

Người thứ hai cũng là một vị khách đặc biệt mà chúng tôi muốn mời đến để cùng chia sẻ với chúng tôi, đó là ông Đỗ Hoàng Điềm, hiện là chủ tịch của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, là một trong những người lãnh đạo của một tổ chức đấu tranh và cũng có rất nhiều kinh nghiệm và quan tâm liên quan đến các vấn đề nhân quyền cũng như các công tác ngoại vận.

Và cũng trong buổi nói chuyện hôm nay, kính thưa quý thính giả, cũng có một người nữa, đó là cô Lilly Ngọc Hiếu. Cô Lilly Ngọc Hiếu là đại diện cho bà dân biểu Loretta Sanchez ở tại Quận Cam và cô Lilly sẽ là người giúp thông dịch những phát biểu của bà dân biểu Sanchez đến với quý thính giả bằng Việt ngữ.

Đấy là nội dung của cuộc nói chuyện ngày hôm nay.

Bà dân biểu Loretta Sanchez: Kính chào quý vị, hello everybody. Tôi rất vui mừng có mặt trên buổi hội luận ngày hôm nay với bác sĩ Việt.

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Chúng tôi Đỗ Hoàng Điềm xin kính chào BS. Nguyễn Trọng Việt và quý thính giả cùng bà Sanchez và cô Ngọc Hiếu.

BS. Nguyễn Trọng Việt: Xin được hỏi bà dân biểu Sanchez lý do mời ông Đại Sứ Michael Michalak là một người vừa mới nhậm chức ở tại Việt Nam chưa được một tháng khi quay trở lại Hoa Kỳ đã ghé thăm cộng đồng người Việt của chúng ta.

Dân biểu Sanchez: Trong buổi nhậm chức của ông Đại Sứ Michael Michalak, tôi đã được chủ tọa của Thượng Viện bà Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer và ông Michael Michalak hứa là ông sẽ trở về để tiếp xúc với cộng đồng người Việt để tìm hiểu thêm những quan tâm của người Việt. Văn phòng của tôi đã liên lạc với Bộ Ngoại Giao để thưa với ông Đại Sứ rằng cuộc gặp mặt này rất quan trọng để tìm hiểu thêm những mối quan tâm của cộng đồng người Việt. Văn phòng của tôi đã làm việc chặt chẽ với người của ông Đại Sứ để tổ chức các buổi gặp mặt này. Tôi muốn tất cả người Việt có thể nói lên những mối quan tâm của mình cho ông Đại Sứ cùng nghe.

BS. Nguyễn Trọng Việt: Cám ơn bà Sanchez. Tôi xin quay lại với ông Đỗ Hoàng Điềm. Thưa ông, khi được biết tin ông Đại Sứ sẽ đến thăm viếng chúng ta, thì ông nghĩ như thế nào về tin này?

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Đối với chúng tôi đây là một cơ hội rất tốt. Việc ông Đại Sứ đến thăm cộng đồng là một chỉ dấu cho thấy ông quan tâm đến quan điểm của chúng ta và muốn lắng nghe những ưu tư và mong đợi của người Việt chúng ta mong đợi. Và tôi nghĩ rằng trong buổi gặp gỡ đó ông đã nghe rất rõ là đối với cộng đồng ngưòi Việt tại Hoa Kỳ nói chung và đặc biệt cộng đồng tại Miềm Nam California, vấn đề nhân quyền cho Việt Nam là mối ưu tư hàng đầu. Vấn đề này đã được đem ra thảo luận rất là nhiều. Tựu trung thì tôi thấy là những dịp như thế này phản ảnh rõ ràng sự quan tâm của riêng ông Đại Sứ Hoa Kỳ và phần nào có thể nói luôn sự quan tâm của chính phủ Hoa Kỳ đối vấn đề tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Đặc biệt là họ sẵn sàng lắng nghe quan điểm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt của chúng ta.

BS. Nguyễn Trọng Việt: Đến đây tôi xin quay sang bà dân biểu Sanchez. Thưa bà khi đi cùng ông Đại Sứ tham dự các buổi tiếp xúc tại cộng đồng cũng như tại buổi tiếp tân ông Đại Sứ tại tư gia của chúng tôi, thì bà đã thu nhận được những điều gì mà bà cho là quan trọng trong sự quan tâm chung của người Việt?

Dân biểu Sanchez: Đối với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vấn đề họ cần quan tâm đến là vấn đề nhân quyền.

BS. Nguyễn Trọng Việt: Thưa anh Điềm, qua những nhận xét của bà Sanchez cũng như của anh, mọi người đều rất ưu tư đến vấn đề nhân quyền Việt Nam cũng như thái độ mà nhà cầm quyền Hà Nội đã có và đang có với các nhà dân chủ. Thưa anh, trước những sự lên tiếng như thế thì ông Đại Sứ có những chia sẻ như thế nào với người Việt thưa anh?

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Trước khi trả lời câu hỏi, tôi xin được bổ túc thêm về nhận xét của tôi về những mối ưu tư của ngưòi Việt tại Hoa Kỳ. Dĩ nhiên cũng như đã thưa và qua lời chia sẻ của bà Sanchez, nhân quyền là mối ưu tư lớn nhất. Bên cạnh đó tôi cũng muốn phản ảnh lại là tâm lý chung của người Việt là ai cũng muốn thấy đất nước chúng ta tiến bộ. Xã hội Việt Nam là một xã hội lành mạnh, mọi người Việt Nam được sống một cuộc sống hài hòa, thăng tiến về mặt vật chất cũng như tinh thần. Tôi nghĩ rằng với tâm tư đó người Việt hải ngoại ai cũng muốn đóng góp cho đất nước mình được tiến bộ và đi lên. Tuy nhiên với môi trường ngày hôm nay và với tình trạng cai trị độc tài và tình trạng tham nhũng của chế độ cộng sản ngày hôm nay, thì điều kiện tất cả mọi người có thể đóng góp của người Việt trong cũng như ngoài nước coi như không có.

Theo tôi nghĩ sự ưu tư đó một phần nào được phản ảnh qua khát vọng cho tự do của người Việt và đã được nêu lên. Riêng về phía ông Đại Sứ Hoa Kỳ tôi cảm nhận được ông đã lắng nghe và đã nắm được và hiểu được ý của khối người Việt tại Hoa Kỳ, họ muốn cái gì, quan tâm của họ nằm ở đâu. Và ông đã cho biết trong nhiệm kỳ 3 năm trước mặt, ông đại sứ có 3 ưu tiên:

Thứ nhất thúc đẩy cho tình trạng nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện. Đó là ưu tiên hàng đầu của ông. Thứ nhì là tiếp tục xây dựng hợp tác kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Thứ ba là làm sao hỗ trợ cho nền giáo dục ở Việt Nam, đặc biệt ông nhấn mạnh là làm sao tạo điều kiện cho thanh niên sinh viên Việt Nam có thể qua đây du học nhiều hơn.

BS Nguyễn Trọng Việt: Cảm ơn anh, xin quay lại với bà dân biểu Sanchez. Qua những điều ông Đại Sứ đã trả lời cũng như là giải thích với tất cả mọi người, thì với tư cách là một dân biểu bà có thể làm gì hơn thế nữa để giúp cho việc thực hiện những điều mà ông Đại Sứ đã nêu ra một cách mau chóng hơn và hiệu quả hơn.

Dân biểu Sanchez: Chuyến viếng thăm này không chỉ là gặp gỡ cộng đồng không mà ông Đại Sứ đã tiếp xúc với giới trẻ và nhiều thành phần khác. Ông Đại Sứ có chia sẻ ông ta rất ngạc nhiên khi được chia sẻ từ người Việt. Tôi có nói với ông Đại Sứ rằng, nhà cầm quyền Việt Nam có thể đưa ra nhiều hình ảnh không đúng sự thật, ví dụ như khi họ thả một số nhà dân chủ, họ chỉ thả một thời gian ngắn và sau đó bắt lại

BS. Nguyễn Trọng Việt: Đó là phần chia sẻ của bà Sanchez. Nhân đây tôi cũng muốn chia sẻ với quý thính giả là ông Đại Sứ qua lời chia sẻ của bà Sanchez rất là kinh ngạc khi thấy sự quan tâm to lớn của cộng đồng người Việt của chúng ta, mọi thành phần từ già đến trẻ vế vấn đề Việt Nam.

Dĩ nhiên điều bà Sanchez giải thích đã giúp cho ông có thể thấy được tầm quan trọng và mức độ quan tâm của người Việt chúng ta về vấn đề nhân quyền trong nước. Tôi cho rằng đây là một trong những thông điệp rất lớn và quan trọng mà chúng ta đã gửi đến cho ông Tân Đại Sứ.

Trong tinh thần đó, theo tôi nghĩ sau chuyến này ông có rất nhiều những cách nhìn và những quan niệm mà được bổ sung bằng cuộc thăm viếng vừa qua.

Tiếp theo, tôi xin quay lại với ông Đỗ Hoàng Điềm. Vào trưa ngày Chủ Nhật ông Đỗ Hoàng Điềm đại diện Việt Tân có dịp đàm đạo riêng với ông Đại Sứ và bà dân biểu Sanchez ở tại tư gia của chúng tôi. Thế thì thưa ông, qua cuộc gặp gỡ này ông có ghi nhận được gì thêm? Và điều ông nghĩ rằng là sự quan tâm và lắng nghe như khi nãy ông nói của ông Đại Sứ có giúp gì cho những mong muốn của chúng ta hay không?

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Buổi tiếp xúc riêng với Đại Sứ Hoa Kỳ cũng kéo dài khá lâu và chúng tôi đã có cơ hội trình bày một số quan điểm chính của Đảng Việt Tân. Thứ nhất chúng tôi chia sẻ với ông lượng định của chúng tôi về sự tiến triển của phong trào dân chủ của Việt Nam ngày hôm nay cũng như những thử thách rất lớn mà phong trào dân chủ Việt Nam đang phải đối diện và làm sao vượt qua được cơn đàn áp mà nhà cầm quyền Việt Nam đã thực hiện từ đầu năm 2007 cho đến bây giờ. Ông Đại Sứ cũng đã chia sẻ quan tâm với những điều mà chúng tôi đã chia sẻ với ông ta. Tôi cho là điều khả quan nhất là chúng tôi có đề nghị với ông ba lãnh vực chính mà tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nên quan tâm đến cũng như nên đẩy mạnh.

Thứ nhất là lãnh vực tiếp cận với người dân Việt Nam, đặc biệt là thành phần đối kháng, thanh niên sinh viên. Có những nỗ lực mở rộng trực tiếp giữa tòa đại sứ Hoa Kỳ và người dân Việt Nam, như mở những lớp học về dân chủ, về xã hội công dân. Tạo điều kiện phát triển những quan niệm đó bén rễ vào nền nếp sinh hoạt của xã hội Việt Nam.

Lãnh vực thứ hai là thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam cải tổ lại những điều khoản luật pháp. Tạo áp lực họ phải cải tổ những điều khoản trong pháp luật Việt Nam mà đi ngược lại với nhân quyền. Đây là lãnh vực thứ hai. chúng tôi đã đề nghị với ông ta.

Lãnh vực thứ ba là tạo áp lực lên nhà cầm quyền Việt Nam để họ phải trả tự do cho những người đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt Nam, mà hiện giờ đang bị giam giữ.

Điều rất đàng mừng là sau khi chúng tôi trình bày 3 lãnh vực đó, thì ông đại sứ đã trả lời rằng đây là 3 lãnh vực mà chúng tôi cũng đã chọn lựa để có những hoạt động cụ thể hơn. Và chúng tôi đã và đang có những nỗ lực thúc đẩy một số chương trình làm việc mà cũng nằm trong 3 lãnh vực mà chúng tôi đã đề nghị. Đấy là những chỉ dấu mà tôi cho rất là phấn khởi.

Dĩ nhiên chúng ta cũng cần chờ xem với thời gian những việc nào tòa đại sứ Mỹ ở Việt Nam sẽ tiến hành. Nhưng thể hiện qua cuộc trao đổi đó, tôi cho thấy rằng thứ nhất ông Đại Sứ nằm vững tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, mặc dù ông ta mới nhậm chức một thời gian tương đối ngắn. Quan trọng hơn là thái độ rất lắng nghe cũng như sự biểu hiện ý chí là ông ta sẵn sàng tiến hành một số công việc mà trên đường dài mang lại một nền dân chủ bền vững tại Việt Nam.

BS. Nguyễn Trọng Việt: Cảm ơn ông. Tôi được phép quay sang bà Sanchez một lần nữa. Bà nghĩ sao về những ngày tháng sắp tới, những chuyện chúng ta biết ngày hôm nay và chúng ta mong đợi cho ngày mai, liệu nó có đến hay không?

Dân biểu Sanchez: Ông cựu Đại Sứ Michael Marine cũng đã rất thất vọng về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ông không thấy sự thay đổi từ phía nhà cầm quyền Việt Nam. Ông tân Đại Sứ cũng đã nghe rất nhiều quan tâm từ cộng đồng Việt Nam và ông cần làm việc với Quốc Hội Hoa Kỳ hơn nữa. Qua các dự luật ông có thể thúc đẩy nhà cầm quyền Việt Nam thay đổi. Chúng ta cũng cần giúp những người Việt trong nước tiếp xúc với thế giới bên ngoài, được thông tin, ví dụ như qua đài Á Châu Tự Do.

Ngoài ra như ông Đại Sứ đã nói chúng ta sẽ đẩy mạnh nền giáo dục tại Việt Nam, giúp đỡ cho những con em, thanh niên không giàu có được thêm cơ hội.

BS Nguyễn Trọng Việt: Xin cảm ơn dân biểu Sanchez, ông Đỗ Hoàng Điềm và cô Lilly Ngọc Hiếu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”