Bản Tin Cập Nhật Về Vụ Bắt Giữ Cô Vũ Thanh Phương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản tin tiếp theo của Nhóm Phóng Viên Đấu Tranh Vì Công Lý đánh đi từ Sài Gòn đêm 14/10/2007 xung quanh vụ bắt giữ cô Vũ Thanh Phương tại tiệm internet trên đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận.

Như bản tin trước Nhóm Phóng Viên chúng tôi đã loan về trường hợp tốp công an CSVN gần 10 tên an ninh mật vụ và công an bắt giữ phi pháp hồi 13 giờ 15 phút ngày 13/10/2007 tại tiệm internet cô Vũ Thanh Phương – một chiến sĩ của Phong trào đấu tranh đòi Dân chủ, Tự do, Nhân quyền. Cần nhắc lại là cô Thanh Phương là một dân oan rất can đảm đã kiên trì đi khiếu kiện tranh đấu nhiều năm đòi chánh quyền CSVN trả lại tài sản của gia đình mình đã bị cướp đoạt từ sau ngày gọi là “Giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, thống nhứt đất nước thu giang sơn về một mối!!!”.

JPEG - 16 kb
Cô Vũ Thanh Phương.

Cô cũng là một người theo Thiên Chúa Giáo quê gốc ở vùng Bùi Chu Phát Diệm tỉnh Ninh Bình Bắc Việt Nam. Cô đã tham gia phong trào đấu tranh từ năm ngoái và đã gặp gỡ các nhà tranh đấu nổi bật như Cụ Hoàng Minh Chính, ông Lê Hồng Hà, nhà văn Hoàng Tiến, cựu đại tá quân đội CSVN Phạm Quế Dương, các linh mục yêu nước trong Huế như : Tađêô Nguyễn Văn Lý, Phêrô Phan Văn Lợi, nhà báo đối lập Nguyễn Khắc Toàn, bác sĩ Phạm Hồng Sơn, các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, các kỹ sư Bạch Ngọc Dương, Nguyễn Trung Lĩnh, cựu nhà giáo Dương Thị Xuân và nhiều anh chị em tham gia đấu tranh dân chủ khác trong khối 8406 như Hồ Thị Bích Khương, Vũ Thị Bình, Nguyễn Thị Kỷ, ông Nguyễn Hữu Châu, anh Hoàng Trung Kiên…

Sau khi chúng bắt giữ và sau hơn 2 giờ khám xét hộp thư điện tử cá nhân của cô tại tiệm dịch vụ internet, chúng đã đưa cô về đồn công an phường 11, quận Phú Nhuận để hỏi cung như một kẻ tội phạm hình sự. Tại đồn công an phường chúng đã thay nhau thẩm vấn cô về các thư từ tài liệu mà cô đã trao đổi với một số nhân vật tranh đấu trong phong trào đòi Dân chủ, Nhân quyền ở cả trong và ngoài nước. Chúng xoay quanh nội dung các thư cô viết trao đổi để bàn thảo việc hỗ trợ cho đồng bào dân oan đang biểu tinh tại Sài Gòn hồi tháng 7/2007 với Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi ở Huế và một số anh chị em, đồng bào ở Hải ngoại cùng đấu tranh như anh Trần Hồng Quân thuộc khối 1906 ở Úc Châu, anh Ngô Kỷ ở Hoa Kỳ, ông Sĩ Hoàng ở Ca Na Đa… Chúng đã không ngớt vu cáo, xuyên tạc cho cô đã nhận tiền bạc để hỗ trợ và giúp đỡ cho dân oan khiếu kiện trong các đợt đông đảo bà con Nam Bộ tập trung về Sài Gòn biểu tình tranh đâu đòi quyền lợi của mình bị chánh quyền CSVN các địa phương cướp đoạt. Tại cuộc thẩm vấn cô đã tuyên bố công khai nhận những bài viết, các phát biểu là lập trường chánh trị tranh đấu và bất đồng chánh kiến của cá nhân mình với đảng, nhà nước CSVN là hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến Pháp và Công ước quốc tế Nhân quyền mà chánh phủ, nhà nước CSVN đã xin tham gia và cam kết thực hiện trước cộng đồng quốc tế… Cô cho rằng việc phối hợp cùng đồng bào hải ngoại tranh đấu với đảng và nhà nước CSVN một cách ôn hòa trong hòa bình, trong đấu tranh mang tính văn hóa là sự phản kháng trong tư thế của Con người văn minh, tiến bộ rất cần thiết và không có gì là sai trái hay vi phạm pháp luật hiện hành trong nước và kể cả của Quốc tế…

Sau khi kết thúc lệnh tạm giữ người 24 giờ đồng hồ, đến gần 16 giờ chiều qua ngày 13/10/2007 được lệnh của tổng cục an ninh – bộ công an trung ương, chúng đã dẫn giải cô bằng xe chuyên dùng cảnh sát về trại giam công an tỉnh Đồng Nai là trại tạm giam thành phố Biên Hòa để tiếp tục thẩm vấn và làm các thủ tục theo chúng nói là sẽ bắt giam chính thức cô để tiến hành truy tố. Từ Sài Gòn cùng đi áp giải với cô Thanh Phương về trại tạm giam Biên Hoà có nhiều an ninh mật vụ và người ta còn thấy có đại diện viện kiểm sát. Sau khi đưa cô vào trại tạm giam này các cán bộ ” viện kiểm sát nhân dân” – thực chất phải gọi là “viện tàn sát và đàn áp nhân dân” đã thay nhau hỏi cung và ép buộc cô ký vào các biên bản, hồ sơ do chúng tự viết ra. Chúng đe doạ nếu cô không ký tên vào các văn bản đó thì sẽ có lệnh bắt giam ngay, nhưng cô kiên quyết không ký dưới áp lực khủng bố như vậy của chúng và sẵn sàng ngồi tù tại trại giam này.

Trước thái độ kiên cường tranh đấu như vậy của cô, đến 21 giờ 20 phút, chúng tuyên bố tạm thời thả cô ra khỏi trại giam Biên Hoà và ký ngay giấy triệu tập buộc cô phải đến làm việc tại trại tạm giam Biên Hòa vào sáng thứ 2 tuần tới và liên tục các ngày sau đó.

Trong thời gian cô bị bắt giữ gần 30 giờ tại Sài Gòn, ngay trong đồn cảnh sát cô đã trả lời trực tiếp một số đài phát thanh Hải ngoại như với chị Bảo Khánh của Việt Nam Sydney ở Úc Châu, với các anh Ngô Kỷ của Radio Quê Hương, anh Hoàng Hà Radio Tiếng Nước Tôi, anh Nguyên Vũ của đài Chân Trời Mới và Diễn đàn Paltakl tiếng nói Tự do Hà Nội – Huế – Sài Gòn ở Hoa Kỳ về tình hình của mình bị bắt giữ và giam cầm trái phép…

Cũng trong suốt thời gian bị bắt giam như trên các cô Lư Thị Thu Duyên và em ruột là Vũ Thiên Nga đã bám sát cô rất chặt chẽ để nắm tình hình và tiếp tế thăm nuôi. Các cô này luôn luôn túc trực thường xuyên từ bên bên ngoài đồn công an phường 11 và ngoài cổng trại tạm giam Biên Hoà, mặc cho cô Thu Duyên vẫn bị tới 4 mật vụ CS theo bám cả đêm hôm qua.

Ngay sau khi cô Vũ Thanh Phương bước ra khỏi cổng nhà tù của chế độ CSVN nói trên đã gặp lại các cô Thu Duyên, Thiên Nga và họ đã trở về Sài Gòn hồi 23 giờ 45 phút đêm ngày 13/10/2007. Cũng trong giây phút đầu tiên bước ra cổng trại giam Biên Hòa vào hồi 21 giờ 25 phút cô đã trả lời điện thoại thông báo tình hình và thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên với anh Ngô Kỷ ở Hoa Kỳ về những diễn biến mói nhất…

Nhóm Phóng Viên đấu Tranh Vì Công Lý tường trình và phổ biến bản tin này từ phường 11 quận Phú Nhuận TP Sài Gòn và trại tạm giam Biên Hòa.
Hồi 02 giờ sáng ngày 14/10/2007

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.