Liên Hiệp Quốc Nói Về Vấn Đề Tham Nhũng Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 33.9 kb

Ngày 18 tháng 5 năm 2007, các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam đã có một cuộc đối thoại với chính quyền Hà Nội, để nói về sự tác hại của tệ nạn tham nhũng sẽ làm cho đất nước tụt hậu khiến người dân bất mãn, đưa đến tình trạng bất ổn chính trị. Tất cả những điều đó được chuyên gia kinh tế Viny Bhargava của World Bank tóm gọm lại trong bốn chữ ’’điểm sôi sục’’ để miêu tả về mức độ bất bình cực điểm của người dân đối với nạn tham nhũng. Các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam cũng thừa hiểu chính quyền CSVN biết rất rõ sự tác hại của nạn tham nhũng, nhưng vẫn nói để coi như là một lời cảnh báo với Hà Nội, nếu họ chỉ nói ngoài miệng chứ không thật tâm ngăn chặn tham nhũng, thì ngân sách tài trợ trong tương lai sẽ bị cúp hay cắt giảm nhiều phần.

Bà Setsuko Yamazaki, người Nhật, Giám đốc chương trình viện trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) nói rằng: Chúng ta có thể thấy ở Việt Nam sự chênh lệch giữa người nghèo và người giàu ngày càng tăng. Những người giàu được hưởng lợi nhiều hơn người nghèo. Ngày càng nhiều người bị bỏ lại trong tiến trình phát triển và tham nhũng làm tình hình thêm xấu đi. Đó là lý do vì sao UNDP trợ giúp chính quyền Việt Nam chống lại tham nhũng dưới mọi hình thức. Tại cuộc đối thoại với chính phủ Việt nam, chúng tôi quan tâm nhất tới việc xem xét nạn tham nhũng từ khía cạnh phát triển và đặc biệt làm sao chúng ta có thể bảo đảm được nguồn lợi công tới được những nơi cần nhất. Theo bà Setsuko Yamazaki, tham nhũng không chỉ là vấn đề quản trị mà đòi hỏi sự tham gia của quần chúng, ví dụ báo chí chẳng hạn, nhằm điều tra và công khai các vụ tham nhũng, tăng cường nhận thức về sự cần thiết phải chống tham nhũng cũng như phổ biến luật pháp và các quy định. Cũng như truyền thông, xã hội dân sự có một vai trò quan trọng trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Bà Setsuko Yamazaki nhận định rằng việc duy trì đối thoại với tất cả các đối tác là cực kỳ hệ trọng, và nó cần bao gồm cả khu vực tư nhân và các công dân. Ngoài ra theo bà Setsuko Yamazaki, chính quyền CSVN cần đi xa hơn các cuộc đối thoại bằng cách thực thi các thỏa thuận pháp lý để chống tham nhũng, những biện pháp cụ thể và sự cưỡng chế thi hành. Hà Nội đã phê chuẩn công ước quốc tế của LHQ về chống tham nhũng, yêu cầu đặt ra là CSVN phải đầu tư vào việc thi hảnh nó.

Về phía chính quyền CSVN đã báo cáo là đang đẩy mạnh việc chống tham nhũng, nhưng đồng thời cũng thú nhận rằng còn nhiều vụ việc tiêu cực tồn tại do các địa phương cũng như các bộ, ngành chậm khai triển, chưa thực thi triệt để. Nội dung báo cáo cũng nêu rõ tại thời điểm này trên địa bàn toàn quốc vẫn chưa có người đứng đầu bị xử lý vì thiếu trách nhiệm.

GIF - 32.4 kb

Căn cứ theo báo cáo của ông Tổng thanh tra cơ quan phòng chống tham nhũng của nhà nước CSVN thì việc phát hiện tham nhũng còn nhiều hạn chế. Một số vụ đã đưa ra xét xử thì xử lý chưa nghiêm minh, thậm chí còn bao che, nương nhẹ…. Nhiều vụ việc cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát truy tố và tòa án xét xử, nhưng chậm truy tố, xét xử. Chính quyền khoe là tập hợp được nhiều con số nhưng trên thực tế không có số liệu cụ thể từ kết quả một vụ án tham nhũng, càng không định hướng được những hệ lụy do chậm xử lý tham nhũng gây nên.

Theo nhận xét của một chuyên gia kinh tế Nhật là Giáo sư tiến sĩ Tsuboi của đại học Waseda, thì tham nhũng tại Việt Nam không đơn thuần là vấn đề đạo đức mà còn là vấn đề cơ cấu trong tổ chức và tài chánh của quốc gia này. Đúng, nếu chỉ là vấn đề đạo đức thì hy vọng một ngày nào đó nó sẽ giảm, vì người ăn hối lộ ít ra cũng cảm thấy hổ thẹn chính ngay với lương tâm mình, nhưng khi đã được tổ chức thành hệ thống rồi thì làm sao mà bài trừ được. Ai bài trừ ai khi mà tất cả từ trên xuống dưới đều tham nhũng? Không tham nhũng thì lấy tiền đâu mà đưa cho cấp trên hầu giữ vững cái ghế của mình? Bài toán phòng chống tham nhũng không có lời giải, ngoại trừ khi cái chế độ CSVN sụp đổ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.