Thấy Gì Qua Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Tại Pháp?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm Chủ Nhật, ngày 22 tháng 04 năm 2007 vừa qua, đã diễn ra tại nước Cộng Hòa Pháp cuộc phổ thông đầu phiếu vòng đầu để bầu tân tổng thống. Theo ghi nhận của truyền thông tại Pháp cũng như quốc tế và cả Việt Nam thì cuộc bầu cử này đã gây khá nhiều ngạc nhiên với những con số kỷ lục.

JPEG - 78.3 kb

Kỷ lục thứ nhất là con số cử tri ghi danh kỳ này đã gia tăng đột biến. Nó hơn kỳ bầu cử cách đây 5 năm đến 3,3 triệu cử tri mà đại đa số ở vào lứa tuổi từ 19 đến 30. Đương nhiên, với đà phát triển dân số thì mỗi năm số cử tri gia tăng. Nhưng con số gia tăng hơn 3 triệu cử tri chỉ trong 5 năm là điều đáng suy nghĩ. Kỷ lục thứ nhì là trên tổng số gần 44 triệu cử tri ghi danh, đã có đến 37 triệu người đi bầu tại 64.030 phòng phiếu trên toàn nội địa nước Pháp, tỷ lệ là 86%. Tỷ lệ này so với những kỳ bầu cử tổng thống trước đây là cao nhất.

Người ta thường nói dân Pháp “lè phè”, không tha thiết đến những vấn đề chính trị của đất nước nên số người không ghi danh và cũng không đi bầu trong các thập niên trước khá cao. Nhưng trước tình hình toàn cầu hóa hiện tại, đã thấy có một sự phục hưng ý thức chính trị của người dân. Qua hai con số kỷ lục nêu trên, người ta thấy rõ ý thức công dân của người Pháp đã thực sự được khơi lên trở lại.

JPEG - 68.9 kb

Kỷ lục thứ ba được ghi nhận là số phiếu thấp nhất từ trước đến nay bầu cho ứng cử viên của đảng cộng sản Pháp. Kỳ này bà Marie-Georges Buffet, tổng bí thư đảng cộng sản Pháp chỉ được 1,9% số phiếu bầu. Để thấy rõ sự tuột dốc thảm hại của đảng cộng sản Pháp, xin xem lại kết quả của các cuộc bầu cử tổng thống từ trước tới nay: Dưới nền Đệ Ngũ Cộng Hòa hiện hành, thể thức bầu cử tổng thống Pháp qua phổ thông đầu phiếu tức là cử tri bầu trực tiếp vị nguyên thủ quốc gia, chỉ bắt đầu vào năm 1965. Năm đó đảng cộng sản Pháp không có ứng cử viên.

JPEG - 53.6 kb
Marie-Georges Buffet, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Pháp, chỉ được 1,9% số phiếu bầu.

Đến năm 1969 đảng cộng sản đưa Jacques Duclos ra và đạt được 21,27% số phiếu ở vòng đầu và không được vào vòng nhì. Năm 1974, đảng cộng sản Pháp biết rằng, nếu ra độc lập thì cũng sẽ bị loại ngay vòng đầu, nên đã liên kết với đảng Xã Hội Pháp để tranh cử với hữu phái. Kết quả kỳ bầu cử này, phe tả thất cử. Năm 1981, tổng bí thư đảng cộng sản Pháp là Georges Marchais lại ra ứng cử tổng thống, vòng đầu đạt 15,35% số phiếu và bị loại không được vào vòng hai. Năm 1988, tổng bí thư Lajoanie đạt 6,76% cũng bị loại. Năm 1995, tổng bí thư Robert Hue đạt 8,64% không được vào vòng nhì. Năm 2002, nghĩ rằng có thể lật ngược thế xuống dốc của đảng, Robert Hue lại ra ứng cử và tỷ lệ ông đạt được lại thảm hại hơn trước. Ông chỉ được 3,37% phiếu bầu cho ông. Năm nay, người kế vị tổng bí thư Robert Hue là bà Buffet còn thê thảm hơn nữa, chưa được 2% phiếu bầu!

Vào năm 1969 ba ứng cử viên có phiếu cao nhất ở vòng đầu là ông Georges Pompidou với 44,47% số phiếu, ông Alain Poher được 23,31% và người thứ ba là ứng cử viên của đảng cộng sản Pháp, ông Jacques Duclos với 21,27%. Đảng cộng sản suýt nữa được vào vòng nhì. Nêu lên tỷ lệ của các ứng cử viển của đảng cộng sản Pháp là để thấy hiện tượng từ 21,27% rớt xuống còn chưa đầy 2% chứng tỏ người dân nói chung và cử tri nói riêng đã ngày càng nhìn rõ bản chất của đảng cộng sản. Đảng này chỉ tuyên truyền lừa bịp bằng những khẩu hiệu mị dân, chứ không có khả năng điều hành quốc gia; mà nếu có nắm chính quyền thì sẽ thiết lập một chế độ độc đảng, độc tài, phi dân chủ. Dân chúng Pháp có cái may là đã đón nhận một số đông thuyền nhân Việt Nam trong thập niên 80. Họ là những nhân chứng sống vạch mặt bản chất cộng sản cho người Pháp thấy rõ. Họ cũng có cái may là đã chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô và biết được sự thật đau thương sau khi bức tường Berlin bị giật sập. Họ đã hành xử quyền tự do ghi trong hiến pháp của họ, không bỏ phiếu cho những ứng cử viên cộng sản, dù là cộng sản chính hiệu hay cộng sản trốt-kít hay cộng sản cực tả.

JPEG - 99.3 kb
12 Ứng Viên Tổng Thống sau vòng bầu cử đầu tiên.

Tại Việt Nam, trong những ngày này, CSVN cũng đang ráo riết chuẩn bị cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XII. Theo dõi tin tức qua báo đài Nhà Nước cũng như quốc tế, người ta thấy rõ, nó không giống như cuộc bầu cử tại Pháp hay tại các nước trên thế giới. Những người mệnh danh là “ứng cử viên” thực chất chỉ là những “đảng cử viên” vì họ đều do đảng cộng sản là đảng duy nhất đưa ra. Những người có thể tạm gọi là những “ứng cử viên” là những người tự ứng cử, thì than ôi, bằng mọi mánh khóe “hợp pháp” hay phi pháp, CSVN đã loại số đông họ ra khỏi danh sách ứng cử viên. Cụ thể, sau cái trò hề “hội nghị hiệp thương 3”, từ con số 238 người tự ứng cử lúc đầu, 203 người đã bị CSVN loại ra và hiện chỉ còn 30 người.

JPEG - 43.2 kb

Bầu cử như thế không còn ý nghĩa gì cả. Đồng bào ta nên phát huy ý thức công dân để không chấp nhận trò hề dàn dựng bầu cử Quốc Hội của CSVN. Chính quyền CSVN sẽ bắt buộc đồng bào đi bầu để có tỷ lệ cao. Nhưng quyền sử dụng lá phiếu là quyền tự do phát biểu ý kiến của mình. Đồng bào chỉ bầu cho những người mình biết chắc chắn là người tốt, vì dân vì nước. Không bầu cho những người mình không biết rõ, dù là có quyền cao chức trọng trong bộ máy đảng hay Nhà Nước CSVN. Nếu không thấy ai xứng đáng để bầu thì cứ việc bỏ lá nguyên phiếu vào phong bì mà bỏ vào thùng phiếu. Đó là cách cử tri thực hiện quyền công dân của mình.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.