Quan hệ Việt Nam – Vatican : Bang Giao và tôn giáo là hai vấn đề khác nhau

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 12.8 kb

Một bản thông cáo của Tòa Thánh Vatican, phổ biến ngày 12/03/2007, cho biết phái đoàn ngoại giao của Tòa Thánh vừa trở về đến Rôma sau chuyến công du Việt Nam kéo dài 7 ngày, trong lúc các chuẩn bị cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Vatican đang được xúc tiến. Đây là chuyến công du thường niên lần thứ 14 của một phái đoàn Tòa Thánh tới Việt Nam để thảo luận về những vấn đề liên quan đến Giáo Hội Công Giáo tại nước cộng sản này. Sở dĩ chuyến công du này được đặc biệt lưu tâm là vì nó đã diễn ra sau khi thủ tướng CSVN, Nguyễn Tấn Dũng đã được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI tiếp kiến, ngày 25 tháng 1 vừa qua. Biến cố này được cả phía Vatican và Hà Nội đánh giá là quan trọng vì đây là lần đầu tiên người cầm đầu chính phủ nước CSVN xin được yết kiến Giáo Hoàng và cũng là lần đầu tiên vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thỏa thuận trên nguyên tắc.

JPEG - 8 kb
Đức Ông Pietro Parolin

Năm nay phái đoàn Tòa Thánh do Đức Ông Pietro Parolin, thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh Vatican dẫn đầu và gồm có Đức Ông Luis Mariano Montemayor, cố vấn tại Phủ Quốc Vụ Khanh và Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, Vụ Trưởng tại Bộ Truyền Giáo. Như mọi năm, phái đoàn Tòa Thánh có nhu cầu làm việc với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về những vấn đề nội bộ Công Giáo; với Nhà Nước CSVN về những điều cần thương thảo liên quan đến Công Giáo, vấn đề của năm nay là xúc tiến thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Vatican; và sau nữa là làm công tác thăm viếng mục vụ, giao tiếp với giáo dân.

Tuy bản thông cáo của Tòa Thánh không đề cập tới, nhưng trước khi phái đoàn lên đường đi Hà Nội, nhiều tu sĩ, giáo dân tại hải ngoại đã lưu ý Đức Thánh Cha về việc nhà cầm quyền CSVN bao vây, đột nhập, lục soát Tòa Tổng Giám Mục Huế và dẫn độ linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý đến giam lỏng tại họ đạo Xóm Củi. Với thiên chức, trách nhiệm và lương tâm Công Giáo, khi gặp Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch và Ủy Ban Thường Vụ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, phái đoàn không thể không đề cập đến vấn đề Cha Lý cũng như vấn đề bức hại của chính quyền đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Chỉ dấu cho thấy phái đoàn đã nắm được những vấn đề khó khăn của Giáo Hội nằm ở đoạn chót của bản thông cáo, trong câu “Với tất cả, phái đoàn xin chuyển tải sự cổ vũ (encouragement) và phép lành của Đức Benedict XVI”.

JPEG - 9 kb
Linh mục Nguyễn Văn Lý hiện nay đạng bị giam lỏng tại họ đạo Bến Củi

Từ nhiều năm nay, ước vọng của Tòa Thánh Vatican là thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với chế độ CSVN. Nhưng phía chính quyền cộng sản luôn luôn tìm cách thoái thác với lý do là thời điểm chưa thuận lợi. Vì vậy vấn đề thiết lập bang giao đã được Vatican tạm gác sang một bên. Và hàng năm, Tòa Thánh cử một phái đoàn tới Hà Nội là để đàm phán về những vấn đề tôn giáo với tư thế có thể nói là hạ phong. Đây đúng là tư thế “xin-cho”. Cụ thể, trong vấn đề chỉ định giám mục, Đức Giáo Hoàng đã phải chấp nhận đề nghị một danh sách để CSVN lựa chọn mà không cần giải thích lý do. Năm nay khác với những năm trước, các cuộc tiếp xúc với các quan chức chính quyền CSVN đã được phía Hà Nội quảng cáo và thông tin rộng rãi. Thông Tấn Xã CSVN cũng như báo CSVN tiếng Pháp “Courier du Vietnam” đều có câu là “thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bật đèn xanh”… Phái đoàn đã làm việc với phía Việt Nam do Nguyễn Thế Doanh, phó chủ tịch Ủy Ban Tôn Giáo chính phủ, dẫn đầu. Phía CSVN đã đề nghị các chuyên viên về ngoại giao hai bên nghiên cứu và đặt những nguyên tắc quan hệ song phương nhằm tiến tới việc thiết lập bang giao giữa hai nước. Phái đoàn còn được tạo điều kiện tới gặp những quan chức đảng và Nhà Nước CSVN như Vũ Mão, trách nhiệm Ủy Ban Ngoại Giao Quốc Hội; Lê Công Phụng, Phó Thủ Tướng thường trực, đặc trách ngoại giao; Phạm Xuân Sơn, phó trưởng bao quan hệ đối ngoại thuộc Trung Ương đảng CSVN. Trong lúc đó, những cuộc họp về các vấn đề thuần túy tông giáo thì phía Hà Nội chỉ đưa ra “pháp lệnh về tín ngưỡng và tôn giáo” năm 2004 như là căn bản mà Vatican phải chấp nhận.

JPEG - 10.9 kb
Tượng Đức Mẹ Pieta tại Giáo Phận Phát Diệm bị Công An đập

Sau khi CSVN gia nhập WTO và hội nhập vào cộng đồng thế giới, họ đã nhận thấy tầm vóc quan trọng của quốc gia nhỏ bé là Tòa Thánh Vatican. Vốn không phải là một cường quốc về kinh tế, càng không phải là một cường quốc về chính trị hay quân sự, nhưng vị thế của Vatican và Đức Giáo Hoàng trên thế giới có một tầm quan trọng vô cùng to lớn. Không thiết lập quan hệ ngoại giao là thái độ thù nghịch. Chắc chắn ở thời điểm hiện nay, CSVN không thể đứng vào thế thù nghịch với Vatican, với khối Công Giáo thế giới. Vì vậy, họ đang có nhu cầu cấp bách thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican. Nhưng thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican không có nghĩa là CSVN thay đổi chính sách đối xử với các tôn giáo nói chung và đạo Công Giáo nói riêng. Đã thấy rõ dã tâm của Hà Nội trong chuyến công du lần này của phái đoàn Vatican khi họ kiên trì lập trường của bản Pháp Lệnh năm 2004.

Điều cần nói ở đây : Giáo Hội không phải chỉ là Giáo Hoàng, không phải chỉ là Vatican. Giáo Hội là toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Đức Ông Pietro Parolin đã ghi nhận rõ ràng sự kiện này trong chuyến công du được chính quyền CSVN tạo dễ dãi lần này khi phái đoàn tới Kontum, Pleiku, Bình Định cử hành Thánh Lễ trước hàng vạn giáo dân người Thượng từ các buôn làng xa xôi tụ về để hiệp thông cầu nguyện và chứng tỏ lòng mến mộ, trung thành với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và Giáo Hội Hoàn Vũ. Đây là sức sống và sức sống lại của đạo Công Giáo. Đây cũng là tiềm lực của Giáo Hội mà trí khôn của Staline không nhìn thấy khi hắn ta hỏi “Giáo Hoàng ư, ông ta có bao nhiêu sư đoàn ?”. Vatican chẳng có sư đoàn nào cả. Nhưng chủ nghĩa cộng sản đã đại bại trên trái đất này.

JPEG - 9.6 kb
“Với tất cả, phái đoàn xin chuyển tải sự cổ vũ và phép lành của Đức Benedict XVI”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)