Lại Cái Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 20.7 kb

Trong cuộc đối thoại trực tuyến qua mạng internet, ngày 9/2 vừa rồi, anh Võ Văn Hoàng, 20 tuổi ở Hà Tĩnh nêu câu hỏi: “Thưa Thủ tướng, Việt Nam gia nhập WTO, đây là Tổ chức Thương mại toàn cầu, chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ của WTO. Như vậy, Việt Nam có giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa nữa hay không?”. Đương nhiên trong câu trả lời, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định rằng: “dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước”, CSVN sẽ thành công thực hiện chủ nghĩa xã hội theo định hướng của họ. Nhưng điều đáng chú ý trong câu trả lời là cái định nghĩa của ông về chủ nghĩa xã hội như sau: “Theo tôi có thể nói ngắn gọn thế này, chủ nghĩa xã hội của Việt Nam chúng ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…”. Những người theo dõi cuộc đối thoại trực tuyến và cả người thanh niên nêu câu hỏi đều có thể thấy là ông Dũng đã đưa ra một cái định nghĩa rất viển vông. Tất cả những đặc tính ông Dũng nêu ra thì chính quyền quốc gia nào trên thế giới cũng đều nhắm tới bằng các chủ thuyết và thể chế khác nhau; nhưng đặc biệt là lịch sử đã chứng minh, chủ nghĩa xã hội cũng như thể chế cộng sản không thể mang lại những điều đó. Nó đã bị phá sản tại những quốc gia áp dụng nó, kể cả cái nôi sinh ra nó là Liên Xô.

JPEG - 21.6 kb
Chủ nghĩa Mác Lênin đã sụp đổ cách đây gần hai chục năm.

Người ta biết, chủ nghĩa Mác Lênin đã sụp đổ cách đây gần hai chục năm. Nhưng CSVN vẫn khăng khăng kiên trì chạy theo nó. Đại Hội X của đảng CSVN vẫn nêu trong báo cáo chính trị của họ là: “Kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng”. Nếu đi tìm những vết tích về quan niệm của Karl Marx đối với chủ nghĩa xã hội thì thấy rằng, ông này không coi chủ nghĩa xã hội là gì cả. Ông đã viết: “Nếu toàn bộ các lực lượng sản xuất được huy động để phục vụ những người sản xuất thay vì phục vụ bọn vơ vét thì đó là chủ nghĩa xã hội. Nên biết là chủ nghĩa xã hội rất tính toán và một chế độ có thể ít nhiều được coi là XHCN khi nó phân bố ít nhiều phúc lợi của sản xuất. Như vậy, tư bản cũng có thể trở thành XHCN, nhưng ở đây mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội là mối quan hệ bám đít tư bản”. Chủ nghĩa cộng sản chủ trương xóa bỏ chính quyền Nhà Nước; nhưng khi áp dụng tại Liên Xô, Lênin đã củng cố chính quyền độc tài và vạch ra đường lối “chủ nghĩa xã hội Nhà Nước”. Chủ thuyết này quan niệm thiết lập chế độ XHCN như bước “quá độ” để tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Đi theo chủ trương này gồm những người tự nhận là lêninít, trốtkít, mao-ít, stalinít. Theo những gì đảng CSVN tuyên bố ra bên ngoài thì họ cũng nằm trong nhóm này.

JPEG - 24 kb
Thế giới ngày nay là thế giới phi cộng sản.

Thế giới ngày nay là thế giới phi cộng sản. Các đảng mang danh nghĩa hay có tên là đảng xã hội trên thế giới không theo chủ trương, lý luận của Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông, v.v… vì họ không có mục đích thiết lập chế độ cộng sản trên đất nước họ, kể cả khi họ là đảng cầm quyền. Có thể nói, trong nhiều thế kỷ trước mắt, chủ nghĩa Mác Lênin sẽ không còn có cơ hội được áp dụng trên quả địa cầu này. Sự phát triển siêu tốc trên lãnh vực khoa học kỹ thuật, trào lưu toàn cầu hóa kinh tế đã và sẽ tiếp tục chiếm cứ những lãnh địa của chủ nghĩa Mác Lênin. Hội nhập với thế giới ngày hôm nay, Việt Nam phải tuân theo những quy luật của thế giới. Câu hỏi của người bạn trẻ rất có ý nghĩa vì nó đặt cho CSVN một sự lựa chọn. Những gì CSVN đang ráo riết làm hiện nay như kiện toàn hệ thống luật pháp, như chống tham nhũng, như trong sạch hóa guồng máy, như minh bạch trong quản lý tiền viện trợ, vay mượn vv…, không nhằm kiện toàn chủ nghĩa xã hội để quá độ lên chủ nghĩa cộng sản. Họ làm để thỏa mãn các yêu cầu hội nhập.

JPEG - 31.7 kb
Đại đa số nhân dân ta còn nghèo.

Nhiều nhà dân chủ trong nước đã nêu lên câu hỏi chủ nghĩa xã hội là gì? Chắc rằng câu trả lời của ông thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng không làm các vị hài lòng. Tuy tên nước là Cộng Hòa XHCN Việt Nam, nhưng thực chất đã có chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam chưa? Đại đa số nhân dân ta còn nghèo, ngoại trừ 28% được coi là khá giả, có thể trả viện phí khi đau ốm. Nước đã mạnh để bảo vệ được bờ cõi chưa hay chỉ mạnh để đàn áp nhân dân? Xã hội Việt Nam đã công bằng chưa hay bất công vẫn còn tràn lan bởi nạn tham nhũng và hố sâu phân cách giầu nghèo ngày càng sâu, càng rộng thêm. Xã hội Việt Nam đã có dân chủ thực sự chưa ? Nếu có dân chủ thì người dân phải có tất cả những quyền tự do căn bản. Thực ra hai chữ dân chủ này chỉ mới được thêm vào khẩu hiệu ở trên trong ít năm gần đây. Việt Nam đã là một nước văn minh, tiên tiến chưa? Nước ta có một nền văn hóa ngàn đời; nhưng những thế lực cai trị từ giặc ngoại xâm, phong kiến đến cộng sản đã khiến Việt Nam trở thành một nước chậm tiến. Cứ nghĩ hiện nay Việt Nam còn thua các nước trong vùng như Singapore, Thái lan, Hàn Quốc hàng chục, thậm chí hàng trăm năm mà cảm thấy nhục.

JPEG - 8.8 kb
Ngoại trừ 28% được coi là khá giả.

Qua câu hỏi chân thành của người bạn trẻ gửi tới cho ông Nguyễn Tấn Dũng, thiết tưởng, nếu không muốn bỏ chủ nghĩa xã hội khi gia nhập WTO thì cũng nên bỏ nó đi để dễ dàng hội nhập hơn và để Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để vươn lên cùng các dân tộc anh em tiến về phía trước, xóa đi nỗi tủi hổ nghèo đói, kém mở mang do chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mang lại.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)