Ủy ban Thụy sĩ-Việt Nam gặp Bộ Ngoại giao Thụy sĩ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 10/10/2016, phái đoàn Ủy ban Thụy sĩ-Việt Nam (COSUNAM) gồm các ông Rolin Wavre, Chủ tịch; ông Nguyễn Tăng Lũy, Tổng Thư ký và ông Đặng Xương Hùng đã có buổi làm việc tại Bộ Ngoại giao Thụy sĩ với bà Sandra Lendenmann Winterberg, Trưởng Văn phòng nhân quyền và bà Valérie Wagner, phụ trách Á Đông và Việt Nam về vấn đề nhân quyền. Phái đoàn đã trao cho Bộ Ngoại giao Thụy sĩ ba tài liệu liên quan đến các vấn đề thời sự về nhân quyền tại Việt Nam, gồm:

1. Thỉnh nguyện thư về thảm họa môi trường do Formosa gây ra tại vùng biển miền Trung Việt Nam. Thỉnh nguyện thư do Cosunam đề xướng, đề ngày 13/6/2016, đã thu thập được hàng trăm chữ ký, trong đó có nhiều chính khách quan trọng của Thụy sĩ và của cộng đồng người Việt. Thỉnh nguyện thư yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải có trách nhiệm và minh bạch trong thảm họa môi trường Formosa ; phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận và biểu tình của các nạn nhân thảm họa; phải chấm dứt mọi đàn áp đối với người dân khi họ xuống đường biểu tình trong ôn hòa.

2. Bản báo cáo tường trình về các vụ công an Việt Nam tra tấn người dân (Shadow Report on police torture in Vietnam 2013-2015). Bản báo cáo này do Cosunam, Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức, Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan, với sự trợ giúp của đảng Việt Tân, phối hợp hoàn thành vào ngày 30/4/2016. Bản báo cáo này đã được gửi tới Ủy ban chống tra tấn của Liên Hợp quốc, đệ trình tới Ủy ban một bản tường trình khá đầy đủ, cập nhật những vụ người dân Việt Nam bị tra tấn dã man trong đồn công an thời gian gần đây.

Toàn bộ tài liệu dày hàng trăm trang là những bằng chứng rõ ràng của việc Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hiệp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, mà Việt Nam đã ký vào ngày 7/11/2013 và phê chuẩn vào ngày 5/2/2015.

3. Bản lưu ý Bộ Ngoại giao Thụy sĩ về 5 trường hợp tù nhân lương tâm đang chịu những bản án nặng nề, vô nhân đạo, chỉ vì họ đấu tranh đòi quyền con người. Đó là các trường hợp của ông Đặng Xuân Diệu, 13 năm tù giam và 5 năm quản chế; ông Hồ Đức Hòa, 13 năm tù giam và 5 năm quản chế; cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, 8 năm tù giam và 5 năm quản chế; bà Trần Thị Thúy, 8 năm tù giam và 5 năm quản thúc, và trường hợp khởi tố bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài.

Các trường hợp tù nhân lương tâm này đều đã được Nhóm công tác của Liên Hợp quốc về giam giữ độc đoán (UNGWAD) công nhận tính chất giam giữ độc đoán và vi phạm nhiều điều khoản của Tuyên bố về nhân quyền của Liên Hợp quốc mà Việt Nam tham gia.

Các tài liệu quan trọng về nhân quyền tại Việt Nam nói trên sẽ được Bộ Ngoại giao Thụy sĩ quan tâm sử dụng trong cuộc đối thoại song phương về nhân quyền giữa Thụy sĩ và Việt Nam sẽ diễn ra tại Việt Nam vào ngày 18/10/2016 sắp tới đây.

Có một điều khá thú vị trong chuyến đi Berne của phái đoàn Cosunam, đó là, bên này tại Bộ Ngoại giao, phái đoàn làm việc về những vụ vi phạm nhân quyền của Việt Nam, thì bên kia, phía nhà Quốc hội, Thụy sĩ đang đón tiếp bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội, thăm Thụy sĩ, kỷ niệm 45 năm quan hệ hai nước. Tại nhà Quốc hội treo lá cờ đỏ sao vàng cùng lá cờ Thụy sĩ nhưng trước mặt khoảng 200m là quầy bán thức ăn nhanh của anh Nguyễn Văn Tuấn, treo cao cờ vàng cùng cờ Thụy sĩ. Khi đoàn của bà Phóng đi qua quầy ăn của anh, anh đã hô to “đả đảo cộng sản Việt Nam hèn với giặc, ác với dân”, họ đã phải lặng lẽ bỏ đi rất nhanh.

Genève, 10/10/2016

Nguồn: FB Đặng Xương Hùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.