Hà Nội Quảng Cáo ’Quyền Tự Do Báo Chí”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổng thống Bush lên đường viếng thăm Trung Quốc vào trung tuần tháng 11 năm 2005, vì thế mà các tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ đã yêu cầu ông Bush dùng mọi áp lực để buộc chính quyền Bắc Kinh phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền phát biểu ý kiến của người dân Trung Quốc. Trong cuộc hội thảo tại Washington DC hôm đầu tháng 11 do Heritage Foundation tổ chức, Dân biểu Thanddeus McCotter đã lên tiếng cảnh cáo những ai có ý nghĩ rằng sự kiện Trung Quốc đang phát triển đất nước theo nền kinh tế theo hướng thị trường thì sớm muộn gì rồi cũng có tự do dân chủ. Theo dân biểu Cotter thì hiện tại chính quyền Bắc Kinh đang áp dụng chính sách đàn áp tự do ngôn luận, khống chế truyền thông một cách thô bạo để duy trì cho bằng được cái thể chế cộng sản độc tài.

Phó giám đốc đài phát thanh Tự Do Á Châu là ông Dan Southerland cũng đã khẳng định rằng tất cả cơ quan truyền thông đại chúng tại Trung Quốc đều là của đảng Cộng Sản. Mặc dù là của đảng nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn chưa yên tâm nên đã phải lập ra Ủy ban kiểm duyệt Trung ương để kiểm soát vì sợ nhiều lúc có những bài viết không đúng hoặc chống lại chính sách mà đảng đưa ra. Triệt để không cho các cơ quan truyền thông đại chúng đề cập đến vấn đề vận động của người Tây Tạng, các sắc dân thiểu số đòi tự trị ; không được nói đến về những hy sinh, mất mát của người dân trong cuộc cải cách văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông; cấm không cho nói đến vấn đề tôn giáo; không cho đả động đến những chuyện cải cách trong chính quyền Đài Loan; Không cho đăng tải về tình trạng cách biệt giàu nghèo một cách quá độ, cấm nói đến những chuyện tham nhũng hối lộ của các bộ và quan chức nhà nước ngoại trừ những vụ không thể nào che đậy được, nhưng chỉ cho phép đăng ở một mức độ giới hạn nào đó mà thôi vì sợ rút dây động rừng. Ông Dan còn cho biết thêm là chương trình phát thanh Hoa ngữ hướng về Trung Quốc của đài Tự Do Á Châu hiện nay bị phá sóng còn nhiều hơn dưới thời ông Giang Trạch Dân, điều này cho thấy chính quyền ông Hồ Cẩm Đào đang đẩy mạnh chính sách khống chế ngôn luận để dễ bề thao túng, hoàn toàn khác hẳn những gì mà ông ta tuyên bố khi lên nhậm chức.

Vì rập khuôn theo Trung Quốc nên Hà Nội cũng sử dụng truyền thông, báo chí như là một công cụ hầu duy trì thể chế độc tài đảng trị. Điều này đã bị người dân ở trong và ngoài nước, cũng như dư luận thế giới lên án nặng nề và chính quyền CSVN đang tìm cách ngụy biện để chống đỡ. Hà Nội đã chỉ thị cho một số cán bộ viết hàng loạt các bài phản luận, trong đó có bài của Tiến sĩ Hồng Vĩnh là Hà Nội đắc ý nhất và cho phổ biến rộng rãi. Tờ Sài Gòn Giải Phóng số phát hành vào cuối tháng 10, trong mục Đâu Là Sự Thật Lịch Sử đã giới thiệu bài viết ’’Tự do báo chí ở Việt Nam’’ của ông tiến sĩ Hồng Vĩnh này. Trong phần mở đầu tờ SGGP đã viết như sau: Thời gian gần đây, các thế lực thù địch lại tung ra những quan điểm sai trái, bịa đặt, vu cáo nhằm phủ nhận, xuyên tạc những thành tựu của công cuộc đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Còn bài viết dài lê thê của ông tiến sĩ Hồng Vĩnh thì cho rằng: nhờ vào sự nghiệp đổi mới mà báo chí Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Ông tiến sĩ Vĩnh này còn khoe rằng hiện nay, Việt Nam đã có tất cả các loại hình báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử). Cả nước có hơn 550 cơ quan báo chí, với 713 ấn phẩm báo chí. Về đài phát thanh thì có tổng cộng 606 đài, truyền hình thì có 5 kênh (channel). Đi vào nội dung bài viết, ông Vĩnh đã cường điệu cho rằng: “Báo chí đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân vì báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước. Có thể đi đến kết luận là báo chí và hoạt động báo chí ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, đã hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là cốt lõi của tự do báo chí ở nước ta dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN. Luật báo chí Việt Nam khẳng định báo chí không chỉ là cơ quan của Đảng, Nhà nước mà còn là diễn đàn tin cậy của người dân. Như vậy, dù với động cơ nào, người ta không thể bưng tai, nhắm mắt phủ nhận pháp luật VN về tự do hoạt động báo chí, phủ nhận tính dân chủ, văn minh của báo chí VN trong thời đại ngày nay.

Dựa trên những lập luận một chiều và cố bênh vực cho sự độc quyền về truyền thông của đảng, ông Hồng Vĩnh đã lên án nặng nề những người đòi ra báo tư nhân mà theo ông Vĩnh cho đó là: ’những đòi hỏi vô lý, phát sinh từ nhận thức mơ hồ về quyền tự do báo chí và nhiệm vụ của báo chí Việt Nam’. Ông Vĩnh còn nói rằng việc đòi ra báo tư nhân của một số nhà đối kháng là ’đang ra công cổ súy, đấu tranh đòi tự do báo chí theo kiểu phương Tây, đó là chưa kể đến một số phát xuất từ những mưu toan cho quyền lợi, quyền lực, động cơ cá nhân; từ sự bất mãn của họ với Đảng và Nhà nước’. Qua những luận điệu tuyên truyền về quyền tự do báo chí của ông tiến sĩ Hồng Vĩnh, người ta thấy là Cộng sản Việt Nam đã không chỉ coi báo chí hay truyền thanh, truyền hình là phương tiện riêng của kẻ cầm quyền mà còn hàm hồ kết án những ai đòi ra báo tư nhân là có ý đồ xấu. Những lý luận này của Hà Nội không những không thuyết phục được ai mà còn biểu hiện một sự lo sợ của những kẻ độc tài cố tình bưng bít mọi thông tin để không dám đối diện trước công luận về những hành vi độc ác của mình.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.