Dịch Cúm Gà Tái Hoành Hành Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) vừa công bố chỉ trong hai tuần từ cuối tháng 12/2004 đến 16/1/2005 đã xác nhận được tại Việt Nam có năm người bị thiệt mạng bởi dịch cúm gà H5N1 trong số sáu ca bị nhiễm. Người bị thiệt mạng đầu tiên trong đợt dịch cúm gà lần này là một bé trai sáu tuổi, mất vào ngày 30/12/2004. Chỉ hai tuần sau, tức là ngày 16 tháng 1 năm 2005, xác nhận thêm được một phụ nữ 35 tuổi khác cũng bị thiệt mạng bởi dịch cúm gà này, đưa tổng số lên thành 5 người bị chết.

Mặc dù vào cuối tháng 3 năm ngoái, chính quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) tuyên bố đã ngăn chận được dịch cúm gà nhưng thực tế cho thấy ca tử vong sau cùng của dịch cúm gà lần trước xảy ra vào đầu tháng 9 năm 2004, nghĩa là gần nửa năm kể từ lúc chính quyền Hà Nội tuyên bố ngăn chận được dịch cúm gà nhưng vẫn có người bị thiệt mạng. Kể từ khi dịch cúm gà phát sinh tại Việt Nam, tính đến nay đã có 25 người chết. Cũng như lần trước, tình trạng dịch cúm gà lần này đang hoành hành dữ dội, không thể nào che giấu thêm được nữa nên chính quyền Hà Nội đành phải thú nhận rằng tháng trước họ đã ra lệnh giết đi hơn 264 nghìn gia cầm, chủ yếu là gà vịt, tại 16 tỉnh Nam Bộ. Ngày 14/1/2005, Thủ tướng chính quyền CSVN, ông Phan Văn Khải, nói với các ký giả rằng đã chỉ thị cho các cơ quan liên hệ triệt để ra sức ngăn chặn nạn nhập lậu gà sống cũng như thịt gà từ các quốc gia lân cận; ngay cả những động vật, gà vịt nhập cảng vào Việt Nam theo con đường chính thức cũng phải được tích cực kiểm dịch cẩn thận. Bộ Y Tế của chính quyền Việt cộng rất cường điệu khi cho rằng việc ngăn chận dịch cúm gà vẫn nằm trong khả năng khống chế của các chính quyền địa phương; tuy nhiên cũng đã phải thú nhận rằng tình hình dịch cúm gà đang có nguy cơ lây lan mạnh. Vì vậy, các tỉnh, thành phố phải tập trung ưu tiên chống dịch triệt để trong mùa đông Xuân này. Bộ này cũng cho hay rằng đang kêu gọi người dân đừng nên mua bán gà vịt bị nghi ngờ là nhiễm vi khuẩn H5N1.

Cục Thú Y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vào chiều tối ngày 17/1/2005 cho hay dịch cúm gia cầm bùng phát thêm 14 điểm dịch ở 10 xã, 8 huyện của 4 tỉnh Bạc Liêu, Long An, Bến Tre và Tiền Giang. Tổng số gia cầm chết vì bệnh và phải tiêu hủy trong ngày 16/1/2005 là 10 nghìn con. Trong số các ổ dịch bùng phát thêm, đáng lưu ý có 4 ổ dịch phát ra tại tỉnh Bạc Liêu và 4 ổ dịch khác phát ra tại 3 huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Như vậy tính từ đầu tháng tới ngày 16 tháng 1, dịch cúm gà đã xuất hiện tại 136 xã, 62 huyện của 18 tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Tờ Lao Động số ra ngày 18 tháng 1 vừa qua loan tin, lực lượng Cảnh sát cơ động 113 phối hợp cùng ngành thú y, kiểm dịch phát hiện một chiếc xe tải mang bảng số 54T2208 chở 2,2 tấn thủy gia cầm đã làm thịt nhưng chưa được kiểm dịch chạy từ hướng miền Tây vào Sài Gòn trên quốc lộ 1A. Tài xế cho biết, anh ta chỉ là người chở thuê số hàng này, còn chủ hàng đi xe gắn máy phía sau và khi thấy xe bị chận thì bỏ trốn.

Ngày 9 tháng 2 sắp đến là ngày Tết Việt Nam, vì vậy số lượng thịt gà chắc chắn sẽ gia tăng tại Việt Nam trong ba ngày Tết. Gà vịt cũng là một loại thực phẩm không thể thiếu trong dịp đón Tết âm lịch của một số nước Á châu khác, đó là chưa kể đến chuyện di chuyển của số lượng người rất lớn về quê ăn Tết rồi trở lại nơi làm việc. Đây là thời kỳ mà vi khuẩn H5N1 dễ dàng lan đi từ nơi này sang nơi khác. Chính phủ các quốc gia có Việt kiều hay Hoa kiều về nước ăn Tết, hay có dân đi du lịch các nước Đông Nam Á và Trung quốc trong thời kỳ này đang lo sợ và tìm những biện pháp ngăn chận dịch cúm gà luồn vào xứ họ khi số người này quay trở lại. Thái Lan và Mã Lai đã ngăn chận được dịch cúm gà này từ tháng 11 năm ngoái. Từ đó đến nay chưa phát hiện thêm một ca nào bị nhiễm dịch cúm gà này cả. Tuy nhiên, Tổ chức Y Tế Thế Giới cũng cảnh cáo rằng từ khi bị thiên tai sóng thần, chính phủ hai nước này đã phải bận tâm ngăn chận các loại bệnh dịch khác mà lơ là đi trong đối sách diệt bệnh cúm gà, còn Việt Nam thì khi nước đến chân mới nhảy, làm người dân bị thiệt mạng một cách oan uổng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.