Nỗi Đau Và Trách Nhiệm Của Nghề “Viết Lách” Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 5/1/2005, Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã ra quyết định khởi tố và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan Anh (bút hiệu Lan Anh), phóng viên báo Tuổi Trẻ về hành vi gọi là “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”. Lý do được nêu ra: Phóng viên Lan Anh đã đưa tin trên báo Tuổi Trẻ vào ngày 20/5/2004 về một công văn của Bộ Y Tế “đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch – Đầu tư làm đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện Công ty Zuellig Pharma VN”, và Cơ quan An ninh CSVN đã xác định rằng công văn này thuộc danh mục “tài liệu bí mật” trong ngành y tế cho nên khởi tố phóng viên Lan Anh để điều tra.

Ngay sau đó, có khá nhiều bài báo và các cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ được đăng tải trên trang nhà của tờ báo này nhằm bênh vực cho phóng viên Lan Anh. Nội dung các bài báo đã đưa ra nhiều ý kiến ủng hộ đối với phóng viên Lan Anh từ một số cán bộ, viên chức trong nước và dư luận quần chúng nói chung, chẳng hạn như một trích đoạn ngắn sau đây: “…Lý ra phải được tưởng thưởng vì đã có công vạch mặt chỉ tên một tội ác mà nạn nhân là những đồng bào nghèo khổ của mình, nhà báo Lan Anh lại chuẩn bị ra tòa thay cho những kẻ sau khi làm giàu trên mạng sống dân nghèo thì vẫn ăn trên ngồi trốc, vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Dư luận đang phẫn nộ tự hỏi: Phải chăng đây là cách tạo nên một tiền lệ xấu từ “con dấu mật” có khả năng phong tỏa sự giám sát của công luận?…” Theo báo Tuổi Trẻ, những nội dung trong công văn của Bộ Y Tế gởi Thủ tướng Chính phủ CSVN thực ra không có gì mới so với những điều đã được chính các quan chức của Bộ Y Tế phát biểu trong một cuộc họp báo công khai trước đó 21 ngày! Điển hình là trong một cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Y Tế tổ chức vào ngày 28/4/2004, Chánh thanh tra của Bộ Y Tế, ông Trần Quang Trung, tuyên bố rằng sắp tới lãnh đạo Bộ Y Tế sẽ có tờ trình gởi Thủ tướng Chính phủ về vấn đề Công ty Zuellig, trước đông đảo báo chí về những vấn đề liên quan đến ngành y tế. Ngoài ra, tại cuộc họp báo này, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính của Bộ Y Tế, ông Dương Huy Liệu, còn thông báo cho báo chí (có phóng viên Lan Anh tham dự) biết rằng, trong nội dung trình Thủ tướng có việc đề nghị phối hợp với Bộ Kế hoạch – Đầu tư thanh tra toàn diện Công ty Zuellig Pharma VN. Cũng cần nói thêm là trong ngày 20/5/2004, có cả tờ Nhân Dân và Lao Động đưa tin về việc Bộ Y Tế trình Thủ tướng Chính phủ công văn nói trên.

Nỗi Đau

Có dịp tìm hiểu cuộc sống và những chia sẻ chân tình của một số ít phóng viên còn có chút lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp tại Việt Nam, nhiều người đã thấy được những nỗi đau “thầm kín” trong nghề nhà báo của họ. Từ nỗi lo canh cánh bên mình mỗi khi phải viết bài, viết tin theo đúng chỉ thị của Đảng và Nhà nước, cho đến cách viết và “lách” làm sao để không bị cấp trên khiển trách, phê bình.v.v… đến “nỗi đau” lớn nhất là nhu cầu kiếm tiền nuôi sống gia đình bằng việc chấp nhận bẻ cong ngòi bút để tô hồng cho chế độ, tránh né trách nhiệm nói lên quyền lợi của người dân. Nỗi đau của họ phải chăng cũng là nỗi đau chung của dân tộc đang đứng trước gọng kiềm bạo lực rình rập hàng ngày của chính quyền CSVN? Nỗi đau từ sự sợ hãi bị chính quyền, công an trù dập, đến những lo lắng về sự ổn định cuộc sống vật chất, tinh thần hàng ngày của đa số người dân trong nước, đã ăn sâu vào tiềm thức, trở thành một căn bệnh xã hội “bình thường” trong mọi giới, tất nhiên là cả báo giới.

và Trách Nhiệm…

Giới báo chí trong nước có vẻ đang được quần chúng chú ý và đòi hỏi trách nhiệm nghề nghiệp cao hơn trong nhu cầu lên tiếng, bênh vực cho tiếng nói và quyền lợi của người dân. Họ muốn báo chí thật sự trở thành một lực đối trọng với chính quyền, với bộ máy cơ chế quan liêu, nhũng lạm của Nhà nước, để phản ảnh đúng tâm tư và nguyện vọng của người dân. Tuy vậy, chúng ta cũng không mơ hồ hay lạc quan nghĩ rằng báo chí tại Việt Nam đang đứng về phía người dân. Báo chí vẫn là tai, mắt và miệng của chính quyền CSVN. Báo chí và truyền thông tại Việt Nam nói chung là công cụ tuyên truyền, là cơ quan ngôn luận chính thức và bán chính thức của Đảng và Nhà nước CSVN. Điều đáng buồn là giữa trách nhiệm với dân và trách nhiệm với Đảng và Nhà nước, đại đa số các phóng viên trong nước chọn đứng về phía chính quyền, Đảng và Nhà nước CSVN để được sự yên thân, thủ phận và quyền lợi. Với những người cầm bút có lương tâm và hiểu biết về dân chủ và nhân quyền thì đa số vẫn còn chọn sự im lặng để tránh mang vạ vào thân.

Tạm Kết

- Quyền tự do ngôn luận và báo chí không phải tự nhiên được chính quyền CSVN ban phát cho người dân nói chung và báo chí nói riêng. Báo chí tại Việt Nam phải tự mình đấu tranh với chính quyền đương thời để thể hiện đúng vai trò và trách nhiệm của mình là tiếng nói độc lập, phi đảng phái cho người dân, những người trong tay không có phương tiện truyền thông để lên tiếng đòi hỏi công lý.
- Ngày nào các phóng viên tại Việt Nam còn phải vừa viết, vừa “lách” để được an toàn cho bản thân và gia đình, để tránh bị chính quyền trù dập thì ngày đó Việt Nam chưa có tự do ngôn luận và báo chí; công lý và công bằng xã hội chỉ là điều xa vời.
- Tiến trình đấu tranh cho quyền tự do báo chí và ngôn luận tại Việt Nam vẫn còn kéo dài với nhiều khó khăn trước mặt. Chừng nào báo chí tư nhân không được phép hoạt động và truyền thông độc lập không có tại Việt Nam thì không bao giờ có tự do báo chí và ngôn luận thật sự. Hơn bao giờ hết, với trách nhiệm và lương tâm của những người cầm bút, các phóng viên tại Việt Nam cần phải chứng tỏ hơn nữa cái dũng khí trong nghề nghiệp của mình, dùng ngòi bút để đấu tranh cho công bằng xã hội, chống những tệ nạn, bất công, đòi hỏi công lý và nhân quyền dù phải đối đầu với sự kiểm soát, đe dọa, trù dập của chính quyền và công an. Báo chí tại Việt Nam cần phải tận dụng mọi cơ hội và phương tiện để nêu lên những đòi hỏi của người dân đối với chính quyền, buộc chính quyền thay đổi chính sách có lợi cho người dân, chứ không thể thụ động làm công cụ tuyên truyền cho Đảng và Nhà nước CSVN mà quên rằng quyền lợi của người dân, của quốc gia, dân tộc luôn là trên hết! (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.