Nền Giáo Dục Việt Nam: Sai Lầm Ngay Từ Căn Bản

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bà giáo Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng Phòng Giáo Dục Mầm Non, thuộc Sở Giáo Dục Đào Tạo thành phố Sài Gòn, vừa lên tiếng báo động, dù rất muộn màng, về cách thức và nội dung giảng dạy học sinh trong lứa tuổi mầm non, mới bắt đầu đi học. Bà Kim Thanh cho rằng, “Nếu cứ tiếp tục việc nuôi dạy trẻ em như thế này, trong khoảng 15 năm nữa, thành phố sẽ có rất nhiều thanh thiếu niên không đủ trí tuệ sáng tạo và năng lực lao động do hậu quả nuôi dạy yếu kém ở tuổi mẫu giáo.”

Việc gì đã xảy ra khiến cho những nhà giáo còn chút lương tâm phải than thở đến như vậy? Căn cứ vào các con số thống kê của Sở Giáo Dục và Đào Tạo tại Sài Gòn, thành phố này hiện có hơn 365 nhóm giữ trẻ gia đình (Mẫu Giáo) hoạt động không có giấy phép, nhiều nhất là tại Tân Phú có 50 cơ sở, quận 12 có 46 cơ sở. Các nơi này hầu hết không đủ tiêu chuẩn căn bản tối thiểu về an toàn, ánh sáng, vệ sinh, dinh dưỡng, tài liệu giáo dục.v.v… Trường mẫu giáo “Tuổi Hồng” tại Gò Vấp nuôi 100 em nhỏ nhưng chỉ có 1 phòng vệ sinh rộng 2 thước vuông. Một cô bé trong nhóm giữ trẻ ở Quận 12 cho các cháu đi vệ sinh xong rồi đổ phân ngay trước cửa lớp học… Tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, nhiều em trẻ không được mặc quần cả ngày. Về việc cung cấp thức ăn, đa số các nhóm giữ trẻ chỉ đạt 30% số thức ăn dinh dưỡng hay chỉ từ 2,5 ngàn đồng tới 3 ngàn đồng trong 1 ngày cho đứa trẻ, trong khi đó, theo qui định là phải đạt được từ 55% đến 60%. Các em trẻ gần như không có đồ chơi cho nên chúng thường đánh nhau, la hét, gây căng thẳng “thần kinh” lẫn nhau. Các giáo viên không được trang bị chuyên môn, không có phương pháp giảng dạy phù hợp; thầy cô thường áp dụng các hình thức phạt quỳ gối hay đứng trên ghế.v.v… Mặc dù chất lượng giáo dục nuôi dạy trẻ con tại các trường mẫu giáo không có giấy phép là vậy, nhưng họ vẫn ngang nhiên hoạt động mới là điều đáng quan tâm. Mức thu học phí ở đây là từ 100 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng/tháng, các trường công lập từ 80 ngàn đến 100 ngàn đồng/tháng. Nhưng vẫn có khá đông cha mẹ gởi con đến học tại đây. Tại nhiều nơi, số học sinh mẫu giáo lên đến 200 em. Theo lời phân trần của bà Lê Thị Hồng Liên, phó Giám Đốc Cơ Sở Giáo Dục Đào Tạo Thành phố Sài Gòn, các trường mẫu giáo của thành phố chỉ mới giải quyết được khoảng 20% số em trẻ cần đến nhà giữ trẻ. Con số 80% còn lại bao gồm con cái các cán binh, nhân viên và những người lao động hay dân di cư. Trường mẫu giáo thì quá ít, không đủ nhu cầu, trong khi đó lại có quá nhiều trẻ em cần đi học để được giáo dục cho quen với trường lớp và được khai hóa trí óc. Đây cũng là nguyên nhân chính “dọn đường” cho các trường mẫu giáo không giấy phép có chỗ hoạt động, còn Nhà nước thì bất lực cho nên ngó lơ. Có thể thấy rõ ràng rằng Nhà nước đang đồng lõa với phương cách giảng dạy “phản giáo dục” như vậy ngay cả ở cấp giáo dục sơ đẳng là mẫu giáo!

Các cấp chính quyền địa phương cứ ra rả với thông cáo, hội thảo, phát thanh, truyền hình… về những chương trình mẫu giáo này nọ nhưng người dân dường như không ai chú ý và họ vẫn tiếp tục gởi con tới các lớp mẫu giáo tư, không có giấy phép. Họ quan niệm một cách đơn giản rằng, tin vào lời nói của Nhà nước cũng bằng thừa vì chính sách giáo dục và việc thi hành giáo dục chỉ là những lời nói suông, có trên giấy tờ mà không bao giờ được áp dụng trong thực tế. Theo bà Hồng Liên, “Họ nghĩ rằng thà đưa con tới trường, có thiếu chất lượng về sư phạm nhưng còn hơn là để con trẻ ở nhà một mình hay cứ để mặc chúng lang thang. Tệ hơn nữa, nhiều nơi còn có dịch vụ giữ trẻ cấp tốc theo giờ…”

Nhà nước, Bộ, Sở, Văn Phòng Giáo Dục… cứ hội họp thường xuyên để tìm giải pháp. Họp thì cứ họp mà giải pháp thì gần như bao giờ cũng chỉ tiến vài bước rùa bò trong kế hoạch chương trình… dẫn đến tình trạng chưa được biểu quyết, rồi sẽ biểu quyết, và không ai có thẩm quyền. Họ cứ đổ lỗi cho nhau như “thiếu ngân sách”, không có tiền.v.v…và v.v… Từ trên xuống dưới đồng ý với nhau cứ làm đề án này nọ để “chờ viện trợ” quốc tế qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, chống mù chữ của các cơ quan thiện nguyện quốc tế. Nhà nước lại đưa ra giải pháp bán công nhưng giải pháp này có khả thi hay không thì chưa thấy có cuộc nghiên cứu nghiêm túc nào để hậu thuẫn. Nhà nước tuyên truyền bằng “kế hoạch khuyến khích trường bán công giữ trẻ mẫu giáo”. Theo đó, để giải quyết nạn thiếu trường, chính phủ sẽ từng bước biến cải trường công lập thành trường bán công, hoặc sáp nhập các trường tư lại. Từ kế hoạch này, Nhà nước có thêm tiền để xây trường mới cho các khu vực dân nghèo. Nhà nước nói rằng sẽ xây thêm trường bằng cách kích thích nhu cầu thị trường. Phụ huynh phải “trả nợ” trong vòng 7 năm để sau đó chuyển thành trường bán công…!?

Chưa hết, nạn giáo viên “hành hạ” thể xác lẫn tinh thần đối với học sinh ở khắp các cấp bậc học cũng là điều đáng quan tâm đối với thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Cách đây chừng nửa năm, theo tin từ báo chí trong nước, tại trường Trung học Cơ sở Liên Hoa, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, một cô giáo đã bắt toàn bộ 47 học sinh lớp 7 của mình phải đứng dậy thay phiên nhau…liếm ghế ngồi của cô giáo vì trước đó đã bị học sinh hay ai đó vẽ bậy lên và cả lớp không ai nói ra được thủ phạm. Một sự chà đạp nhân phẩm học trò… thật đáng phẫn nộ! Và gần đây nhất, ngày 11/12/2004, học sinh lớp 6, trường Trung học Cơ sở Nghĩa Hành, huyện Tân Kỳ, Nghệ An, đã bị cô giáo Hoàng Thị Ngân Hà (môn Văn) xử phạt bằng cách bắt… chổng mông lên trời để lớp trưởng dùng roi đánh vào mông từng em một. Kết quả có 5 em học sinh bị đánh, mỗi em 200 roi, số em còn lại “được thoát” vì hết giờ học (lớp học này cô giáo cho kéo dài đến 10 giờ đêm), và cô giáo bỏ mặc các em ra về… Lý do đơn giản là sổ đầu bài của lớp bị ai đó tẩy xóa mà cô giáo không tìm ra được thủ phạm! Hậu quả là ngay trong đêm hôm đó, gia đình của em Vương (bị đánh) đã phải chuyển em đến trạm y tế xã để kiểm tra. Biên bản xem xét dấu vết toàn thân tại xã Nghĩa Hành vào lúc 15 giờ 30 phút ngày 12/12/2004 của Vương cho thấy: “Đỉnh mông có vết bầm tím, sưng tấy. Chiều rộng 5cm, dài 7cm. Đùi phải có rãn máu, dài 10cm, rộng 8cm…”. Phiếu điều trị có ghi “lý do vào viện điều trị thương tích do bị đánh. Chẩn đoán: sưng hệ xung huyết vùng mông… Bệnh nhân kêu đau nhiều, ngồi và vận động đi lại khó khăn”.

Từ những sai lầm, bất cập ở cấp giáo dục mẫu giáo, tiểu học, lên đến cấp phổ thông cơ sở và trung học rồi dẫn đến hậu quả ở cấp đại học.v.v… là cả một tiến trình được chiêm nghiệm và chứng minh qua thực tế trước mắt trong xã hội Việt Nam. Mới đây thôi, theo cuộc nghiên cứu của một nhóm giảng viên Trường Đại Học Khoa học Xã hội-Nhân văn Sài Gòn, với các sinh viên Trường Đại Học Quốc Gia thành phố Sài Gòn (thuộc danh sách những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam), họ đã phát hiện rằng: chỉ có 54,9% sinh viên trả lời là có gắn bó với ngành học, với nghề nghiệp đã chọn; còn lại có 24,8% không muốn gắn bó, 19,7% do dự và 0,6% chưa ý kiến. Như vậy có đến 45,1% sinh viên muốn bỏ ngành học hoặc bị dao động, không có hứng thú. Ngoài ra, có khoảng trên 30% sinh viên đại học công lập và trên 50% sinh viên đại học tư bị “rơi rụng” khỏi các trường đại học. Hệ quả cũng là sự lan tràn của khuynh hướng “nhảy việc” sau khi ra trường vì sinh viên không xác định được chuyên môn, sở trường hay sở thích của mình. Tâm lý thiếu tự tin về chuyên môn là hiện tượng rất phổ biến trong giới sinh viên vì nhà trường đại học không đáp ứng được nhu cầu trang bị kỹ thuật, kỹ năng thực hành chuyên môn cho sinh viên, cộng với một hệ thống giáo dục nặng về lý thuyết, thiếu sự sáng tạo và độc lập trong suy tư. Thực trạng nói trên đã gây lo lắng và bức xúc cho những ai còn nghĩ đến thế hệ trẻ và nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Sai lầm ngay từ căn bản và sai lầm có hệ thống đã đưa nền giáo dục Việt Nam vào một quỹ đạo rối loạn, không có lối thoát kể từ 30 năm qua. Đó là sự thật không thể chối cãi được!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?