Khống Chế Truyền Thông Làm Ngành Kịch Ảnh Trung Quốc Mất Đi Sinh Khí

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây mấy năm, đa số các phim kịch được chiếu trên truyền hình tại Trung quốc đều được khán giả khen thưởng, từ phim kịch thời đại nói lên những sự mâu thuẫn hiện thực xã hội cho đến các phim kịch lịch sử mang tính châm biến về một thể chế chính trị độc tài. Nhưng kể từ tháng 6 năm nay, người dân Trung quốc đã bị tước mất đi những giờ phút giải trí mà người dân địa phương gọi là ’’Cười một chút cho quên đời’’ bởi một lô chỉ thị của Ủy ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc. Hãy mở Trang nhà (Home page) của Tổng cục kiểm duyệt phim ảnh, truyền thanh, truyền hình thuộc Ủy ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, người ta thấy ngay hàng tháng có cả chục mệnh lệnh, chỉ thị hay thông đạt mà phần đông liên quan đến các chương trình truyền hình, chẳng hạn như: cấm không cho sáng tác những tác phẩm, phim kịch gây ảnh hưởng xấu cho thanh thiếu niên, gây bất ổn xã hội; cấm dựng những vở kịch lịch sử để lồng vào đó nói xấu Đảng; cấm chiếu những phim ngoại quốc, kể cả các phim hoạt họa rất ăn khách của Nhật vào những giờ cao điểm.

Vũ khí để câu khán giả của các đài truyền hình địa phương tại Trung quốc là những phim kịch có nội dung như vừa nói trên đã bị cướp đi; tất cả đều uất lắm nhưng đành câm nín. Thế nhưng, vào giữa tháng 10 năm nay nhiều đài địa phương đã trút tất cả những uất ức đó bằng sự phản đối kịch liệt chính quyền Trung ương do không theo sát tình hình địa phương nên đã có chính sách khống chế ngôn ngữ một cách sai lầm khi đồng ý cho Tổng cục kiểm duyệt này tống đi một Thông đạt vào ngày 13 tháng 10, bắt các đài truyền hình địa phương không được chuyển tiếng phổ thông (tiếng Quang Thoại hay tiếng Bắc Kinh) trong các phim kịch sang các thổ ngữ hoặc tiếng của những dân tộc thiểu số. Một Thông Tri khác đề ngày 8/9/2004 của Tổng cục kiểm duyệt gởi đến tất cả các đài truyền hình, có nội dung liên quan đến việc tăng cường và cải thiện đội ngũ đạo diễn để làm sao dựng các vở kịch cho đúng với lý luận cũng như chủ thuyết Tam Đại Biểu của ông Đặng Tiểu Bình. Thông Tri này còn nhấn mạnh: ’’Đảng và Nhân dân như lưỡi với cổ họng’’, có trọng trách hướng dẫn dư luận, không để cho các đài truyền hình địa phương làm mất uy tín các cấp Đảng ủy và quan chức nhà nước. Vở kịch ’’Buồn Nôn’’ là tác phẩm làm chuẩn dựa theo tinh thần nội dung của Thông Tri này được đài truyền hình Bắc Kinh tung ra vào đầu tháng 10 vừa qua nhưng sau đó lại bị thu hồi ngay, không cho đem đi chiếu lại ở các đài truyền hình địa phương. Lý do rất nực cười là vì nam tài tử Trần Đạo Minh, với vai Bác sĩ trong vở kịch trước đây, diễn vai chính trong các kịch phẩm Hắc Đổng nói về xã hội đen và Đông Chí nói về sự bất chính trong hệ thống ngân hàng nhà nước, đã gây ảnh hưởng xấu cho trật tự xã hội. Nội dung chính của vở kịch ’’Buồn Nôn’’ muốn đề cao cho dân biết về sứ mệnh của các chiến sĩ đang phục vụ trong Phòng Nghiên Cứu Y Khoa của Quân đội Giải phóng Trung quốc. Thật ra, khán giả không cần chú ý vào nội dung vở kịch có tính tính tuyên truyền một cách lố bịch này mà chỉ muốn xem những màn lúc tài tử Trần Đạo Minh xuất hiện trong vai một vị bác sĩ có tính tình ôn hậu, không mấy ham danh lợi gặp phải bà vợ lúc nào cũng muốn xúi chồng tìm cách ăn hối lộ. Nội dung tài tử Trần Đạo Minh diễn rất bài bản, đúng theo đường lối và chỉ thị của nhà nước đưa ra vì thế không thể nào khiển trách được, nhưng ác một nỗi là hầu như khán giả ai cũng muốn nghĩ ngược lại những lời mà nam tài tử Đạo Minh diễn ra trong suốt cả vở kịch lúc anh xuất hiện.

Trước đây, giới truyền thông, truyền hình, điện ảnh Trung quốc thường hay lên tiếng chỉ trích hai ông ’’Kẹ’’ truyền thông là Lý Trường Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng nắm Ủy ban Tư tưởng Văn hóa, và Đặng Vân Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng nắm Tổng cục kiểm duyệt, nhưng nay bị khựng lại khi biết được chính ngay Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí Thư Đảng kiêm Chủ tịch nhà nước Trung quốc, mới là kẻ chủ chốt chứ không phải hai ông Xuân và Sơn. Tân Tả Phái là một biệt hiệu mà các sĩ phu cũng như giới làm báo, làm đài tại Trung quốc gắn cho Hồ Cẩm Đào. Danh từ này xuất hiện ngay sau biến cố Thiên An Môn để gọi chung cho cái chủ nghĩa gọi là Tân Dân Tộc chủ trương duy trì độc tài độc đảng trong đường lối chính trị, đặt nặng vấn đề phân chia quyền lợi đồng đều cho người dân về mặt kinh tế và kìm hãm chính sách kinh tế thị trường. Nói tóm lại, cũng chỉ là con đường của chủ nghĩa cộng sản nhưng thay đổi cách nói. Hai năm trước khi mới vừa lên nhậm chức, Hồ Cẩm Đào đã phải đối phó với nhiều vấn nạn, mà quan trọng nhất là vấn đề Dân bất tín Đảng; cho nên đã cởi trói phần nào, báo chí được loan tải những tin tức mà người dân quan tâm như những vụ tham nhũng, hối lộ.v.v… Điều này làm cho nhiều người hy vọng rằng ông Đào thuộc phái cải cách. Trong Đại hội Trung ương Đảng kỳ 4 vào tháng 9 vừa qua, Hồ Cẩm Đào đã dõng dạc tuyên bố về những mâu thuẫn xã hội, việc dân xa lánh đảng trong quá khứ không phải xuất phát từ nguyên nhân độc tài độc đảng mà là do sự khiếm khuyết của cơ quan có chức năng thực thi chính sách do đảng đề ra; do đó, từ nay phải tăng cường sức mạnh cho các cơ quan hành pháp, chính phủ. Ông Trương Bác Thụ, một đảng viên thâm niên hiện phục vụ tại sở Triết Học thuộc Viện Khoa Học Xã Hội Trung quốc, đã lên tiếng phản bác ngay những lập luận của ông Đào. Theo ông Thụ, tăng cường sức mạnh cho các cơ quan hành pháp có nghĩa là gia tăng và củng cố sự độc tài độc đảng. Vậy thì những danh từ mà ông Đào thường hay sử dụng như hành pháp theo pháp luật, hành pháp một cách khoa học và dân chủ chẳng qua chỉ là những khẩu hiệu hay sao? Phải là phát huy ý nghĩa của quan niệm về hành pháp chứ không phải tăng cường quyền lực cho các cơ quan hành pháp của chính phủ; và có như thế, Trung quốc hoặc các nước Cộng sản tương tự như Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba, mới tiến đến được một nền dân chủ thực sự mà người dân đang mong đợi.

Sử dụng thủ đoạn khống chế truyền thông để làm mất sinh khí các phim kịch truyền hình “nhạy cảm” mà người dân yêu chuộng, để chính quyền duy trì chế độ độc tài, độc đảng, làm cho người ta phải đặt câu hỏi: Chính sách của ông Hồ Cẩm Đào đưa ra là “Chính sách thân dân” hay “Chính sách ngu dân” tại một quốc gia Cộng sản?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?