APEC 2017 và tương lai Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lần thứ hai sau 11 năm, nhà cầm quyền CSVN đã đăng cai tổ chức APEC 2017 tại Đà Nẵng, diễn ra gần một tuần lễ từ ngày 6 đến 11 tháng 11 vừa qua.

So với lần tổ chức APEC 2006 tại Hà Nội, lần này CSVN đã dồn khá nhiều tiền bạc để phô trương sự phát triển của Việt Nam, nhất là thành phố Đà Nẵng sau 30 năm mở cửa từ 1986 đến nay.

Điều không may là ngay trước thềm Hội Nghị, bão Damrey đã đổ bộ lên các tỉnh miền Trung, quét sạch những trang trí chuẩn bị Hội nghị tại Thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu phố cổ Hội An. Tuy cơn bão đã ngừng đúng lúc để cho thành phố Đà Nẵng chuẩn bị lễ khai mạc hôm mồng 6 tháng 11, nhưng những hình ảnh nhớp nhúa của thành phố sau trận bão đã bộc lộ cho hơn 10 ngàn đại biểu và phóng viên quốc tế đến dự Hội Nghị thấy rõ bóng dáng thật của một đất nước đã và đang phát triển đầy khập khễnh.

Để chuẩn bị cho Hội Nghị APEC lần thứ 25, CSVN đã cho các báo đài đồng loạt phổ biến bài viết ký tên GS-TS Trần Đại Quang, với chủ đề “Vun đắp tương lai chung trong một thế giới đang chuyển đổi”; một chủ đề nghe như có định hướng Trung Quốc. Nó mang âm hưởng của “Tư Tưởng Tập Cận Bình” vừa được đưa ra trong Đại Hội Đảng 19 của Trung Cộng: “Quân giải phóng nhân dân sẽ hoàn thành sứ mệnh và nhiệm vụ trong thời đại mới; nuôi dưỡng ý thức mạnh mẽ về cộng đồng dân tộc Trung Quốc; giữ vững công lý trong khi theo đuổi các lợi ích chung; làm việc để xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai cùng nhân loại; tuân theo nguyên tắc thực hiện tăng trưởng chung thông qua đàm phán và cộng tác; và theo đuổi Sáng kiến Vành đai và Con đường.”

Qua bài viết này, CSVN muốn bày tỏ sự mong ước được chung tay xây đắp sự thịnh vượng trong khu vực Á Châu – Thái Bình Dương với hai nỗ lực chính yếu là tự do hóa thương mại và an ninh khu vực. Để làm được điều này, ông Trần Đại Quang đã “khẳng định” chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng trong thời gian tới.

Như tên gọi, APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế của 21 quốc gia thành viên, được coi là quy mô nhất của thế giới chiếm tổng cộng 39% dân số toàn cầu, 59% GDP thế giới, 48% thương mại quốc tế và chiếm khoảng 53% tổng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

CSVN hiện đã ký kết hiệp định thương mại với 18 nước thành viên của APEC, trong đó có 7 quốc gia được coi là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Mã Lai và Tân Gia Ba.

Trong khi đó, do những quan điểm khác nhau ngày một quá lớn giữa các quốc gia, khiến cho tiến trình đàm phán trong tổ chức mậu dịch thế giới (WTO) đã bị đình trệ từ năm 2001 trong vòng đàm phán Doha. Trước sự bế tắc chung của WTO như vậy, đa số các quốc gia hiện nay có xu hướng chuyển sang đàm phán song phương FTA hơn là tiếp tục quan tâm vào hợp tác đa phương và khu vực.

Ngoài ra, trong báo cáo của Tổng Cục Hải Quan cho biết trong 10 tháng của năm 2017, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của CSVN trong khối APEC, với kim ngạch 34,53 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 28,7% (với mức thặng dư mậu dịch 32 tỷ Mỹ Kim năm 2016). Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với kim ngạch 26,47 tỷ USD (với mức thâm thủng mậu dịch 48 tỷ Mỹ Kim năm 2016), chiếm tỷ trọng 22%. Nhật Bản đứng thứ 3 với 13,85 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,5%.

Với những dữ kiện nói trên cho thấy là dù CSVN có cố gắng thúc đẩy quan hệ thương mại đa phương, tăng cường hợp tác đầu tư và nối kết khu vực, nền kinh tế của Việt Nam khó đi ra khỏi gọng kềm của ba cường quốc kinh tế hàng đầu hiện nay là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Ông Trần Đại Quang, Ông Donald Trump và Ông Tập Cận Bình tại Hội Nghị APEC diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 6 đến 11 tháng Mười Một, 2017. Ảnh: Reuters
Ông Trần Đại Quang, Ông Donald Trump và Ông Tập Cận Bình tại Hội Nghị APEC diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 6 đến 11/11/2017. Ảnh: Reuters

Nói cách khác, Hội Nghị APEC không phải là nơi để CSVN tìm kiếm sự hợp tác kinh tế, hay mở rộng thương mại với các quốc gia thành viên, mà chỉ là nơi phô diễn những giá trị biểu kiến, khỏa lấp sự lệ thuộc của chính họ đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc, vốn là hai nền kinh tế quyết định vận mạng sống còn của chế độ CSVN hiện nay.

Thật vậy, Hội Nghị APEC tuy được đánh giá là diễn đàn kinh tế lớn nhất trong khu vực Á Châu – Thái Bình Dương và thế giới; nhưng từ ngày thành lập vào năm 1989 cho đến nay, do sự khác biệt quá lớn về kích thước của mỗi nền kinh tế, chính sách thuế khóa và nhất là sự xuất hiện một số xu hướng dân túy, bảo hộ mậu dịch, chống toàn cầu hóa sau cuộc khủng hoảng tài chánh vào năm 2008, khiến cho APEC đã không phát triển như mong muốn.

Vào năm 1994, tại Hội Nghị ở Bogor, Nam Dương, các nhà lãnh đạo Khối APEC đã đưa ra quyết tâm theo đuổi mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển. Và trong Hội nghị 2017 tại Đà Nẵng, các quốc gia cũng tiếp tục khẳng định quyết tâm này trong Tuyên bố chung; nhưng với những kết quả của Hội Nghị cho thấy là viễn cảnh hoàn tất các mục tiêu Bogor vào năm 2020 chẳng khác gì bầu trời u ám của Thành Phố Đà Nẵng trong trận bão Damrey.

Lý do quá hiển nhiên là những quốc gia có nền kinh tế lớn như Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ vân, vân… đang phải giải quyết những vấn đề chính trị nội bộ và nhất là thay đổi chính sách kinh tế nên không còn quá quan tâm đến hội nhập như ngày xưa.

Hiện nay, sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày một lớn, ảnh hưởng rất tiêu cực lên các định hướng chiến lược của APEC, nhất là việc xây dựng khu vực thương mại tự do Á Châu Thái Bình Dương (FTAAP). Với chủ trương bảo hộ mậu dịch và đòi hỏi các nước phải “chơi sòng phẳng với Hoa Kỳ” qua tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Đà Nẵng hôm 10 tháng 11 cho thấy là Hoa Kỳ đang đẩy mạnh tiến trình song phương hơn là đa phương.

Trong bối cảnh đó, tương lai của Việt Nam ngày một bị xiết chặt giữa hai gọng kềm Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nói cách khác là Việt Nam hoàn toàn bị chi phối bởi các tác động về kinh tế, chính trị và an ninh từ chính hai siêu cuờng này cho đến khi nó bị phá sản bởi cái gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Sự phá sản này đã bắt đầu khi ông Nguyễn Xuân Phúc cố tạo thành tích kinh tế để khỏa lấp sự khủng hoảng nội bộ do chiến dịch “dựng lò – đốt củi” của ông Nguyễn Phú Trọng gây ra, bằng cách buộc Tổng Cục Thống Kế cho dựng lên con số tăng trưởng 7,4% GDP trong quý III, trước sự ngỡ ngàng của dư luận, khi quý I chỉ đạt được 5,46% và 6,17% trong quý II. Trong khi đó, Ngân hàng phát triển Á Châu (ADB) cho rằng CSVN đạt được mức tăng trưởng 6.3% GDP là quá sức cho năm 2017.

Nói tóm lại, APEC 2017 tại Đà Nẵng là tuần lễ bắn pháo bông, cơ hội cho lãnh đạo CSVN phô trương sự cầm quyền, nhưng không mang lại lợi ích gì cho người dân.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.