Nghề nâng cũng lắm công phu!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nâng đây là nâng bi, nói nôm na là nghề nịnh hót.

Một vở tuồng trên sân khấu giống như một xã hội thu nhỏ ngoài đời. Trong đó vui buồn, hờn giận, yêu thương, căm ghét được thể hiện qua từng nhân vật điển hình. Có anh hùng nhưng cũng có gian hùng, có văn quan cũng có võ tướng, có trung thần cũng có nịnh thần. Nhưng đặc biệt hơn hết, nịnh thần là một nhân vật đặc trưng nhất không thể thiếu qua các triều đại từ cổ chí kim.

Triều đại cộng sản ở Hà Nội hiện nay cũng thế, tuy nó ngụy danh là một chế độ có đầy đủ thiết chế dân chủ như mọi quốc gia dân chủ khác. Cho nên bất cứ lúc nào cần thiết, trong đảng cộng sản cũng thấy xuất hiện những vai tuồng nịnh giỏi, hót hay khiến người ta nghĩ đó là những kẻ đã qua trường lớp “giáo dục và đào tạo chuyên sâu” nghề nịnh.

Mới đây có một ông tự xưng là nhà văn viết một bài thật đáng đồng tiền chu cấp của đảng, nhan đề “Danh thơm là lẽ sống của kẻ sĩ”.

Thoạt mới nghe qua đã thấy thơm lừng nhưng khi đọc hết lại nghe mùi “con thuyền Nghệ An” khi xưa của Cao Bá Quát.

Ông nhà văn này đem câu chuyện Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường đối đáp để cuối cùng trổ tài nâng bi cụ Tổng lên hàng “danh sĩ Bắc Hà”, một danh dự mà không phải ai cũng có trên đất Bắc xưa cũng như nay. Lập tức một lô báo lề đảng rộ lên hưởng ứng hết lời, coi ông Tổng Trọng như một kẻ sĩ không màng danh lợi, quyết xã thân cứu đảng bằng trận dựng lò đốt củi, đưa chiến dịch chống tham nhũng lên một tầm cao mới.

Thế là sau khi được chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đánh giá “là tấm gương sáng tiêu biểu để cán bộ, đảng viên noi theo” trong một buổi lễ hôm cuối tháng 1, giờ đây ông Trọng trở thành “danh sĩ Bắc Hà” đồng thời là “người đốt lò vĩ đại” trong một màn kịch mới của các nịnh thần trong đảng.

Thực tế ông Trọng vĩ đại tới mức nào chỉ cần nhìn vào vụ xét xử cặp dê tế thần vừa qua sẽ thấy. Dù chỉ mới đốt mấy thanh củi mục, nhưng khi nghe báo chí tung tin theo cáo trạng thì ghê gớm lắm. Nào là Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát đến 3200 tỷ đồng trong thời gian là chủ tịch PVC, nhưng khi đưa ra tòa chỉ truy tội tham ô, chia nhau 4 tỷ đồng nhưng cũng đã trả lại cho khổ chủ. Thế mà anh ta vẫn bị xử tù chung thân.

Hay Đinh La Thăng bị cáo buộc tham ô, cố ý làm trái, có liên hệ lợi ích nhóm toàn là những tội tày trời, nhưng ra tòa chỉ bị tội làm trái quy định nhà nước và nhẹ nhàng lãnh 13 năm tù. Nói cách khác là cáo trạng nói một đàng tòa kết án một nẻo… theo đúng phong cách án chỉ đạo, án dàn xếp trước.

Điều này cho thấy là ông Trọng dựng lò đốt củi mục chỉ để tạo hư danh cho chính mình. Phe cánh ông ở trong đảng và một số người mù mờ khen ông đã dám đánh tham nhũng với một vài con chuột lớn ra khóc lóc, ca cẩm trước tòa. Nhưng cái hư danh ấy không che giấu được gì trong tình hình tham nhũng tràn lan và đảng CSVN trở thành một đảng cầm quyền vơ vét danh tiếng nhất thế giới, không thua kém những chế độ độc tài lạc hậu nhất ở Phi Châu. Vì cho đến bây giờ, ông Trọng vẫn không dám đụng đến uy quyền của những thế lực sẵn sàng đốt ông trong cái lò của chính ông Trọng dựng lên.

Thật trơ trẽn khi mới có trầy trật đánh được vài vụ án chung quanh Tập Đoàn Dầu Khí để dọa Nguyễn Tấn Dũng, ông Trọng vội vàng cho đàn em viết bài tâng bốc mình là loại sĩ phu Bắc Hà thứ thiệt, là người đốt lò vĩ đại, là một tổng bí thư đảng trong sạch và can đảm nhất từ trước đến nay.

Nhà văn của đài VOV quả thật là can đảm và nhất là có thừa sự nham nhở của kẻ làm văn chương hạ cấp. Nếu cứ tin rằng ông Trọng tay không nhúng chàm thì bức tượng Hồ Chí Minh nặng gần 20 ký vàng ròng mà Formosa tặng cho ông Trọng không phải là của tham nhũng hay sao?

Còn sự đánh tham nhũng của ông ai cũng thấy là chỉ nhằm đánh một bên, chừa một bên. Ông Trọng sẽ trả lời sao khi kẻ phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong vụ Formosa xả thải chất độc là Võ Kim Cự được từ từ hạ cánh an toàn như một người vô tội.

Ở một khía cạnh khác, để bước đi “một người, một đảng, một quyền lực” sớm thành hiện thực, tay chân bộ hạ ông Trọng nhân cơ hội này làm sống lại tệ sùng bái cá nhân, dùng hình ảnh một Nguyễn Phú Trọng vĩ đại để củng cố phe nhóm mình và tóm thâu quyền hành. Nhờ đó ông Trọng sẽ ngồi vững trên ghế tổng bí thư đến hết nhiệm kỳ 2 mà không sợ ai soán ngôi.

Biết đâu để cho vĩ đại hơn, chức tổng bí thư sẽ được tay chân Nguyễn Phú Trọng phù phép kéo dài trên hai nhiệm kỳ như họ Tập bên Trung Quốc vừa làm… hầu cho ông Trọng chết già trong chiếc lò của mình. Điều này hẳn cũng vô cùng phù hợp với đường lối của thiên triều mà ông Trọng là một nô tài sáng giá chưa có người thay thế dưới mắt Tập chủ tịch.

Quả thật phải thành thật nhận rằng, nghề nâng bi trong triều đình Hà Nội ngày nay cũng lắm công phu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.