Sydney đồng hành cùng 6 nhà yêu nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đồng hành cùng Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC), cơ sở Đảng Việt Tân tại Sydney với sự hỗ trợ của Vietnam Sydney Radio đã tổ chức cuộc biểu tình vào lúc 11 giờ 30 ngày 5/4/2018 nhằm phản đối phiên tòa man rợ đối với các thành viên của Hội.

Cuộc biểu tình diễn ra trước Tòa đại sứ CSVN vào cùng thời điểm 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ là Ls Nguyễn Văn Đài, Blogger Nguyễn Bắc Truyển, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Ký giả Trương Minh Đức, Kỹ sư Phạm Văn Trội và Cô giáo Lê Thu Hà, bị nhà cầm quyền CSVN đem ra xét xử với cáo buộc tội “âm mưu lật đổ chính quyền”.

Cuộc biểu tình mở đầu bằng nghi thức chào cờ Úc-Việt. Dân biểu liên bang Đảng Lao Động, ông Chris Hayes dù bận rộn không tham dự được, nhưng đã gửi bài diễn văn để chia sẻ cùng đoàn biểu tình. Ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi nhà cầm quyền CSVN hãy trả tự do ngay cho những người yêu nước.

Không khí cuộc biểu tình sôi nổi với cờ vàng, băng rôn cùng những chiếc áo thun với thông điệp “Dân chủ không phải là tội”. Đồng hương từ Sydney, Canberra, Melbourne, và đặc biệt là nhóm bạn trẻ từ Darwin (Bắc Úc), đã không ngại đường sá xa xôi đến thể hiện tinh thần đoàn kết và đồng hành cùng HAEDC.

Theo lời mời của Ban tổ chức, Linh mục Đặng Hữu Nam, cựu nhân lương tâm Lê Thị Công Nhân và nhà báo độc lập Nguyễn Khắc Toàn qua online đã chia sẻ về tình hình trong nước cũng như nhận xét về hành động bắt bớ, bỏ tù những người yêu nước.

Xen kẽ những lời phát biểu của các vị khách mời là những bài nhạc đấu tranh, những khẩu hiệu được đồng hương hô vang đầy khí thế ngay trước tòa Đại sứ CSVN: “Phản đối cộng sản VN đàn áp người yêu nước”, “Phản đối cộng sản VN đàn áp HAEDC”, “Tự do cho người yêu nước”, “Tự do cho HAEDC”.

Cuộc biểu tình kết thúc lúc 1 giờ 45 bằng nhạc phẩm “Trả lại cho dân” được toàn thể quý đồng hương hát vang trước tòa Đại sứ Việt Cộng.

Như Trúc tường trình từ Canberra

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.