Luật An ninh mạng mới thông qua đưa VN trở về thời kỳ ‘tăm tối’?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đúng như dự đoán của nhiều người, Quốc hội Việt Nam hôm 12/6 đã thông qua Luật An ninh mạng, bất chấp rất nhiều kiến nghị và phản đối.

Trong khi các nhà chuyên môn và giới trí thức lo ngại đạo luật sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và hạn chế quyền tự do ngôn luận, một nhà báo tự do tại Việt Nam nói với VOA rằng phiên họp biểu quyết của Quốc hội hôm 12/6 khiến ông liên tưởng tới Quốc hội của nước Đức dưới thời kỳ Đức Quốc xã ở thập niên 1930.

Truyền thông trong nước đưa tin, trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo luật, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết riêng 2 điều 10 và 26 của Luật An ninh mạng.

Điều 26 yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet “phải xác thực thông tin người dùng và cung cấp cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an” khi có yêu cầu, đồng thời phải ngăn chặn, xóa các thông tin, thậm chí ngừng cung cấp dịch vụ cho những tài khoản có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, kích động, vu khống…

Điều 10 quy định về các thông tin được liệt vào “hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia” như thông tin quân sự, an ninh, thuộc “bí mật nhà nước”, thông tin về bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng…

Bước thụt lùi?

Các kiến nghị, phản đối gần đây cho thấy một trong những mối lo lớn nhất của người dân là các nền tảng Internet, mạng xã hội khổng lồ như Google, Facebook sẽ thà hy sinh mối lợi từ người sử dụng tại Việt Nam chứ không chấp nhận tuân thủ Luật An ninh mạng, trong đó có yêu cầu phải đặt máy chủ tại Việt Nam.

Một số nhà chuyên môn và đại biểu Quốc hội còn cho rằng Luật An ninh mạng có thể “trái với cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam”, như lời đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu ra trong phiên họp 1 ngày trước đó.

Tuy nhiên, theo khẳng định của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, ông Võ Trọng Việt, trước khi các đại biểu “bấm nút” thông qua toàn bộ dự luật, thì việc Việt Nam áp dụng các điều khoản “ngoại lệ” về an ninh trong Luật An ninh mạng là “hết sức cần thiết” để “bảo vệ lợi ích của người dân và an ninh quốc gia”, theo Zing.

Nhận định với VOA về tác động của Luật An ninh mạng, nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang nói:

“Nó sẽ tác động lên nhiều cái. Thứ nhất, mất các hợp đồng kinh doanh. Các hãng nước ngoài đầu tư vào đây sẽ bị ảnh hưởng. Thứ hai, tất cả những ý kiến đóng góp phản biện để xã hội tốt lên đều sẽ bị dập tắt hết vì không còn phương tiện để cho trí thức viết”.

Theo Hiệp hội truyền thông kỹ thuật số Việt Nam, Luật An ninh mạng có thể làm giảm 1,7% tăng trưởng GDP và giảm 3,1% đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Ước tính hiện có khoảng 70% trong số 93 triệu người Việt Nam có Internet và khoảng 53 triệu người có tài khoản Facebook.

Ông Jeff Paine, Giám đốc điều hành của Liên minh Internet châu Á, một hiệp hội công nghiệp bao gồm Google và Facebook, nói với hãng thông tấn AP rằng họ “thất vọng” với việc thông qua luật mà trong đó đòi hỏi phải nội địa hóa dữ liệu, kiểm soát nội dung và phải đặt văn phòng ở địa phương.

“Thật đáng tiếc, những quy định này sẽ dẫn đến hạn chế nghiêm trọng nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam, làm giảm khí thế đầu tư nước ngoài và gây tổn thất cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương và các doanh nghiệp nhà nước đang phát triển mạnh trong và ngoài Việt Nam”, ông Paine nói với AP.

Đồng ý với các nhận định cho rằng Luật An ninh mạng là một “bước thụt lùi” của Việt Nam, nhà báo Võ Văn Tạo nói: “Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng làm cho người ta liên tưởng đến tình hình Quốc hội nước Đức thời kỳ Đức Quốc Xã lên ngôi vào thập niên 1930. Nó y như thế, với xu hướng phát xít hóa. Điều đó rất tệ hại cho đất nước”.

15 đại biểu bỏ phiếu chống được tôn vinh

Kết quả biểu quyết được công bố công khai cho thấy có 423/466 đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua, trong khi 15 đại biểu không tán thành và 28 đại biểu không biểu quyết.

Hiện cư dân đang ra sức mạng “truy lùng” danh sách của các đại biểu đã không “bấm nút” thông qua Luật An ninh mạng vì cho rằng họ là những người “tử tế” hiếm hoi trong Quốc hội dám “đứng về phía nhân dân”, nên cần phải loại họ ra khỏi danh sách những người được cho là “tuân theo ý Đảng”.

Luật sư Trần Vũ Hải, người khởi xướng lập bản kiến nghị của giới luật sư yêu cầu các đồng nghiệp là đại biểu Quốc hội không “bấm nút” thông qua Luật An ninh mạng hôm 11/6, viết trên trang Facebook cá nhân rằng ông muốn “xin Facebook của 15 vị đại biểu Quốc hội không tán thành thông qua luật này để kết bạn”.

Facebooker Huỳnh Bá Lộc gọi 15 đại biểu này là những người “tử tế”, trong khi một nhà nghiên cứu giáo dục Vũ Thị Phương Anh bày tỏ bà “quan tâm đến thiểu số có ý kiến khác” và con số ít ỏi này “đối với Việt Nam vẫn rất đáng quý”.

Phát biểu với VOA từ Hà Nội, nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, cho rằng việc người dân muốn tìm ra danh tính của những đại biểu “dũng cảm” là chính đáng, vì đây là một đòi hỏi “sòng phẳng” và “minh bạch”.

Ông giải thích thêm: “Người dân muốn biết danh tính của họ để chúng tôi xác định được là những vị nào đã làm việc đó [tán thành thông qua luật]. Vì chúng tôi xác định Luật An ninh mạng với những điều khoản mơ hồ nhằm ngăn cản quyền tự do cơ bản của con người, của công dân, thì những người đã bấm nút thông qua đó đã phạm tôi với dân. Có thể lúc này họ không phải trả giá về chuyện đó, nhưng nó phải được ghi vào lịch sử”.

Vài ngày trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng, Hoa Kỳ, Canada và các tổ chức quốc tế kêu gọi Việt Nam hoãn bỏ phiếu và nên xem xét lại dự luật mạng để đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế.

Sau khi được cơ quan lập pháp của Việt Nam thông qua, Luật An ninh mạng sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/ 2019.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.