Gần 40% lao động Việt Nam sống dưới mức kham khổ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam hôm 12 tháng 7, công bố kết quả khảo sát về thu nhập và đời sống người lao động năm 2018, cho thấy chỉ có 17,4% người lao động có dư dật và tích lũy; và 43,7% cho biết vừa đủ trang trải cho cuộc sống. Trong khi đó, có tới gần 40% người lao động không đủ sống, hoặc sống kham khổ. Trong đó có  26,5% phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ; 12,5% cho biết thu nhập không đủ sống, phải làm thêm giờ. Mức lương cơ bản hằng tháng khoảng 4,67 triệu đồng (tương đương 200 Mỹ Kim).

Với những con số khảo sát nói trên cho thấy bức tranh xã hội của người dân Việt Nam – đặc biệt là giới công nhân – quá u ám sau 30 năm đổi mới kinh tế.

Lương thấp nên ăn uống thiếu thốn, kham khổ, chấp nhận sống trong các khu nhà tạm bợ chừng vài mét vuông. Nhiều lao động phải chắt chiu chi phí sinh hoạt từ mớ rau, gói muối cho đến từng kWh điện. Nhiều người mẹ là công nhân đành phải gửi về quê nhà cho ông bà nội, ngoại chăm nom dùm, để tiếp tục lăn lộn kiếm từng đồng.

Không những thế, đời sống tinh thần của người lao động cũng vô cùng nghèo nàn. Nghèo về tinh thần của người lao động đó là họ không được đọc báo, không được hỗ trợ thông tin cho sự hiểu biết về các luật lao động, không được nâng cao về kiến thức lao động. Bên cạnh đó, vì đau đầu với việc chi tiêu nên việc giải trí đối với nhiều công nhân là điều xa xỉ.

Đời lao động, nhất là công nhân  tại các khu công nghiệp có rất nhiều cơ cực, chẳng có một giờ nghỉ ngơi. Chỉ cắm đầu cắm cổ làm và làm đủ thứ việc nặng nhọc nhất. Có tới 48,9% lao động trả lời không muốn làm thêm giờ, nhưng vì thu nhập thấp, nhiều người buộc phải tăng ca. Số giờ làm thêm quá nhiều khiến họ không còn thời gian để chăm lo cho bản thân và gia đình. Thu nhập tăng lên một chút nhưng thực tế cho thấy dù có làm thêm giờ, người lao động cũng chỉ đủ sống, chứ không thể có tích lũy về lâu dài. Trong khi đó, điều kiện lao động xấu, làm thêm giờ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi. Về lâu dài, hệ lụy tới sức khỏe thể chất và tâm thần người lao động là rất nghiêm trọng.

Nhiều Hội nghị, Hội thảo được chính quyền các cấp tổ chức nhằm bàn thảo về đồng lương cơ bản của người lao động, nhưng kết quả là người lao động vẫn sống dưới mức nghèo khổ, mòn mỏi theo năm tháng. Chỉ nhìn qua đời sống quá cực nhọc đã thấy cuộc sống của họ chẳng có gì bảo đảm cho quyền con người được sống. Ước mơ về cuộc sống chất lượng hơn dường như là cái gì đó xa vời.

Thực tại thì gian nan, còn tương lai thì mờ mịt. Mọi ngang trái đều có nguyên nhân từ chính đồng lương eo hẹp, trong khi giá cả các mặt hàng sinh hoạt đều tăng. Người lao động phải sống và làm trong hoàn cảnh gần như nô lệ, vì thế tranh chấp lao động tập thể có chiều hướng ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê, tháng đầu năm 2018, cả nước có tới 131 cuộc đình công.

Người lao động chỉ có thể đình công để giải tỏa tạm thời những áp lực, bất công và ràng buộc bủa vây cuộc sống của họ. Tuy nhiên, trong tất cả cuộc đình công, biểu tình, công an, an ninh của nhà cầm quyền, công đoàn của nhà máy, công ty đều  xuất hiện nhanh chóng để trấn áp và ép buộc người lao động dừng đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của họ.

Tại Việt Nam, ở mỗi tỉnh, mỗi huyện, mỗi cơ quan, công ty đều có một tổ chức gọi là “công đoàn”. Tuy nhiên, tổ chức này không hề tham gia đấu tranh đòi giới chủ nhân tuân thủ luật lệ lao động. Hệ thống công đoàn do nhà cầm quyền lập ra, phục vụ nhu cầu chính trị của đảng và lo bảo vệ đảng. Một hệ thống công đoàn không thể hoạt động độc lập và khách quan khi còn nằm trong sự quản lý chặt chẽ của nhà nước Việt Nam.

Người lao động là lực lượng trực tiếp làm ra nhu yếu phẩm cho xã hội. Vì thế, ở các nước dân chủ, quyền lợi của người lao động được bảo vệ bởi hệ thống luật pháp, công đoàn, đảng phái, và các tổ chức xã hội dân sự hoạt động rất hiệu quả. Còn ở Việt Nam, người lao động phải đơn độc chiến đấu với cả một hệ thống chính trị đồ sộ. Chủ doanh nghiệp thì bóp nghẹt quyền lợi người lao động thông qua những quy định hà khắc, ép làm thêm giờ, cắt xén lương thưởng… Trong khi đó, công đoàn thì không quan tâm, công an, quân đội và chính quyền thì bắt tay với chủ doanh nghiệp bóc lột người lao động.

Có thể nói, trong cái đà suy sụp chung về đời sống của toàn xã hội thì cuộc sống người lao động lại càng bị đẩy đến mức cùng cực. Lí do quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này đó là người lao động Việt Nam hiện nay không được bảo vệ bởi một hệ thống nghiệp đoàn độc lập hoạt động mạnh mẽ, tự do và hiệu quả. Công đoàn độc lập không chỉ giúp người công nhân khẳng định chính kiến của họ trong bức tranh chính trị – xã hội, mà còn có thể giúp tăng thu nhập của người lao động.

Sức mạnh đối thoại của người lao động nằm nơi công đoàn, nếu như người công nhân Việt Nam cũng có một hệ thống công đoàn bảo vệ họ tốt như vậy, thì họ có cần phải đình công, biểu tình hay không? Câu trả lời chắc chắn là không !

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.