Ai âm mưu đưa Bí thư tỉnh Hà Giang Triệu Tài Vinh vào tròng?*

Ông Triệu Tài Vinh, Bí thư tỉnh Hà Giang. Ảnh: laodong.vn
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Triệu Tài Vinh, Bí thư tỉnh Hà Giang lại lọt vào tâm của một trận bão: Thiên hạ mới phát giác con gái ông nằm trong nhóm 114 thí sinh thi tốt nghiệp phổ thông trung học 2018 được ông Vũ Trọng Lương, Phó Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng của Sở Giáo dục tỉnh Hà Giang, sửa điểm để điểm tất cả các môn mà những thí sinh này đã thi đều cao ngất.

Vụ sửa – nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học 2018 ở Hà Giang khiến dân chúng phẫn nộ vì ngoài việc được công nhận tốt nghiệp phổ thông trung học, điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học còn là cơ sở để xét tuyển vào đại học. 114 thí sinh mà bài thi nhiều môn vốn chỉ đạt 0,75 điểm hay 1 điểm, 1,2 điểm được nâng lên thành 8,75 điểm, 9 điểm, thậm chí 9,5 điểm sẽ gạt hàng trăm đứa trẻ xứng đáng hơn nhiều khỏi các đại học mà chúng và gia đình chúng mong ước.

Vụ sửa – nâng điểm vừa kể bùng lên thành scandal sau khi Bộ Giáo dục – Đào tạo tuyên bố, kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học 2018 “ tổ chức đúng kế hoạch, bảo đảm nghiêm túc, khách quan, an toàn”. Giờ, công chúng không chỉ đòi Bộ Giáo dục – Đào tạo thanh tra thêm hoạt động khảo thí ở Sơn La mà còn thúc cơ quan này thanh tra hoạt động khảo thí trên toàn quốc trong những năm vừa qua.

Cho đến giờ này, trừ con gái ông Vinh, người ta chưa biết 113 thí sinh còn lại đã được sửa – nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học 2018 ở Hà Giang là con, cháu những ai. Tuy “đứng mũi chịu sào” song ông Vinh rất tự tin. Thông qua báo chí, ông Vinh nhắn nhủ với công chúng rằng, ông không biết gì về việc con gái ông “bị” nâng điểm. Ông Vinh còn nêu ra giả định, chuyện nâng điểm cho con gái ông có thể là một âm mưu, nhằm “đưa lãnh đạo vào tròng”.

Liệu có bao người tin con gái ông Vinh “bị” chứ không phải được nâng điểm và có thể có cái gọi là âm mưu nhằm đưa ông Vinh “vào tròng”? Xem phản ứng của dân chúng cả trên hệ thống truyền thông chính thức lẫn mạng xã hội ắt ai cũng thấy là chẳng có bao nhiêu người đồng tình với cách lý giải của ông Vinh. Ở Việt Nam có một thực tế là những viên chức như ông Vinh thích sao thì… nói vậy chứ không cần dân tin.

Cách nay ba năm, ông Vinh từng khuấy động dư luận khi bị tố giác, không chỉ gia đình mà cả gia tộc ông Vinh đang chia nhau nắm giữ những vị trí chủ chốt của nhiều ngành, thuộc đủ mọi cấp ở Hà Giang: Bà Phạm Thị Hà – vợ ông Vinh là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn. Ông Vinh có ba em trai thì một người là Bí thư huyện Quang Bình (Triệu Tài Phong), một người là Phó Chủ tịch huyện Hoàng Su Phì (Triệu Sơn An), một người là cán bộ lãnh đạo Sở Bưu chính – Viễn thông Hà Giang (Triệu Tài Tân). Địa vị xã hội của em gái ông Vinh – bà Triệu Thị Giang – cũng không nhỏ. Bà Giang là một cán bộ lãnh đạo của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà Giang, chồng bà Giang – ông Mạc Văn Cường – em rể ông Vinh thì giữ chức vụ Phó Công an thành phố Hà Giang… Đó là chưa kể nhiều người khác trong gia tộc của ông Vinh, bà con của Bí thư tỉnh đang chia nhau làm lãnh đạo nhiều ngành, nhiều cấp khác ở Hà Giang.

Dẫu thời điểm ấy ông Vinh khẳng định, “không cảm thấy vui khi những người trong gia đình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo”, tuy nhiên vì “tình cảm thua nguyên tắc”, thành ra không thể ngăn cản việc thân nhân trở thành cán bộ chủ chốt, lãnh đạo nhiều ngành, nhiều cấp “đúng quy định của Đảng, Nhà nước”… nhưng chẳng ai tin.

Công chúng không chỉ không tin cá nhân ông Vinh mà còn mỉa mai cả hệ thống công quyền Việt Nam vì chỗ nào cũng thấy cảnh gia đình, gia tộc chia nhau “phục vụ cách mạng” ở đủ mọi ngành, mọi cấp như gia đình, gia tộc ông Vinh. Do sự bất bình càng lúc càng tăng, năm ngoái, chính phủ Việt Nam phải tổ chức thanh tra “bổ nhiệm người nhà”.

Cho dù Hà Giang là 1/11 địa phương được xem là “nóng” bởi hiện tượng “bổ nhiệm người nhà” và giữa năm ngoái, Bộ Nội vụ của chính phủ Việt Nam tuyên bố đã “khắc phục những sai sót trong việc bổ nhiệm cán bộ, công chức, đồng thời đã xem xét, xử lý trách nhiệm những tập thể, cá nhân có liên quan” song ông Vinh vẫn yên vị!

Trở lại với vụ sửa – nâng điểm cho 114 thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học 2018 ở Hà Giang, ông Vinh cho rằng: “Các cháu không có lỗi gì cả. Con tôi năm nay thi tốt nghiệp như thế này không phải lỗi của cháu, không phải lỗi của tôi. Báo chí cần định hướng tốt để dư luận có cái nhìn tốt nhất, con lãnh đạo nói chung chất lượng học có đúng như thế không mới là quan trọng”. Ông Vinh cũng đã thề sẽ “xử lý nghiêm”. Công chúng có tin hay không cũng chẳng sao.

*) Tựa nguyên thủy: Ai âm mưu đưa ông Vinh vào tròng?

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.

Con người Việt Tân xưa và nay

Hôm nay cùng nhau ở đây, tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến, cũng là dịp để chúng ta cùng tri ân những người tiên phong, và tri ân nhau trong nỗ lực của mỗi người, với bất cứ khả năng gì và ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời của mình. 

Chúng ta có nhau! 

Sự đồng hành cùng nhau này và cùng với người dân có lý tưởng tại quê nhà, chúng ta không phải là thiểu số, mà là số đông có lương tâm, có tư duy, có sự trong sáng, có khả năng, và nhất là có tấm lòng góp gió thành bão.