Tràng pháo tay cho Canada

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong tuần lễ đầu của tháng 8, chính quyền Saudi Arabia ra lệnh cho các sinh viên Saudi đang du học tại Canada có đúng 4 tuần để thu xếp rời Canada, trở về lại Saudi. Hơn thế nữa, chính quyền Saudi Arabia tuyên bố đình chỉ các chương trình học bổng, tài trợ của Saudi tại Canada, có thể ảnh hưởng đến 15 nghìn sinh viên đang học tại đây.

Động thái quyết liệt này chỉ là một trong nhiều biện pháp mà chính quyền Saudi Arabia đang làm đối với cuộc xung đột ngoại giao đang diễn ra với Canada. Sự việc bắt đầu từ khi bà Bộ Trưởng Ngoại Giao Canada, Chrystia Freeland, gửi ra một tweet, “Canada quan tâm nghiêm trọng về việc bắt giữ thêm các nhà hoạt động xã hội dân sự và quyền phụ nữ tại Saudi Arabia, trong đó có bà Samar Badawi. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Saudi thả ngay lập tức họ và những nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa khác.”

Bà Samar Badawi là em gái của ông Raif Badawi, một nhà hoạt động nhân quyền Saudi bị kết án tù 10 năm vào năm 2014 về tội cáo buộc là xúc phạm đến Hồi giáo. Gia đình ông phải trốn chạy tỵ nạn sang Canada và nay là công dân của nước này. Riêng bà Samar Badawi từng được trao giải Phụ Nữ Can Đảm trên Thế Giới vào năm 2012 của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thời ông Obama.

Chính quyền Saudi nhảy xổm lên như đụng phải ổ kiến lửa. Họ cáo buộc Canada là can thiệp vào nội tình của vương quốc Saudi, là vi phạm chủ quyền của vương quốc Saudi. Họ triệu hồi đại sứ Saudi tại Canada, ra lệnh cho đại sứ Canada tại Saudi phải rời trong vòng 24 tiếng. Cạnh đó chính quyền Saudi đông lạnh các thỏa thuận về đầu tư và kinh doanh mới ký kết với Canada. Saudi ngừng không gửi bệnh nhân qua Canada chữa bệnh nữa, và dự tính sẽ đưa các bệnh nhân đang điều trị tại Canada qua xứ khác.

Phản ứng của chính quyền Saudi Arabia khiến thế giới ngỡ ngàng. Việc lên tiếng về nhân quyền của các chính quyền phương Tây, kể cả Canada, là chuyện rất bình thường. Các nước bị chỉ trích thì ậm ừ cho qua chuyện cho đến khi nào bị áp lực quá thì mới nhượng bộ.

Tại vương quốc Saudi Arabia hiện nay quyền lực đang nằm trong tay Hoàng Thái Tử Mohammed bin Salman, người sẽ kế vị vua cha. Trong giai đoạn chuẩn bị nắm quyền Thái tử Salman có nhiều biện pháp để thanh trừng tham nhũng trong giới hoàng gia, hoặc để thanh trừng nội bộ, tùy theo góc nhìn. Ông cũng có một số biện pháp cải tổ được hoan nghênh như cho phép phụ nữ được quyền lái xe.

Tuy nhiên cũng như tất cả các nhà độc tài với quyền sinh sát trong tay, khó ai chịu nổi những phê bình chỉ trích. Báo chí tại vương quốc Saudi Arabia thì dĩ nhiên chỉ ca tụng thái tử Salman nào là sáng suốt, nào là anh minh. Không quen bị chỉ trích, thái tử Salman bực tức với lời tweet của Ngoại Trưởng Canada cũng như khó chịu với chỉ trích của báo giới Canada về một số việc khác liên quan đến thỏa thuận bán vũ khí cho Saudi. Hình ảnh mới về Saudi Arabia mà thái tử Salman muốn tạo dựng đối với thế giới bị nhạt nhòa qua đêm.

Còn phản ứng của Canada thì sao? Bộ Ngoại Giao Canada lên tiếng, “Canada sẽ luôn luôn lên tiếng để bảo vệ nhân quyền, kể cả quyền phụ nữ và tự do ngôn luận khắp thế giới. Chính quyền chúng tôi sẽ không bao giờ ngần ngại trong việc xiển dương các giá trị này và tin rằng đối thoại đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao quốc tế.”

Trong khi Hoa Kỳ thời ông Trump dường như lạnh nhạt với việc lên tiếng cho nhân quyền thì việc Canada mạnh mẽ lên tiếng sẽ làm cho giới hoạt động nhân quyền khắp nơi trên thế giới ấm lòng.

Xin dành một tràng pháo tay cho Canada.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.