Bước ngoặt mới: Ông Trọng chiếm gọn hai cứ điểm cảnh sát và an ninh

Ông Nguyễn Phú Trọng (ngồi) và ông Nguyễn Tấn Dũng trong đại hội 12 đảng CSVN. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tổng bí thư Trọng vừa giành được một thắng lợi không chỉ quan trọng mà là đặc biệt quan trọng trên bàn cờ nhân sự nội bộ: ngày 10/8/2018, Bộ trưởng công an Tô Lâm đặt bút ký hai quyết định liên tiếp bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đối với Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an; và bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đối với Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an.

Bất thường

Có thể cho rằng đây là một lần hiếm hoi cấp thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp mang chức trách thủ trưởng cơ quan điều tra. Lại càng hiếm hơn nữa khi cả hai thứ trưởng Bùi Văn Nam và Lê Quý Vương – được giới quan sát chính trị đánh giá là ‘cận thần’ của Tổng bí thư Trọng – cùng lúc tiếp quản hai ghế thủ trưởng của hai cơ quan điều tra xương sống của Bộ Công an.

Cơ chế thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp làm thủ trưởng cơ quan điều tra có thể xem là không bình thường, hoặc khá bất thường.

Trước đây, cấp thứ trưởng Bộ Công an khối cảnh sát thường chỉ có chức trách ‘phụ trách’ cơ quan điều tra cảnh sát và cơ quan an ninh điều tra, còn chức vụ thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra là Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống tội phạm mang hàm trung tướng hoặc thiếu tướng.

Đã có một thời, ông Phan Văn Vĩnh khi còn là thiếu tướng đã đảm nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống tội phạm. Sau khi được thăng hàm trung tướng và lên chức Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát, ông Vĩnh lại dính đậm vào vụ ‘công an bảo kê đánh bạc công nghệ cao’, để cùng với Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh đã bị khởi tố và tống giam vào quý đầu năm 2018, trở thành dấu mốc thứ hai sau vụ Vũ ‘Nhôm’ mở màn cho chiến dịch ‘thay máu công an’ của Nguyễn Phú Trọng.

Cũng trước khi có quyết định bất thường và xáo trộn mạnh nhân sự Bộ Công an vào ngày 10/8/2018, thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an là Thiếu tướng Lý Anh Dũng.

Hai cơ quan Cảnh sát điều tra và An ninh điều tra được xem là là hai cục đặc biệt quan trọng trong Bộ Công an, mang quyền ‘sinh sát’ đối với các bộ ngành khác và khối các tỉnh thành ở Việt Nam. Đặc biệt từ khi chiến dịch được xem là ‘chống tham nhũng’ của Nguyễn Phú Trọng chính thức chuyển sang giai đoạn ‘đốt lò’ từ tháng Tám năm 2017 với hàng loạt vụ bắt bớ nhiều quan chức ngành dầu khí, đại gia ngân hàng Trầm Bê và gây chấn động bởi vụ bắt ủy viên bộ chính trị Đinh la Thăng, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã lập nhiều ‘chiến công vang dội’ – như cách mô tả của ‘báo ngành’ Công An Nhân Dân.

Trong bối cảnh chiến dịch ‘đốt lò’, dù có những khoảng thời gian bất ngờ nguội lạnh vào các tháng Mười – Mười Một năm 2017 và vào tháng Năm – Sáu năm 2018 nhưng vẫn âm ỉ cháy hoặc được ‘Người đốt lò vĩ đại’ – một tụng danh mà Đài Tiếng nói Việt Nam của cựu phó ban tuyên giáo Nguyễn thế Kỷ đã đặc cách dành riêng cho ông Nguyễn Phú Trọng – âm thầm chuẩn bị ‘củi lửa’, việc ông Trọng bố trí được hai sủng tướng Bùi Văn Nam và Lê Quý Vương trực tiếp chỉ đạo và điều hành hai cơ quan điều tra huyết mạch của Bộ Công an có ý nghĩa như một sự kiện lớn, không kém thua gì sự kiện Tổng bí thư Trọng ‘tự cơ cấu’ vào Thường vụ Đảng ủy công an trung ương vào tháng Mười năm 2016.

Hai năm ‘tiếp quản’ Bộ Công an

Sau tâm trạng ‘tôi bất ngờ’ với gần 100% phiếu bầu cho ứng cử viên duy nhất của ghế tổng bí thư tại đại hội 12 đảng cầm quyền vào đầu năm 2016, Nguyễn Phú Trọng đã chỉ có thể hô hào ‘chống tự diễn biến, tự chuyển hóa’ trong Hội nghị trung ương 4 vào tháng Mười năm đó nhưng lại bị đánh giá là không ‘nắm’ được Bộ Công an. Tình trạng trống trải quyền lực đến não lòng như thế đã khiến nhiều chuyên án và vụ án – được lên kế hoạch trước đó nhiều tháng, trở nên chậm trễ và trì trệ một cách đáng nghi ngờ. Hẳn đó chính là nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp mà đã khiến ông Trọng phải tính cách trực tiếp tham gia vào tổ chức Thường vụ Đảng ủy công an trung ương nhằm ‘chỉ đạo hồ sơ’ và ‘làm án’, bất chấp không ít dư luận bất lợi cho ông về hành động quá nhiệt tình ấy.

Tuy nhiên không giống lắm với cương vị Bí thư Quân ủy trung ương và mối quan hệ chỉ đạo có vẻ gần gũi của Tổng bí thư Trọng đối với Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo quân đội), ông Trọng vẫn khá trầy trật trong quá trình tiếp cận Bộ Công an, nhất là làm sao thay đổi ‘thói quen’ làm việc của những quan chức công an được thủ tướng đời trước là Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm, mà cách nào đó có thể được xem là ‘người của Anh Ba’.

Ngay cả việc ‘xử ‘ Đinh La Thăng – một quan chức cộm cán và được cho là đã cười khẩy đầy nhạo báng trước những giọt nước mắt của Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị trung ương 6 tháng Chín năm 2012 do không thể kỷ luật được ‘đồng chí X’ – cũng không phải dễ dàng. Vào tháng Năm năm 207, ông Trọng đã chỉ có thể đẩy được ông Thăng khỏi Bộ Chính trị và tước cái ghế Bí thư thành ủy TP.HCM, nhưng không thể bắt Thăng, dù khi đó đã có những dấu hiệu có vẻ muốn bắt quan chức ‘thân Nguyễn Tấn Dũng’ này.

Chỉ đến tháng Mười Hai năm 2017, như một phép màu hoặc đã hội tụ đủ ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’, Nguyễn Phú Trọng mới xuống tay ‘trảm’ được Đinh La Thăng. Sau thắng lợi trở thành ủy viên thường vụ đảng ủy công an trung ương, đây là bước tiến thứ hai vừa thành công vừa có phần liều lĩnh của ông Trọng.

Cùng vào khoảng thời gian gần cuối năm 2017, Tổng bí thư Trọng đã rốt ráo chuẩn bị cho một chiến dịch còn lớn hơn hẳn vụ Đinh La Thăng: tái cơ cấu ngành công an nói chung và Bộ Công an nói riêng, trong đó đặc biệt dự kiến bỏ hẳn 6 tổng cục và một lô tướng, trong đó không ít tướng được phong vào thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Đến tháng Ba năm 2018, ông Trọng cùng lúc giành được hai thắng lợi lớn: bắt được Vũ ‘Nhôm’ để sau đó bắt luôn tướng Phan Hữu Tuấn – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an vụ ‘làm lộ tài liệu bí mật nhà nước’, và một cách chính thức đã ‘thay máu’ tổng cục này; bắt hai tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa vụ ‘công an bảo kê đánh bạc công nghệ cao’. Cùng lúc, Bộ Chính trị chính thức tung ra nghị quyết tái cơ cấu ngành công an, trong đó xóa hẳn cấp tổng cục của Bộ Công an.

Đến đầu tháng Tám năm 2018, nhiều người ngạc nhiên khi thấy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng với hai tướng quân đội dự hội nghị triển khai nghị quyết xóa cấp tổng cục tại Bộ Công an.

Trong khi đó, quan chức Trần Đại Quang – Chủ tịch nước – lặng lẽ hạ bút ký quyết định giáng quân hàm từ trung tướng xuống đại tá dành cho người dính líu trực tiếp vụ Vũ ‘Nhôm’ và vừa mất chức thứ trưởng công an là Bùi Văn Thành.

Chỉ vài ngày sau đó, xảy ra sự kiện mà chúng ta đã đề cập ở trên: hai sủng thần của Tổng bí thư Trọng lần lượt được bổ nhiệm làm thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an. Đây là thắng lợi thứ tư của Tổng bí thư Trọng trong quy trình ‘tiếp quản’ ngành công an tính từ tháng Mười năm 2016.

‘Bão sắp vào Biển Đông’

Khỏi phải nói, với việc chiếm lĩnh được hai cứ điểm lợi hại trên, ông Trọng đã nắm gọn trong tay hai thanh kiếm sắc bén và cả sắc máu, để nếu cần, hoặc luôn luôn cần trong tình thế nước sôi lửa bỏng hiện thời, thì tiến hành ‘cách mạng chuyên chính vô sản’.

Cũng khỏi phải nói, việc chiếm lĩnh hai cứ điểm trên cùng hỏa lực tiềm tàng còn ẩn giấu trong hai cứ điểm này sẽ tác động đến phần lớn mặt trận chính trị Việt Nam. Vào năm ngoái và đầu năm nay, khi chưa ‘nắm’ được Bộ Công an mà ‘đốt lò’ còn làm hoảng loạn giới quan chức tham nhũng đến thế, thì sắp tới tình cảnh than khóc sẽ dậy trời đến thế nào!

Một lần nữa sau một cơn suy trầm, Tổng bí thư Trọng lại vươn lên thế thượng phong trước các đồng chí của ông. Có được hai cục công an ‘bắt, bắt nữa, bắt mãi’, ông Trọng sẽ tha hồ đánh đông dẹp bắc trong nội bộ đảng.

Song trùng với quy luật tự nhiên về tần suất xuất hiện bão và lốc xoáy từ Philippines tràn vào Biển Đông và các vùng duyên hải Việt Nam thường vào các nửa cuối năm, một cơn bão chính trị mới rất có thể đang quần tụ ở Việt Nam, với tâm bão ngay tại Hà Nội, trong thời gian nửa cuối năm 2018.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.