Bản đồ tranh cử 2020

Ông Trump có một số cử tri nòng cốt trung thành khiến đảng Cộng Hòa không thể bỏ ông được. Ảnh: Mark Wilson/Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kết quả cuộc bỏ phiếu Thứ Ba, 6 Tháng Mười Một vừa qua, cho thấy cuộc tranh cử tổng thống và quốc hội năm 2020 sẽ tùy thuộc vào yếu tố địa dư: Tranh cử ở đâu, với thành phần cử tri như thế nào.

Một dân biểu Dân Chủ mới thắng ở Iowa là một thí dụ cụ thể. Cô Cindy Axne đã đánh bại dân biểu Cộng Hòa đương nhiệm David Young; mặc dù cô thua phiếu ông Young ở 15 trong số 16 quận hạt thuộc đơn vị số 3. Quận Polk, nơi duy nhất cô Axne thắng phiếu, là một vùng đô thị và ngoại ô (suburbs). Tại đây, cô vượt đối thủ hơn 30.000 phiếu, con số đó đủ vượt trên số phiếu cô thua tại 15 quận khác, là những vùng đồng ruộng, thôn quê.

Trong đơn vị 3 này, số người ghi danh vô hai đảng chiếm tỷ lệ bằng nhau. Ông Young đã đại diện đơn vị này trong hai khóa, và ông được Tổng Thống Donald Trump đến tận nơi cổ động giúp. Còn trong lúc tranh cử cô Axne chỉ nói đến những vấn đề lương bổng, việc làm, và bảo hiểm y tế, mà không bao giờ chỉ trích ông Trump. Sau khi đắc cử, cô cũng không đả kích ông Trump mà chỉ nhắc lại các mối lo “cơm áo gạo tiền,” và bảo hiểm sức khỏe.

Kết quả bầu cử năm nay đang được các nhà chiến lược của hai đảng nghiên cứu cho cuộc tranh cử năm 2020, khi dân Mỹ sẽ bầu tổng thống, các dân biểu Hạ Viện, và một phần ba Thượng Viện. Chiến lược sẽ không nhất thiết dựa trên các yếu tố “da trắng,” da màu; dân giàu hoặc dân nghèo, tôn giáo hoặc không tôn giáo. Thứ Ba vừa qua, một điều thấy rõ nhất là đảng Cộng Hòa đã thắng thế trong những vùng thôn quê, các làng nhỏ thưa người ở; còn đảng Dân chủ đang chiếm đa số ở các đô thị và những khu ngoại ô, nơi quy tụ giới trung lưu khá giả và trình độ học vấn cao hơn.

Trong cuộc bỏ phiếu vừa qua, Dân Chủ chiếm 80% ghế Hạ Viện ở những nơi có nhiều người tốt nghiệp đại học. Năm 1998, Dân Chủ chỉ thắng trong một nửa những đơn vị đó. Tại những đơn vị ít người tốt nghiệp đại học nhất thì năm nay đảng Cộng Hòa thắng thế 60%; năm 1998 họ chỉ được 44%.

Đảng Cộng Hòa đại thắng ở Thượng Viện, đã lật đổ mấy nghị sĩ Dân Chủ đương nhiệm, ở những tiểu bang đã dồn nhiều phiếu cho Tổng Thống Trump năm 2016. Ông Trump xứng đáng hãnh diện là nhờ ông vận động mà có thêm ba nghị sĩ Cộng Hòa vào Thượng Viện. Với đa số này, đảng Cộng Hòa sẽ đưa thêm các thẩm phán bảo thủ vào ngành tư pháp, kể cả Tối Cao Pháp Viện nếu có chỗ trống.

Hơn thế nữa, ông Trump cũng thúc đẩy cử tri Cộng Hòa đi bầu, nhờ những hành động như đưa quân đội ra biên giới, kích thích các cử tri “nòng cốt” của ông. Nếu không có những người đó, đảng Cộng Hòa sẽ khó đạt được kết quả vừa qua.

Đảng Dân Chủ lật ngược thế cờ tại Hạ Viện và trong một số tiểu bang, đặc biệt là những nơi ông Trump đã thắng hai năm trước. Dân Chủ chiếm ghế thống đốc ở bảy tiểu bang, kể cả Michigan, Illinois, Wisconsin, Kansas, và Nevada. Tại ba tiểu bang khác, Florida, Ohio, Georgia, Cộng Hòa thắng thế (dù còn đang kiểm phiếu) vì Dân Chủ đưa ra các ứng cử viên quá thiên tả.

Tình trạng phân hóa giữa thành thị và nông thôn, người tốt nghiệp đại học hoặc không, đã bắt đầu ngay từ khi ông Barack Obama đắc cử năm 2008, sau đó người Mỹ da trắng ở các vùng thôn quê bỏ đảng Dân Chủ đi qua Cộng Hòa. Sau khi ông Trump nhậm chức, nhiều người da trắng học lực cao ở các vùng ngoại ô khá giả đi qua đảng Dân Chủ để lánh xa ông.

Cả hai đảng đang phải đối phó với những biến chuyển xã hội và chính trị này.

Đảng Dân Chủ sẽ phải làm sao dung hòa được nhiều nhóm khác biệt trong liên minh các cử tri ủng hộ mình. Làm cách nào cho những người da trắng trẻ tuổi, có học, lợi tức khá cao có thể thỏa hiệp, chia sẻ quan điểm với những cử tri giới lao động, các nhóm dân thiểu số đủ màu da đen, vàng, nâu? Trong những cuộc bầu cử địa phương, vấn đề này không khó khăn lắm, vì các ứng cử viên Dân Chủ biết chỉ nên nói về những chuyện thực tế ở địa phương thôi. Nhưng một ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ sẽ dùng những khẩu hiệu nào để thu hút được tất cả những cử tri cũ và mới đang chen chân trong căn lều của họ; mà ai cũng có những ý kiến và lập trường rõ ràng?

Bên trong đảng Cộng Hòa, sau cuộc bầu cử năm nay ông Trump đã mạnh thế hơn vì ông đóng vai quan trọng nhất trong cuộc tranh cử. Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Session, một cựu nghị sĩ, buộc phải ra đi mà ông Trump không sợ bị các nghị sĩ Cộng Hòa phản đối, như trước đây vẫn lo. Nhưng ông Trump cũng làm cho nhiều cử tri Cộng Hòa bỏ đi, nhất là phụ nữ, vì họ không chấp nhận cá tính của ông.

Một cuộc nghiên cứu dư luận của Wall Street Journal và NBC đã thăm dò về vấn đề này. Có 44% cử tri ủng hộ các chính sách của ông Trump, nhưng một nửa nói họ không thích con người của ông. Năm 2006, giữa nhiệm kỳ Tổng Thống George W. Bush số người ủng hộ chính sách nhưng không ưa con người của ông chỉ có 4%. Năm 2013, chỉ có 2% cử tri thích chính sách của Tổng Thống Barack Obama nhưng không ưa cá nhân ông. Tỷ số thích chính sách, ghét con người ông Trump đã tăng dần dần trong hai năm qua, nay lên tới 20%.

Trong năm nay, hai phần ba cử tri đồng ý rằng kinh tế đang tốt đẹp. Đảng Dân Chủ đạt thắng lợi ở Hạ Viện và nhiều tiểu bang chứng tỏ dân Mỹ bỏ phiếu dựa trên các yếu tố khác. Chỉ có 14 nữ dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa được bầu vào Hạ Viện, so với 84 bà trong đảng Dân Chủ trong đó có hai bà theo Hồi Giáo, hai phụ nữ Việt Nam, và một người gốc thổ dân Châu Mỹ (da đỏ).

Đảng Cộng Hòa còn phải đối diện với hiện tượng những cử tri nhiệt thành ủng hộ họ phần lớn là những người da trắng, sống ở các làng nhỏ, tỷ lệ những người đó trong dân số đang giảm dần. Trong khi đó, dân số các vùng đô thị và ngoại ô tăng lên, tỷ số người Mỹ học qua bậc đại học cũng tăng lên.

Sau ngày bầu cử, nhật báo Wall Street Journal đã viết một bài quan điểm, nhắc lại một ý kiến báo này đã nêu ra trước ngày bầu cử năm 2016 cho thấy họ đã đoán trước kết quả bầu cử năm nay. Trong bài quan điểm hai năm trước, tờ báo tiên đoán rằng, “Cách cai trị hỗn độn (chaotic) của ông Donald Trump sẽ làm đảng Cộng Hòa mất Hạ viện vào năm 2018.”

Nhật báo Wall Street, tiếng nói chững chạc nhất trong đảng Cộng Hòa, so sánh: “Khác với các tổng thống Cộng Hòa Nixon hay Reagan, ông Trump không mở rộng liên minh của các cử tri đã giúp ông thắng bà Hillary Clinton. Trái lại, ông tiếp tục vận động không ngừng nhắm vào các cử tri nhiệt thành của ông, mà những người này thì đã chung thủy theo ông rồi.”

Không những không mở rộng, ông Trump còn gạt bỏ nhiều người đáng lẽ có thể hợp tác với mình. Một số ứng cử viên Cộng Hòa không tỏ ra nhiệt liệt hoan hô ông Trump vì họ biết đa số cử tri trong đơn vị của họ không thích ông tổng thống. Mấy dân biểu Cộng Hòa đó đã  thất cử và bị ông Trump đem ra chế nhạo. Báo Wall Street Journal phê bình thẳng thắn: “Nhỏ mọn và thiếu khôn ngoan.”

Năm 2016, tờ báo Wall Street còn lo cá tính không kỷ luật của ông Trump sẽ giúp đảng Dân Chủ thắng vào năm 2020, nếu ông không “mở rộng liên minh các cử tri” đã bầu cho ông. Nhưng bây giờ còn quá sớm để tiên đoán kết quả bầu cử năm 2020.

Người Mỹ bầu cử không giống các nước khác, vì lịch sử lập quốc đã xếp đặt ngay từ đầu, dành ưu tiên cho  các tiểu bang nhỏ để thu hút họ gia nhập liên bang. Một người thắng cử không nhất thiết phải chiếm nhiều phiếu phổ thông nhất, mà cần chiếm nhiều tiểu bang nhất.

Trong các thùng phiếu trên toàn quốc, năm nay số phiếu bỏ cho các ứng cử viên Dân Chủ cao hơn cho số phiếu chọn đảng Cộng Hòa hơn 9 triệu phiếu – gấp ba lần số phiếu phổ thông mà ông Trump thua năm 2016. Năm đó, ông Trump thắng nhờ phương thức bầu cử bằng “cử tri đoàn” từ các tiểu bang, theo cách này những tiểu bang nhỏ, ít dân và thiên về nông nghiệp được lợi thế.

Năm nay đảng Cộng Hòa thắng thế ở Thượng Viện nhờ các tiểu bang như vậy. Trong Thượng Viện hiện có 20 nghị sĩ thuộc các tiểu bang thành thị đông dân, họ là đại biểu của một nửa dân số nước Mỹ. Còn một nửa dân chúng khác ở các tiểu bang nông nghiệp, thưa dân, có 80 nghị sĩ đại diện cho họ.

Trở ngại lớn nhất của đảng Dân Chủ là không có một nhân vật nào nổi bật lên, mà tất cả những người có ý tranh cử tổng thống năm 2020 đều chưa đưa ra một chương trình, hay ít nhất một số khẩu hiệu thu hút lòng người. Một ứng cử viên Dân Chủ sẽ nói thế nào để thu hút được tất cả những người đã bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ năm nay?

Trong khi đó đảng Cộng Hòa chắc sẽ khó ai lật đổ được ông Trump để ra tranh cử tổng thống trong năm nữa. Ông Trump có một số cử tri nòng cốt trung thành khiến đảng Cộng Hòa không thể bỏ ông được. Những lý do khiến các cử tri này ủng hộ ông tới giờ vẫn còn nguyên: Những người Mỹ bất mãn vì bị bỏ rơi trong thời kỳ kinh tế thay đổi với các kỹ thuật mới và kinh tế toàn cầu hóa. Trong số đó có những người  cảm thấy dân da trắng đang mất địa vị trong xã hội Mỹ mà họ có trước đây. Ông Trump vẫn lo củng cố lòng trung thành của những người này trong gần hai năm qua.

Bàn cờ chính trị Mỹ sắp tới sẽ là một bản đồ địa lý! Hai đảng sẽ giành lá phiếu của những người trung lưu đang lo số phận họ cũng bị bỏ rơi khi nền kinh tế thay đổi. Trong hai năm tới, kinh tế Mỹ sẽ không thể phát triển cao mãi được.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.