Những chuyện kỳ lạ ở xứ Thiên đường

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 12/11/2018, Tòa án Tỉnh Phú Thọ tổ chức xét xử vụ án đánh bạc với hàng chục ngàn tỷ đồng. Chỉ riêng số tiền thu lợi từ đường dây đánh bạc này, theo số liệu của Công an thì đã là 9.800 tỷ đồng.

Đây là một con số khó tưởng tượng.

Với số tiền 9.800 tỷ đồng, người ta có thể xây dựng 200.000 ngôi nhà tình nghĩa, cũng có thể mua được 1 triệu tấn gạo cứu đói được 90 triệu người trong một tháng. Những con số đó đủ nói lên quy mô của đường dây đánh bạc này.

Sở dĩ đường dây đánh bạc công nghệ cao này được “lớn mạnh vững chắc” như vậy, bởi nó được chính các quan chức, tướng tá công an tổ chức và điều hành. Thậm chí do chính các tướng tá đứng đầu các cơ quan phòng chống tội phạm Công nghệ cao tổ chức và trụ sở của nó lại chính là văn phòng Bộ Công an.

Khi mà những người đi bắt cướp lại chính là kẻ cướp thì chủ nhà chỉ còn nước “bó tay”.

Đó là Phan Văn Vĩnh, cựu Trung tướng Công an Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (Tổng cục II), Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương CSVN.

Đó là Nguyễn Thanh Hóa , Thiếu tướng nguyên là cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50, Bộ Công an CSVN.

Hẳn nhiên, khi những tên tướng ăn cơm dân, lấy tiền dân, nhận nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống và tài sản cho người dân lại đi cướp của dân thì đó phải gọi đích danh đúng tên là “tướng cướp”.

Đó còn là Nguyễn Văn Dương, con rể của Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ chính trị ĐCSVN. Và hàng loạt quan chức liên quan đến cả trăm người phải ra tòa là những con ông, cháu cha với tên tuổi lừng danh ở Việt Nam – lừng danh cả về chức vụ và tội ác.

Với một tổ chức đầy đủ “quân hùng, tướng mạnh” như vậy thì sức công phá của nó khủng khiếp là điều không có gì lạ.

Ở đây, chúng ta chưa bàn đến những bản án, những tội trạng sẽ được luận ra sao. Chỉ cần chú ý đến phiên tòa qua cách tổ chức, qua bản cáo trạng, người ta sẽ thấy những điều bất thường.

Trước hết, đó là việc tổ chức một phiên xử với sự chuẩn bị hết sức công phu, kỹ lưỡng bằng cách xây dựng một hội trường cả ngàn mét vuông cho vụ xử. Và phiên tòa được xét xử với đầy đủ báo chí, cơ quan và cả nhân dân vào xem.

Hàng chục luật sư được điều động cho các bị cáo tại tòa. Báo chí ra sức tung hô các “tình tiết giảm nhẹ” cho hai viên tướng Công an, cũng như các con cái của quan chức cộng sản.

Điều ngạc nhiên, là lẽ ra, với những kẻ cầm giữ dây cương luật pháp mà phạm tội như Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa… là những kẻ biết rất rõ tội trạng của mình nhưng vẫn cố tình phạm tội thì không có tình tiết tăng nặng nào có sức nặng hơn. Nhưng, báo chí và cả hệ thống luật pháp đã không đếm xỉa đến điều đó, ngược lại, đã được chỉ thị chỉ nêu thành tích, công lao… để giảm nhẹ hình phạt.

Người dân chú ý ở đây, là với những tội ác bị tố như vậy, nhưng mức án của Phan Văn Vĩnh và đồng phạm được đưa ra đề nghị rất… nhẹ nhàng, nghĩa là khoảng 6-10 năm tù.

Chính yếu tố này đặt ra cho người dân nhiều câu hỏi.

Bởi vì mọi người còn nhớ những phiên tòa xử những người yêu nước, với mức án 10 năm, 15 năm và thậm chí 20-25 năm những Tòa án cũng chỉ sơ sài, kín đáo và nhanh chóng không ngờ?

Chẳng hạn những phiên tòa gần đây là ví dụ:

Trước hết là việc bắt bớ. Những người yêu nước bị bắt bằng cách bắt cóc, chặn đường hoặc bắt khẩn cấp như bắt giặc mặc dù trong tay họ không chút vũ khí, không có tổ chức chống cự hoặc bất cứ hành động bạo động nào.

Còn những tướng cướp, những tên tội phạm này được ưu ái báo động trước hàng nhiều tháng trời mà không hề bị bắt khẩn cấp. Vì sao vậy?

Điều này có thể xảy ra hai tình huống.

Hoặc là cả hệ thống báo động cho đám tội phạm đó tẩu tán tài sản cướp được. Do đó, khi khám nhà tướng Vĩnh, công an không thu được tiền bạc, chỉ thu được nhiều “bằng khen”.

Hoặc việc báo động một thời gian trước khi bị bắt, là nghệ thuật điều khiển của công an Việt Nam. Thông thường, những vụ án kinh tế, tham nhũng hoặc chức vụ, tên tội phạm được báo trước một thời gian để cho con mồi tìm đường “chạy”.

Thế rồi bao nhiêu tiền bạc tích cóp được qua quá trình cướp của dân, sẽ dần dần đi ngược trở lại nhà các quan chức cao hơn mong chạy tội. Và khi cả hệ thống no nê, thấy rằng con mồi đã khô máu, thì màn cuối cùng là giết thịt.

Sau khi bị bắt, các tướng cướp được ra vào viện, điều trị chăm sóc bình thường và rất ưu ái.

Tiếp theo là việc xét xử. Những phiên tòa gọi là “xét xử” người yêu nước, việc tranh biện, lắng nghe là chuyện viễn vông. Dù tranh luận sắc bén đến đâu, luật sư giỏi đến mức nào thì đó cũng chỉ là sự trang trí cho phiên tòa.

Phiên tòa xử 6 người với tội danh tầy đình là “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” tuyên án 66 năm tù, nhưng chỉ cần xét xử chóng vánh chỉ trong mấy tiếng đồng hồ.

Phiên xử anh Nguyễn Văn Túc cũng chỉ ba bốn tiếng đồng hồ làm việc, cái gọi là Tòa án đã kịp thời cho ra một “bản án” giam giữ tra tấn và cầm tù một con người 18 năm tù và quản chế.

Đặc biệt hơn, việc “xét xử” Trần Thị Xuân , tòa án đã không hề thông báo với gia đình, người thân, không luật sư, không người bào chữa… Nghĩa là trong cái gọi là “Tòa án” chỉ có Tòa với… Công an. Nghĩa là tất cả chỉ có “đảng ta” với một cô gái độc thân vì hy sinh cho người nghèo, lo cho xã hội.

Và phiên tòa đã được kéo dài tận… hơn 1 tiếng đồng hồ.

Thậm chí, cho đến nay, sau cả năm bị bắt, thì Trần Thị Xuân vẫn cứ không hề được liên lạc với gia đình.

Mới đây, phiên tòa đối với Lê Văn Lượng với mức án 20 năm tù, 5 năm quản chế, cũng xét xử kín đáo và chóng vánh đến bất ngờ.

Còn đối với các “tướng cướp”, ngay tại phiên tòa, tướng cướp được ngồi trả lời thoải mái, thậm chí tòa còn hỏi ý kiến của bị cáo có đồng ý đưa bản án lên cổng thông tin của Tòa hay không?

Hẳn nhiên lời gợi ý này của Tòa đã được các “tướng cướp” hưởng ứng ngay lập tức.

Trên phương diện báo chí và truyền thông, báo chí luôn gọi những “tướng cướp”, những tên tội phạm này bằng những đại từ rất “kính trọng và lễ phép”, một câu xưng “ông” hai câu xưng “ông”. Khác hẳn với hầu hết mọi vụ án khác, nhất là với những người yêu nước, chẳng cần hỏi ai, thậm chí công an còn cung cấp đầy đủ những chi tiết cắt xén, xuyên tạc cho báo chí mặc sức tha hồ bôi nhọ và kết tội ngay khi tòa chưa xét xử.

Những điều này, là những điều lạ với phần thế giới tiến bộ, chỉ có không lạ ở Việt Nam, đặc biệt là với những người yêu nước, với những người đau nỗi đau của người dân, của dân tộc.

Chỉ với những điều sơ đẳng nói trên, cả hệ thống chính trị cộng sản đã mặc nhiên xác định rằng: Tội yêu nước, nguy hiểm gấp vạn lần tội cướp của dân hay bán lãnh thổ?

Và Điều 16 của cái gọi là “Hiến pháp” của nhà nước CSVN ghi rằng: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”, một lần nữa đã trở thành một trong những câu khôi hài bậc nhất của thời đại.

Ngày 12/11/2018
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn: Facebook JB Nguyễn Hữu Vinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…