Thấy gì từ hội thảo quốc tế về chính sách tài chính phát triển đặc khu kinh tế?

Hội thảo "Chính sách tài chính đối với đặc khu kinh tế" (tên rút gọn). Ảnh: Blog Nguyễn Trang Nhung - RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng ngày 29/11, hội thảo quốc tế “Chính sách tài chính phát triển đặc khu kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” do Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính (thuộc Bộ Tài chính) tổ chức đã diễn ra tại khách sạn Ramana, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia từ các Bộ, ngành có liên quan của Việt Nam và Trung Quốc cùng các cá nhân, tổ chức khác.

Nội dung chính của hội thảo bao gồm 4 tham luận của 2 diễn giả từ Việt Nam và 2 diễn giả từ Trung Quốc:

1. “Thực trạng phát triển đặc khu kinh tế ở Việt Nam và hàm ý chính sách”, PGS. TS. Đào Ngọc Tiến, Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế, Đại học Ngoại thương

2. “Mô hình phát triển và các chính sách tài chính cho phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc”, TS. Trương Ngọc Đán, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Tài chính Trung Quốc

3. “Chính sách tín dụng đối với đặc khu kinh tế”, TS. Phạm Ngọc Đỉnh, Nghiên cứu viên cao cấp (hạng 1) Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam bộ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

4. “Cơ chế thuế ưu đãi của Trung Quốc nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài đối với các đặc khu kinh tế”, TS. Liu Zuo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Luật Tài chính và Thuế, Hiệp hội Luật Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thuế, Tổng cục Thuế Trung Quốc

Nhìn chung, hội thảo với các tham luận kể trên thiếu các yếu tố cần thiết để thực sự đạt được mục tiêu như nó tuyên bố là chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và rút ra bài học cho Việt Nam. Cụ thể là:

Nó không đủ tính bao quát như tên gọi của nó (về “kinh nghiệm quốc tế”) khi chủ yếu đưa ra kinh nghiệm từ các đặc khu kinh tế của Trung Quốc và các khu kinh tế hiện có của Việt Nam.

Nó không đủ tính khách quan như nên có khi chủ yếu xem xét kinh nghiệm thành công mặc dù các nghiên cứu về các đặc khu kinh tế trên thế giới cho thấy tỷ lệ thành công không hơn tỷ lệ thất bại.

Nó cho thấy tính hồ đồ khi một trong các diễn giả của nó, ông Tiến, đã mạnh miệng phát biểu rằng “Chúng ta ở đây không ai băn khoăn chuyện có cần phát triển các đặc khu kinh tế hay không. Chắc chắn là có. Tôi nghĩ rằng 100% chúng ta, mỗi cá nhân chúng ta ngồi đây không đặt ra câu hỏi là có cần phát triển các đặc khu kinh tế hay không, bởi vì điều đấy là cần thiết, cần thiết trong bối cảnh hiện nay, trong bối cảnh của Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Câu hỏi chỉ là làm thế nào, chứ không phải là có làm hay không.”

Nó cho thấy tính mơ hồ khi ngay một chuyên gia như ông Tiến không chỉ ra được một bộ tiêu chí cụ thể để xác định sự thành công hay thất bại của các đặc khu kinh tế trong tương lai (nếu có). Trả lời câu hỏi của người viết về một bộ tiêu chí như vậy, sau khi kể đến mục tiêu tăng trưởng và mối liên kết của các đặc khu kinh tế với các vùng lân cận, ông Tiến nói thêm rằng để có một bộ tiêu chí thì “có lẽ chúng ta còn phải có một vài hội thảo tiếp theo, còn bây giờ không thể trả lời được câu hỏi là đánh giá sự thành công bằng những tiêu chí nào”.

Và, cho dù hội thảo có mục tiêu thực sự là gì, nó đã tái khẳng định ý chí thực hiện dự án đặc khu kinh tế của chính phủ, khi thể hiện rằng công tác chuẩn bị cho dự án vẫn đang được xúc tiến.

Nguyễn Trang Nhung

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.