Tù nhân lương tâm và bạo quyền CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tù nhân lương tâm là bằng chứng sống cho sự vi phạm của những chế độ không tôn trọng quyền con người. Nếu như ở những quốc gia dân chủ, người dân được khuyến khích thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền giám sát chính phủ và không có ai bị bắt giữ khi gia nhập một đảng phái, hoặc thành lập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của công nhân. Thì ở chế độ độc tài như Việt Nam, các hành vi như vậy sẽ bị trả giá bằng những án tù rất dài.

Tại Việt Nam, trong gần 80 năm qua, đảng cộng sản luôn đưa ra những chính sách hà khắc có chủ đích để cai trị xã hội và sử dụng một lực lượng an ninh hùng hậu để trấn áp người dân. Họ gieo rắc nỗi sợ hãi, sự an phận cam chịu vào đám đông dân chúng. Và nếu có ai dám lội ngược dòng để cất lên tiếng nói cho tự do, công lý thì thường bị nhà cầm quyền bắt giam và bỏ tù. Những con người can đảm đó được cộng đồng trong và ngoài nước vinh danh là những “tù nhân lương tâm.”

Theo ghi nhận của Chiến dịch NOW, Việt Nam hiện là nước đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng tù nhân lương tâm bị giam cầm, với gần 250 người, chỉ sau Myanmar – một danh hiệu mà ông James Gomez, giám đốc Amnesty International tại Đông Nam Á gọi là rất “đáng xấu hổ.”

Các tù nhân lương tâm ở Việt Nam, họ đến từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Họ là những người vợ, người mẹ chỉ vì ước mong tương lai đất nước sẽ tốt đẹp hơn cho những đứa trẻ, nhưng bị nhà cầm quyền chia lìa tình mẫu tử như Mẹ Nấm, Thúy Nga, Huỳnh Thục Vy…

Họ là những thanh niên căng tràn nhiệt huyết hành động vì quê hương, nhưng bị nhà cầm quyền tước đoạt tuổi thanh xuân như Phương Uyên, Nguyễn Văn Hóa, Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc, Huỳnh Đức Thanh Bình…

Họ là những cựu chiến binh suy tư về thời cuộc và mang trong mình khát vọng cống hiến cho đất nước như Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Túc, Trần Anh Kim…

Họ là những nhà giáo có đạo đức và sẵn sàng đánh đổi cả sự nghiệp để đi theo tiếng gọi của lương tri như thầy Vũ Hùng, Đinh Đăng Định, Đào Quang Thực…

Họ còn là những bloggers, luật sư, người bất đồng chính kiến, những người công nhân, tín đồ tôn giáo… Những con người nặng lòng với quê hương, đất nước.

Là quê hương, nơi mà người dân ăn cái gì cũng sợ ung thư, ngư dân thì không dám ra biển vì sợ tàu lạ đâm chết. Quê hương còn là nơi mà đâu đâu cũng thấy dân oan bị cướp đất, cướp nhà phải sống lay lắt ngoài đường, lúc nào trên tay cũng là xấp hồ sơ khiếu kiện.

Quê hương Việt Nam còn là nơi mà lãnh đạo “buôn chổi đót, chạy xe ôm” nhưng ở nhà biệt thự nguy nga, rộng hàng trăm hecta. Còn dân đen đầu tắt mặt tối, lam lũ nhưng không có nỗi mảnh đất để cắm dùi. Quê hương cũng là nơi mà người dân vào đồn là bị tra tấn, đánh đập đến chết. Là nơi mà nếu bị bệnh, không có tiền thì sẽ bị bỏ mặc chữa trị. Và cũng là nơi mà mỗi khi người ta ra đi, là ít khi nghĩ đến chuyện sẽ quay trở về…

Điểm chung của những tù nhân lương tâm là sự can đảm dấn thân đấu tranh cho nhân quyền và tự do. Những người này, họ hy sinh gần như tất cả, sức khỏe, sự tự do, tuổi thanh xuân, tương lai dang dở để hành động cho ước mơ Việt Nam trở nên dân chủ, không bị cai trị bởi giặc ngoại bang, người dân được hạnh phúc ấm no, những em nhỏ được học hành đầy đủ…

Tuy nhiên, vì những ước mơ cao đẹp của mình, họ bị nhà cầm quyền vu khống và bắt giam. Điều khủng khiếp ở đây là đảng cộng sản Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp hà khắc để tra tấn họ, bao gồm bị xiềng xích trong phòng giam để tù nhân khác đánh đập, bị ép uống nước bẩn, không được cấp nước tắm rửa, bị từ chối cho gặp luật sư và thân nhân; phải ăn cơm sống, canh thiu, bị bệnh nặng không được điều trị, không cho đọc báo, không được giao tiếp với thế giới bên ngoài… có lẽ không có một chế độ nào đối xử với tù nhân lương tâm tàn bạo và ác độc bằng cộng sản.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế thường xuyên lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nói một đàng làm một nẻo. Mặc dù ký cam kết thực thi nhân quyền nhưng vẫn đàn áp, khủng bố các tù nhân lương tâm bằng đủ mọi hình thức hung bạo, dã man. Không chỉ dừng lại ở mức độ tàn khốc của việc đánh đập, tra tấn. Mà họ còn bị ép vào những tội danh phi lý và xét xử bằng những phiên tòa chóng vánh thiếu minh bạch với những bản án hết sức hà khắc.

Mục đích của những thủ đoạn tra tấn như trên là làm cho tù nhân lương tâm bị suy sụp về thể chất và tinh thần. Đó là cách hành xử của một chế độ vừa bất công về mặt chính trị, vừa bất nhân về mặt đạo đức.

Thế nhưng, trong lịch sử nhân loại không có một đảng cướp nào cầm quyền được lâu dài, chẳng có chế độ nào được xây dựng trên bạo lực mà không phải chịu hậu quả. Sẽ đến lúc khủng bố bằng bạo lực không còn làm cho nhân dân Việt Nam sợ hãi, ngược lại còn khiến tích tụ sự phẫn uất của quần chúng.

Khi đó, những hành vi tàn độc mà đảng cộng sản gây ra hôm nay chính là đang tự làm dày bản cáo trạng mà nhân dân sẽ tuyên đối với họ. Giống như những bài học của các nhà độc tài đàn anh của đảng cộng sản Việt Nam như Liên Xô, Đông Âu, Bắc Phi, Ukraine, Myanmar, Ai Cập… đã phải lãnh chịu.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.