Khi ý đảng khác với lòng dân

“Ý đảng-lòng dân” là một thuật ngữ do Ban Tuyên giáo Trung Ương nghĩ ra nhằm tô son điểm phấn cho khuôn mặt chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Ý đảng-lòng dân” là một thuật ngữ do Ban Tuyên giáo Trung Ương nghĩ ra nhằm tô son điểm phấn cho khuôn mặt chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bất cứ nghị quyết nào, dù lớn hay nhỏ người ta dễ tìm thấy trong đó “lòng dân” luôn là chủ đạo và “ý đảng” chẳng qua thực hiện theo đúng những gì mà lòng dân trăn trở.

Nhiều chục năm trôi qua, lòng dân hình như vẫn đứng yên một chỗ bởi không ai thấy được những bức thiết trong đời sống của mình được Đảng nhìn thấy mà những nghị quyết do Đảng đưa ra chỉ cốt làm cho Đảng thêm vững mạnh, vậy là ý Đảng và lòng dân hình như chạy song song với nhau, Đảng theo đàng Đảng còn dân cứ theo đàng dân. Cả hai cùng hiện hữu và chưa bao giờ gặp nhau trên con đường tìm tới mẫu số chung mà câu khẩu hiệu muốn người dân tin vào, hướng tới.

Lần này cũng vậy. Như bao lần khác, Đảng đang làm công tác kiện toàn nhân sự mà cụ thể là “bắt sâu” trong Đảng. Nếu con sâu Đinh La Thăng được Đảng tận tình chăm sóc thì lần này con sâu Tất Thành Cang xem ra Đảng khó “tranh thủ” lòng dân vì ngay trong tập thể cao cấp nhất của Đảng, hiện rõ ra sự chống đối âm ỉ từ bấy lâu nay trước cái lò của vị Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng. Với con số 36% không đồng ý bãi chức Tất Thành Cang người dân thấy ra được sự rạn nứt khó hàn gắn trong cái tập thể có thói quen “vịn nhau mà sống” này, trong khi tội trạng của Cang không thể nào bênh vực hay che giấu. Vậy tại sao “ý Đảng” lần này không theo sát “lòng dân” khi cơ hội làm trong sáng đội ngũ và lấy lại niềm tin trong dân chúng đang nằm trong tay Đảng?

Người dân Sài gòn khi nghe nói họ Tất bị nắm gáy thì không ai là không vui mừng, dù niềm vui có khi “hồ hởi” vượt quá “chỉ tiêu”. Tất Thành Cang bị dân Sài gòn ghét vì đã “ăn” trong nhiều dự án. Khi công khai, lúc bí mật Cang lộ rõ là hạt giống đỏ mau chín do vú ép, còn trẻ nhưng nắm quyền hành quá lớn lại liên kết với tập đoàn mafia đỏ của Sài gòn làm cho thành phố này lên cơn sốt vì đất đai bị chia ra bán không thương tiếc. Phía sau Tất Thành Cang là trùm Lê Thanh Hải, vẫn “đang tự do mà như đã bị bắt” bởi vòng vây ngày một khép dần. Tất Thành Cang và Lê Thanh Hải rõ ràng đang được con số 36% ấy hậu thuẫn và công khai tuyên chiến với Nguyễn Phú Trọng bất kể quyền lực của ông Trọng lớn mạnh cỡ nào.

Con số 36% ấy không phải là con số mà người dân mong muốn. Họ muốn 100% Tất Thành Cang phải vào tù với bản án cao nhất. Mặc dù không được tham dự trong Hội nghị Trung ương 9 nhưng hình như người dân đánh hơi được không khí đầy mùi khói súng trong phòng họp được xem là bí mật nhất nước này. Khi con số 36% Ủy viên Trung ương không tán thành kỷ luật Tất Thành Cang sau khi tội trạng của ông ta được Ban Kiểm tra Trung ương công bố, người dân thực sự ngỡ ngàng vì sự thật này khác với những gì họ nghĩ từ mấy chục năm qua. Với người dân, Đảng tuy không phải là thần thánh nhưng mọi chỉ thị của Đảng không thể không tán thành và con số 36% đã làm cho Đảng bẻ mặt. Lần đầu tiên con số hơn 1/3 Ủy viên Trung ương chống lại quyết định kỷ luật một đảng viên không phải “tầm cỡ” đã làm chính trường gợn sóng. Vâng, gợn sóng một chút rồi lại phôi phai vì Đảng biết rõ khi nào thì phải làm gì bất kể việc làm ấy có làm cho người dân chú ý hay không.

Lần này thì người dân tự an ủi cố chờ xem số phận Lê Thanh Hải ra sao vì y mới là con cờ cần tiêu diệt trong bàn cờ đấu tranh quyền lực. An ủi mãi trở thành thói quen và người ta không màng nữa đến cái câu “Ý Đảng-Lòng dân”, mặc dù hai phạm trù này liên quan mật thiết với nhau như nhận định rất quyết đoán của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Sự thật về con số 36% không nói lên nguyện vọng của người dân nhưng nó lại minh họa cho sự bất tín nhiệm của 1/3 Ủy viên Trung ương đối với ông Nguyễn Phú Trọng, người đang cặm cụi vây bắt con sâu lớn nhất hành tinh bằng cách bao vây, chặt vây cánh, thúc ép và thậm chí hù dọa những con sâu con đã từng bú mớm bầu sữa của con sâu đang cố làm “người” tử tế.

Nhưng chắc gì 64% còn lại không có con sâu nào, có khi chúng đang ngủ đông và khi thức giấc sự phá hoại lại càng kinh khủng hơn bởi chúng biết chia sẻ quyền lực và nhất là luật “đồng tình” với kẻ mạnh nhất.

Mặc Lâm

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”