Việt Nam sẽ ‘thoát Trung’ từ chuyện công nghệ 5G?

Mạng 5G. Ảnh: USA Today
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Với các thế hệ mạng di động trước đây, các đối tác từ Trung Quốc như Huawei hay ZTE thường được các nhà mạng Việt Nam lựa chọn cung cấp thiết bị hạ tầng mạng, thậm chí cả thiết bị đầu cuối. Lần này, với công nghệ di động thế hệ thứ 5, hay còn gọi tắt là 5G, dường như mọi chuyện bắt đầu khác hẳn…

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Donald Trump đã đăng một tweet nói rằng ông muốn có 5G, thậm chí là 6G tại Mỹ càng sớm càng tốt. Trên thực tế mạng 5G chỉ mới thử nghiệm tại nước này và các ứng dụng của nó trong đời sống vẫn đang được nghiên cứu.

Trước đó ở cuộc phỏng vấn trên Đài Fox ngày 21/2 (giờ Mỹ), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiếp tục gây áp lực, tuyên bố Washington sẽ không hợp tác với các nước sử dụng thiết bị của Huawei. “Nếu một quốc gia chấp nhận và đưa (các thiết bị của Huawei) vào hệ thống thông tin trọng yếu của họ, chúng tôi sẽ không thể chia sẻ thông tin với nước đó được nữa” – ông Pompeo cảnh báo.

Tuy nhiên trong trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asian Review hôm 13/2, ông Fine Fan, Giám đốc điều hành Huawei Việt Nam, đơn vị thành viên của Huawei Technologies nói: “Chúng tôi tự tin về việc mở rộng kinh doanh ở Việt Nam”. Ông Fine Fan cho biết Huawei đã sẵn sàng đàm phán với các đối tác tiềm năng ở Việt Nam về việc thử nghiệm mạng 5G trong năm nay.

Dường như ông Fine Fan đã chủ quan thời cuộc, đặc biệt là diễn biến ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh trước thềm thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ II. Hôm 23/1/2019, bản tin buổi chiều trên Reuters cho hay, ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch Viettel nói rằng: “Viettel sẽ là nhà mạng đầu tiên phát triển mạng 5G tại Việt Nam”, và cho biết Viettel đã đầu tư 40 triệu USD cho việc phát triển chip 5G. Ông cũng cho biết Viettel đang cân nhắc việc sử dụng công nghệ của Ericsson và Nokia.

Bản tin nói trên của Reuters được thực hiện nhân sự kiện hôm 22/1/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ký quyết định cấp phép triển khai thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông 5G cho nhà mạng đầu tiên là Viettel – nơi mà ông Hùng từng làm quản lý cấp cao nhất.

Ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết để chuẩn bị cho việc triển khai dịch vụ 5G, Viettel đã thành lập nhóm nghiên cứu phát triển công nghệ 5G (công nghệ di động thế hệ thứ 5) từ năm 2015. Đến nay, Viettel đã làm chủ công nghệ lõi của phần mềm cho thiết bị 5G; làm chủ thiết kế phần cứng khối thu phát cao tần; làm chủ thiết kế phần mềm lớp vật lý cho thiết bị 5G.

Viettel đặt mục tiêu trong năm 2019 sẽ hoàn thành chế thử trạm phát sóng 5G phiên bản 1, thử nghiệm mạng lưới trạm 5G vào năm 2020 và sẵn sàng thương mại sản phẩm vào năm 2021.

Một thông tin từ Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho biết trong năm vừa qua, nhà mạng này đã ký Biên bản thỏa thuận tăng cường hợp tác giữa MobiFone Global và Samsung Electronics Co. Ltd. về hoạt động kỹ thuật và thương mại liên quan đến công nghệ 4G, 5G tại Việt Nam. MobiFone đã có văn bản đề nghị cho phép họ được thử nghiệm 5G vào năm 2019, và nhà mạng này đang làm việc với nhà cung cấp thiết bị từ Nokia để lên kế hoạch thử nghiệm 5G.

Tại thị trường Việt Nam, tăng trưởng Huawei trong năm 2018 chủ yếu đến từ kinh doanh hàng tiêu dùng, chứ không phải thiết bị kỹ thuật dành cho nhà mạng. Nay cùng với cảnh báo của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trên Đài Fox hôm 21/2 vừa qua “Nếu một quốc gia chấp nhận và đưa (các thiết bị của Huawei) vào hệ thống thông tin trọng yếu của họ, chúng tôi sẽ không thể chia sẻ thông tin với nước đó được nữa”, cùng với những tuyên bố đầy tự tin của Viettel, cho thấy năm 2019 ‘vận đen’ của thiết bị 5G Huawei sẽ tiếp tục tại thị trường Việt Nam.

Trong một diễn biến khác, Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam VNPT và Nokia (Phần Lan) đã ký hợp tác nghiên cứu, khảo sát, thử nghiệm triển khai công nghệ 5G tại Việt Nam.

Nói thêm chuyện liên quan công nghệ. Theo bình luận của TechCrunch, có thể Tổng thống Mỹ nghĩ rằng bán được mạng 5G thì cũng cần “tăng lên” mạng 6G để thu hút khách hàng. Hoặc có thể chính phủ nước này đang bí mật phát triển công nghệ không dây thế hệ mới, và ông Trump đã vô tình để lộ.

Với Việt Nam, nếu thực sự thoát được sự lệ thuộc về công nghệ mạng viễn thông của Huawei, coi như có thể bước đầu đáp ứng được yêu cầu của người Mỹ trong những hợp tác làm ăn.

Trúc Giang

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.