Lee & Man Hậu Giang – hậu quả chẳng cần chờ hậu kiểm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có thể nói sông Mekong (sông Tiền và sông Hậu), trong đó sông Hậu chảy qua tỉnh Hậu Giang là một trong những nguồn nước quan trọng nhất nuôi sống cộng đồng cư dân Việt “từ thuở mang gươm đi mở cõi” và biến đồng bằng Nam Bộ thành vựa lúa lớn nhất đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm trên 70% diện tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng xuất khẩu của cả nước. Không phải ngẫu nhiên mà Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) hoang mang, lo ngại đã gửi văn bản cầu cứu Quốc hội và Chính phủ về Dự án xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong – Trung Quốc) sắp đi vào hoạt động ở cặp bờ sông Hậu (hạ nguồn Mekong).

Phạm luật và nguy cơ gây ô nhiễm đã được cảnh báo

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” thì không có quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang và theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010 – tầm nhìn 2020 cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại ĐBSCL.

JPEG - 42.9 kb
Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam. Ảnh: Người Việt Diễn Đàn.

Dự án Lee & Man Việt nam bao gồm 2 hạng mục chính: nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng công suất 330.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp công suất 420.000 tấn/năm, đặt tại ấp Phú Thạnh, xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Tổng lượng nước thải của nhà máy bột giấy là 143,478 m3/ngày đêm, nhà máy giấy bao bì là 79.130 m3/ngày đêm. Nhà máy phải cần NaOH trong qui trình xử lý nước thải, ít ra cũng gần 30 tấn/ngày. Để sản xuất ra 330 ngàn tấn bột giấy năm thì phải trồng rừng, qui mô cũng phải trên 600 ha.

Năm 2007 dự án đã lập bản cam kết bảo vệ môi trường (BVMT) và được UBND huyện Châu Thành cấp Giấy xác nhận đăng ký cam kết BVMT cho cả 2 hạng mục (theo quy định của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT 2005).

Các nhà máy sản xuất giấy, hóa chất, thép, v.v… được xếp vào loại báo động vì chất xả thải độc hại ra môi trường. Công nghiệp giấy được xếp vào loại gây ô nhiễm còn hơn cả công nghiệp khai khoáng, bởi vì phải khai thác các nguồn selulo tự nhiên (rừng), sử dụng nhiều chất tẩy (độc hại) trong quá trình sản xuất (“xeo”) và đặc biệt việc tái chế giấy càng thải ra nhiều chất độc hại và nguy hiểm.

Theo tôi hiểu nhà máy giấy thì tùy theo loại hình sản xuất. Nếu nhà máy có hệ thống nấu sản xuất bột giấy thì ô nhiễm môi trường lớn nhất là dung dịch đen (Black liquor) thải ra môi trường dưới dạng nước thải. Dịch đen chứa nhiều hóa chất độc hại tuy nhiên thường các nhà máy lớn phải có lò hơi đốt dịch đen để thu hồi hóa chất. Cái này, cũng cần kiểm soát kỹ vì nhiều trường hợp nồi hơi trục trặc là nhà máy thải ngay dịch đen ra môi trường vì không có chỗ chứa. Dịch đen có mùi hôi đặc trưng gây ô nhiễm mùi cho môi trường xung quanh còn nếu thải ra nguồn nước thì gây ô nhiễm nước tổn hại đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

Còn quá trình sản xuất giấy thì công đoạn tẩy trắng cũng dùng nhiều hóa chất độc hại cần xử lý trước khi thải ra môi trường nước. Ngoài ra, còn phải kiểm soát thêm môi trường khí thải của lò hơi. Nhà máy lớn thì lò hơi lớn nên ô nhiễm môi trường cũng phải kiểm soát chặt chẽ, v.v…

Trớ trêu là ngay từ khi thành lập, dự án nhà máy giấy Lee & Man đã không làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) mà chỉ làm bản cam kết bảo vệ môi trường! Năm 2008, tuân thủ quy định của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP dự án nhà máy giấy Lee & Man phải làm báo cáo ĐTM.

Bài học kinh nghiệm

Nhà máy giấy An Hòa ở Tuyên Quang của ông Vũ Văn Tiền (mệnh danh ông Nhiều Tiền), tập đoàn Geleximco, công suất 130.000 đến 140.000 tấn/năm, đầu tư 250 triệu US$, thiết bị sản xuất chủ yếu từ Thụy Điển và Phần Lan. Nhưng từ khi đi vào sản xuất đến nay luôn bị ‘thổi còi” vì xả trộm nước thải, và nguồn nước thải không đạt tiêu chuẩn mặc dù có hệ thống xử lý, mùi hôi thối bay xa, tới hơn cây số vẫn ngửi thấy mùi. Bộ TN-MT đã xử phạt nhiều lần, nhưng nhà máy giấy cứ tiếp tục xả. Người ta còn nói ông Tiền ‘bức tử sông Lô’ với mức xả 7.500 m3/ngày, nước mầu đỏ sậm.

Còn nhà máy giấy Lee & Man ở Hậu Giang chắc chắn là công nghệ, thiết bị và quản lý của Trung Quốc lạc hậu, kém xa Thụy Điển và Phần Lan.

Với những nhà máy giấy, hoá chất, điều đáng lo ngại nhất là phát thải dioxin và các chất giống dioxin. Quản lý dioxin và các chất giống dioxin ở VN còn rất yếu kém. Báo cáo ĐTM của những nhà mày này cần phải làm rất cẩn thận. Trong Luật BVMT 2014 đã có những quy định mới về trách nhiệm của Hội đồng thẩm định và người ký duyệt ĐTM.

Giải pháp

Nhà đầu tư Trung Quốc về nhà máy giấy Lee & Man phải báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường theo báo cáo đã được duyệt trước khi vận hành và bắt đầu vận hành. Theo luật BVMT nhà máy đã dừng hoạt động sau 2 năm thì phải làm lại báo cáo ĐTM nhưng đến nay vẫn chưa cập nhật bổ sung ĐTM cho nên Chính phủ có đủ lý do chính đáng để “thồi còi” cho dừng lại dự án “nhạy cảm” này để kiểm tra, rà soát công nghệ xử lý nước thải, và cơ chế giám sát môi trường, v.v…

Thay cho lời kết

Người dân có quyền đặt câu hỏi với những gì đã được cảnh báo, với những gì đang diễn ra, có cần phải chờ hậu quả xảy ra rồi mới tiến hành hậu kiểm, như nguời ta đã làm với rất nhiều công trình, dự án làm nghèo đất nước hay không?

T.V.T.

Nguồn: Bauxite Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.