Nguyễn Văn Hóa, những tù nhân khác và tôi

TNLT nhà báo Nguyễn Văn Hóa. Ảnh: RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tính cho đến thời điểm ngày 13 tháng 5, 2019, Nguyễn Văn Hóa có ít nhất 2 lần đã bị quản giáo trong trại giam đánh đập một cách tàn nhẫn. Hóa là một tù nhân lương tâm rất trẻ, đã bị nhà cầm quyền CSVN tuyên án 7 năm tù giam trong phiên tòa dàn dựng vội vã vào ngày 27 tháng 11, 2017 vì anh tham gia đưa tin về vụ Formosa xả độc ra biển miền Trung Việt Nam năm 2016.

Lần thứ nhất Hóa đã bị đánh ngay sau phiên tòa xử nhà hoạt động vì môi trường Lê Đình Lượng ở Nghệ An hôm 16 tháng 8, 2017. Lần thứ hai Hóa bị sĩ quan công an tại trại giam An Điềm kẹp cổ, đánh đập và sau đó thì bị kỷ luật trong phòng biệt giam, sự việc diễn ra vào thượng tuần tháng 5, 2019.

Hai lần Nguyễn Văn Hóa bị đánh đập trong trại giam mà dư luận biết được, đó là nhờ có sự lên tiếng từ phía gia đình và giới truyền thông. Chắc chắn Hóa còn bị đánh đập, tra tấn, bức cung nhiều lần khác.

Qua phiên tòa xét xử ông Lê Đình Lượng diễn ra tại Nghệ An, Nguyễn Văn Hóa cùng Nguyễn Viết Dũng đã nói rằng, trong trại tạm giam họ đã bị nhục hình để có lời khai chống lại ông Lê Đình Lượng. Khi ra tòa thì cả hai đều đã rút lại lời khai của mình trước đó, bởi vậy, họ tiếp tục bị công an đánh đập, tra tấn vì “không thành khẩn khai báo”.

Tù nhân nói chung và những tù nhân chính trị nói riêng tại Việt Nam bị tra tấn, nhục hình, bức cung là một thực trạng diễn ra hết sức trầm trọng trong các trại tạm giam, trại giam. Đó là một luật bất thành văn của công an cộng sản đối với người bị cầm tù. Họ có một ngàn lẻ một cách để đối phó với từng trường hợp người bị cầm tù. Mục đích của họ là bắt buộc người bị bắt phải nhận tội chống lại mình và chống lại người khác.

Ngày 4 tháng 4, 2011 tại trụ sở công an Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh các điều tra viên dùng sợi xích treo ngược hai cánh tay của một phụ nữ trung niên bị bắt, sau đó hỏi cung và bắt người đó nhận tội. Nếu họ không nhận thì tất nhiên mức độ tra tấn sẽ nâng lên và lâu hơn.

Trong 4 năm bị tù ngục cộng sản, tôi đã bị đánh đập và tra tấn 4 lần trong 4 nhà tù khác nhau bởi công an và những người tù khác làm ăng ten cho công an. Lần nặng nhất xảy ra vào ngày 18 tháng 7, 2013 tại trại giam Hà Nam (còn gọi là trại giam Ba Sao). Hai sĩ quan công an đã dùng dùi cui cao su tấn công tôi ngay trước sảnh hội trường trong trại giam. Họ chọc vào miệng, chọc vào ngực, vào bụng, và đánh đập liên hồi lên khắp cơ thể tôi kéo dài trong khoảng 15 phút. Kết quả là tôi đã không tự di chuyển được trong khoảng 1 tháng, và phải mất hơn nửa năm sau thì các vết thương tụ máu thâm tím bầm dập mới dần tan.

Nguyên nhân có thể do tôi khước từ hợp tác các yêu cầu của họ và không nhận tội ngay sau khi tôi đặt chân đến trại giam này.

Thực tế việc đánh đập, ngược đãi tù chính trị cả về thể chất lẫn tinh thần là “truyền thống” của công an CSVN. Tù nhân lương tâm luôn là đối tượng đàn áp trong tất cả các nhà tù khắp Việt Nam. Khi không khuất phục được những người tù kiên cường với các bản án nặng nề, những tay quản giáo sẽ sử dụng rất nhiều biện pháp ngược đãi, bạo lực để làm nhụt ý chí, giảm thiểu trí tuệ và sức lực đấu tranh của họ.

Chủ trương bạo hành – tra tấn hãm hại giới bảo vệ nhân quyền không chỉ diễn ra một cách có hệ thống trong nhà tù mà ngay ở ngoài xã hội.

Hầu như tất cả những người hoạt động đấu tranh tại Việt Nam đều bị bạo hành tra tấn với các mức độ khác nhau theo từng cá nhân và hoàn cảnh cụ thể. Đơn cử trong năm 2013, là năm tôi bị tra tấn nặng nhất thì con số các vụ bạo hành tra tấn được liệt kê cho thấy có 18 vụ với 71 lượt người là nạn nhân. Đến  năm 2014, đã có ít nhất 31 vụ chủ động tấn công bạo lực, làm nhục. Trực tiếp xâm hại đến 115 lượt người. Đó là trên thông kê mà các báo cáo độc lập có được, còn thực tế diễn ra thì gấp nhiều lần, diễn tiến của các vụ bạo hành tra tấn trong trại tù mỗi năm thường tăng lên nghiêm trọng hơn.

Những cái chết trong tù và tính tàn bạo của Công an Việt Nam là những điều thấy được trong đời sống tù đày tại Việt Nam. Nó diễn ra một cách hết sức bình thường đến nỗi mà ngay quản giáo chỉ coi tính mạng người tù bằng nửa tờ giấy báo tử.

Tính dã man không có điểm dừng của bạo lực bao giờ sẽ chấm dứt và ai sẽ mang công lý đến cho người dân Việt Nam nói chung và những đấu tranh cho dân chủ, bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam nói riêng? Điều đó chỉ xảy ra khi và chỉ khi chế độ cộng sản chấm dứt hoàn toàn trên đất nước hình chữ S mà thôi.

Portland, OR 15/5/2019

Paulus Lê Sơn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”