Lê Thanh Hải phủi tay

Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên BCT, cựu Bí thư Thành ủy HCM. Ảnh: Info.net
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Lãnh chúa Sài Gòn” là biệt danh mà người dân đặt cho nguyên Ủy Viên Bộ Chính Trị Lê Thanh Hải, người giữ chức bí thư thành uỷ TP. HCM trong một thời gian kỷ lục suýt soát 10 năm. Trước đó, Lê Thanh Hải cũng đã từng giữ chức vụ cao trong hệ thống chính quyền thành hồ, chủ tịch UBND thành phố trên 5 năm.

Tính tổng cộng, Lê Thanh Hải đã đứng đầu thành Hồ suốt 15 năm không gián đoạn. Có thể nói ông Hải là lãnh đạo cộng sản có mặt và đóng vai trò quan trọng từ lúc Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm ra đời cho tới lúc nó được khai triển thực hiện. Trong “dự án thế kỷ” này đảng và nhà nước là hai tác nhân ra tay xâu xé tan hoang 760 ha đất Thủ Thiêm đúng với câu “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý”. Nói cách khác, khi dự án Thủ Thiêm bị băm nát từ năm 2001 đến năm 2016, Lê Thanh Hải, bí danh Hai Nhựt là thủ phạm chính.

Suốt 20 năm qua, tập đoàn cai trị của bộ sậu Hai-Ba-Sáu (Hai Nhựt – Ba Đua – Sáu Cang) và đám tay chân bộ hạ bên dưới chính là những kẻ đã dựa vào nhau để điều chỉnh, thay đổi quy hoạch của dự án ban đầu nhằm thủ lợi riêng. Hành động của họ đã gây ra biết bao oan khuất, đau khổ cho người dân Thủ Thiêm bị đuổi khỏi nơi sinh cơ lập nghiệp từ bao đời nay. Dân kêu oan liên tục từ Sài Gòn đến Hà Nội nhưng chỉ nhận được sự im lặng đáng sợ.

Thế rồi sau nhiều năm chờ đợi, ngày 26 tháng Sáu, Thanh tra chánh phủ mới ra được một bản “Kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm”. Kết luận thanh tra này cũng chỉ đề cập chung chung đến “nhiều sai phạm” của chính quyền thành Hồ trong dự án Thủ Thiêm. Mặc dù không nói ai là người chịu trách nhiệm nhưng dư luận người dân đều biết sai phạm nghiêm trọng nhất là trong thời kỳ Lê Thanh Hài làm chủ tịch UBND và bí thư thành uỷ TP. HCM.

Một ngày sau, ngày 27 thángSáu6, bên lề đại hội đại biểu Măt Trận Tổ Quốc, phóng viên báo Thanh Niên đặt câu hỏi với cựu Bí Thư Thành Uỷ Lê Thanh Hải về dự án đã gây bất công, đau khổ cho 60 ngàn người của gần 15 ngàn gia đình ở bán đảo Thủ Thiêm thì Hải nói một câu vô trách nhiệm: “giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời?”.

Câu nói thốt ra từ miệng một lãnh đạo đã từng nắm quyền lực cao nhất thành phố làm mọi người đi từ ngỡ ngàng đến giận dữ. Sự phủi tay của Lê Thanh Hải cho thấy ông ta chẳng những vô trách nhiệm mà còn vô liêm sỉ đối với người dân dưới quyền cai trị của mình.

Nhưng Lê Thanh Hải chưa dừng lại ở đó. Sáng 29 tháng Sáu, phát biểu tại cuộc “Hội thảo về thực hiện di chúc Hồ Chí Minh”, Lê Thanh Hải còn rao giảng không ngượng miệng “cán bộ, đảng viên phải chống quan liêu, xa dân, vô cảm với dân và luôn quan tâm nâng cao chất lượng sống của nhân dân”…

Giữa hai sự kiện nói trên, người ta thấy Lê Thanh Hải hoàn toàn mâu thuẫn. Đáng lý ra với kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm, ông Hải phải phát biểu cho mọi người thấy mình đồng cảm, hay ít ra cũng tỏ thái độ đi gần với những dân oan bị cưỡng chế giải toả… theo gương khóc lóc của HCM. Cho dù đó chỉ là những sáo ngữ, giả dối thông thường của lãnh đạo cộng sản. Lê Thanh Hải lại có thái độ trắng trợn phủi tay, gần như chối bỏ tất cả những gì đã diễn ra trong suốt thời kỳ ông nắm quyền sinh sát ở thành phố này. Không có sự chỉ đạo và chấp thuận của thành uỷ, không ai có thể bày ra những trò ma mảnh xẻ thịt 160 ha đất dành cho khu tái định cư để giao cho 51 công ty làm dự án xây dựng khu nhà ở, thương mại, vui chơi giải trí… Nhưng đó chỉ là một ví dụ điển hình.

Trong khi đó, Lê Thanh Hải cũng không cần thiết phải đăng đàn kêu gọi đảng viên thành Hồ tích cực thực hiện di chúc HCM, với lý do chính đáng là đã về hưu. Mà tiếng nói của một người về hưu như ông Hải cũng không còn ép-phê gì trong cán bộ đảng viên vì chỉ là tiếng nói một chiều sẽ chẳng có ai nghe.

Hình tượng Lê Thanh Hải mượn cớ về hưu để chối bỏ trách nhiệm của người đứng đầu thành phố cho thấy một điều thật rõ ràng: từ hàng lãnh đạo cấp cao nhất cho đến đảng viên cộng sản cấp dưới đều là những con robot không hơn không kém. Chúng chỉ biết làm theo mệnh lệnh của đảng còn nói quyền lợi hay lợi ích người dân chỉ là cách nói lấy được, nói lấy có mà thôi.

Khi Lê Thanh Hải phủi tay chối bỏ trách nhiệm, dân oan Thủ Thiêm cuối cùng là những người đáng thương nhất vì sau hơn 20 năm họ vẫn cam chịu để cộng sản lừa gạt dài dài…

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.