Làn sóng bắt giữ những người hoạt động khi Obama viếng thăm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Người dịch: Vũ Quốc Ngữ

Ngày 23/5/2016

Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt đàn áp nhằm vào người biểu tình ôn hòa và trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết ngày hôm nay.

Khi Việt Nam tiếp đón Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm ba ngày, các nhà chức trách đã đàn áp quyền tự do phát biểu và hội họp ôn hòa bằng cách bắt giữ sáu nhà hoạt động ôn hòa đồng thời mở chiến dịch đe dọa và quấy rối hàng chục người hoạt động khác.

“Ngay cả khi phải đối mặt với sự chú ý toàn cầu nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, các nhà chức trách Việt Nam tiếp tục những việc làm đáng hổ thẹn như thường lệ,” Rafendi Djamin, Giám đốc Tổ chức Ân xá quốc tế của khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết.

Sáu nhà hoạt động ôn hòa đã bị bắt giữ trong những ngày gần đây là: Nancy Nguyễn, Nguyễn Viết Dũng, Phạm Đoan Trang, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Bá Vinh.

“Trước khi rời Việt Nam, Tổng thống Obama phải nhấn mạnh vào việc trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm và cam kết rằng các cuộc biểu tình ôn hòa sẽ được phép”, T. Kumar, Giám đốc vận động quốc tế cho tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết. “Quyền con người không thể bị hy sinh cho an ninh và giao dịch thương mại.”

Ngoài việc bắt bớ, hàng chục nhà hoạt động đã tố cáo trên phương tiện truyền thông xã hội rằng họ đang bị ngăn chặn tại nhà của mình vì cảnh sát mặc đồng phục và thường phục đứng chặn ngay ngoài cửa.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã nói chuyện với một số nhà hoạt động ở nhiều thành phố khác nhau trên khắp đất nước, những người đang bị giám sát và đe dọa. Nhiều nhà hoạt động đã bị tấn công về thể chất trong tuần trước và Tổ chức Ân xá quốc tế không có thông tin gì về việc bắt giữ các thủ phạm trong những vụ tấn công đó.

Sự đàn áp của nhà cầm quyền bao gồm việc cấm các nhà báo BBC, và ngăn chặn các trang web truyền thông xã hội như Facebook và Instagram.

“Chính quyền Việt Nam phải cho phép các nhà báo làm việc và cá nhân thể hiện chính kiến một cách tự do,” Djamin nói.

Thông tin bổ sung:

Trong những tháng qua, chính quyền Việt Nam đã thực hiện chiến dịch đàn áp toàn quốc các cuộc biểu tình chống lại sự thất bại của chính phủ trong việc giải quyết các hậu quả của một thảm họa sinh thái đã tàn phá nguồn cá ở các tỉnh ven biển.

Trong số những nạn nhân của làn sóng đàn áp là Nancy Nguyễn, một công dân Mỹ gốc Việt đã quay trở về Việt Nam hôm 17/5 để tham gia biểu tình. Hai ngày sau đó, cô đã viết trên phương tiện truyền thông xã hội rằng 20 sỹ quan an ninh bao vây ở bên ngoài khách sạn của cô.

Nancy Nguyễn bị bặt tin từ đó và hiện trạng của cô vẫn chưa được biết.

Nguyễn Viết Dũng đã bị bắt vào ngày 20/5 tại thành phố Hồ Chí Minh, và bị bắt quay trở lại quê nhà ở Nghệ An. Dũng bị bắt giữ ngày 23 ngay sau khi trở về từ Sài Gòn.

Dũng được tự do vào tháng 4 năm nay sau một án tù một năm vì tham gia vào một cuộc biểu tình ôn hòa tại Hà Nội.

Nhà báo Phạm Đoan Trang và blogger Vũ Huy Hoàng đã bị bắt giữ tại Hà Nội vào sáng ngày 23. Các chi tiết của vụ bắt giữ họ là không rõ ràng.

Sáng ngày 23/5, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Bá Vinh đã bị bắt tại Nha Trang. Nguyễn Bá Vinh đã đi đến một bãi biển địa phương vào buổi sáng sớm với một biểu ngữ “Tại sao cá chết?”

Ông đã bị tấn công bởi một nhóm người mặc thường phục. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã đi đến bãi biển để giúp anh ta và cũng bị tấn công. Hai người bị bắt giữ vào khoảng 8h sáng và bị giam giữ cho đến 4 giờ chiều.

Không ai trong số những người đàn ông tham gia vào tấn công họ đã bị bắt. Đây là lần thứ hai trong một tuần mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt. Vào ngày 15/5, cô đã bị bắt giữ tại thành phố HCM trong khi cố gắng tham gia biểu tình trong thành phố.


Viet Nam: Shameful wave of arrests of activists as Obama visits

May 23

www.amnestyusa.org

Vietnamese authorities must end their crackdown on peaceful protesters and release all prisoners of conscience, Amnesty International said today.

As Viet Nam hosts U.S. President Barack Obama on a three-day visit, the authorities have pressed ahead with their assault on the freedoms of expression and peaceful assembly by arresting six peaceful activists and orchestrating a campaign of intimidation and harassment against dozens more.

“Even as it faces the glare of global attention with the US President’s visit, the Vietnamese authorities, shamefully, are carrying out their repressive business as usual,” said Rafendi Djamin, Amnesty International’s Director for South East Asia and the Pacific.

The six peaceful activists who have been arrested in recent days are: Nancy Nguyễn, Nguyễn Viết Dũng, Phạm Đoan Trang, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Ngọc NhưQuỳnh, and Nguyễn Bá Vinh.

“Before leaving Vietnam, President Obama must insist on the release of all prisoners of conscience and a commitment that peaceful protests will be allowed,” said T. Kumar, International Advocacy Director for Amnesty International. “Human rights cannot be sacrificed for security and trade deals.”

In addition to the arrests, dozens of activists have complained on social media that they are being prevented from leaving their homes by uniformed and plain-clothes police stationed outside.

Amnesty International has spoken to several activists in different cities around the country who are subjected surveillance and intimidation. Several activists have been physically attacked in the last week and Amnesty International is unaware of the arrests of any alleged perpetrators.

The authorities’ crackdown has included the banning of BBC journalists, and the blocking of social media sites including Facebook and Instagram.

“Vietnamese authorities must allow journalists do their job and individuals to express themselves freely,” said Djamin.

Background

Over the past month, Vietnamese authorities have mounted a countrywide crackdown on protests against the government’s failure to address the fallout from an ecological disaster that has devastated fish stocks in the coastal provinces.

Among those who have been swept up by the most recent wave of arrests which took place in the last week is Nancy Nguyễn, a US citizen, who arrived in the country on May 17, 2016 to join the protests. Two days later, she reported on social media that 20 security officials were outside her hotel.

Nancy Nguyễn has not been heard from since and her current fate and whereabouts remain unknown.

Nguyễn Viết Dũng was arrested on May 20 in HồChí Minh City, having travelled there from his home town in NghệAn province. He was released on May 23 after being flown back to NghệAn.

He was only recently released in April 2016, after a one-year jail term for participating in a peaceful protest in Hanoi.

Journalist Phạm Đoan Trang and blogger Vũ Huy Hoàng were arrested in Hanoi on the morning of May 23. The details of their arrests are unclear.

On the morning of May 23, Nguyễn Ngọc NhưQuỳnh and Nguyễn Bá Vinh were arrested in Nha Trang. Nguyễn Bá Vinh had travelled to a local beach in the early morning with a banner which read “Why have the fish died?”

He was physically attacked by a group of men in plain clothes. Nguyễn Ngọc NhưQuỳnh went to the beach to help him and was also attacked. The two were arrested at around 8am local time and detained until 4pm.

None of the men involved in attacking them were arrested. This is second time in a week that Nguyễn Ngọc Như Quỳnh has been arrested. On 15 May, she was detained in HồChí Minh City while attempting to join demonstrations in the city.

For more information, or to arrange an interview,Amnesty International has spokespeople available for interview on human rights violations in the U.S., Vietnam and South East Asia in London and Jakarta.

Theo Việt Nam Thời Báo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…