Não người Việt nên để ở đâu?

Bộ Trưởng Bộ 4T Nguyễn Mạnh Hùng.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm đầu tuần tôi đang đọc bài ‘Bạo lực ở Hong Kong sẽ còn tệ nữa’ trên máy tính thì cậu con trai bảy tuổi của tôi ra đứng sau lưng cùng đọc. Cậu đọc tít xong và thắc mắc: “Tại sao bạo lực ở Hong Kong sẽ tệ thêm. Con tưởng thế chiến đã hết rồi.” Tôi bảo: “Thế chiến hết rồi nhưng ở nhiều nơi người ta vẫn bất đồng và xuống đường biểu tình. Ở Hong Kong cảnh sát đã dùng bạo lực để đáp trả.” Cậu lại bảo: “Cảnh sát chỉ tới khi người ta làm điều gì trái pháp luật thôi chứ. Bất đồng có gì trái pháp luật đâu.”

Thế đấy. Một cậu bé mới bảy tuổi mà đã có kết luận mà nhiều chính trị gia Việt Nam chắc chắn không đồng tình. Bất đồng hay chỉ ra cái sai của hệ thống, nhất là của các nhân vật cao cấp, là bị ghép vào tội “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” ngay. Vậy nên não người Việt để bên ngoài hình chữ S tốt hơn, bộ trưởng thông tin truyền thông ạ. Ít nhất trong hiện tại. Nếu không đúng như vậy thì tại sao các cán bộ cứ hở ra là gửi con đi học nước ngoài? Bản thân họ cũng khoái đi tây học nữa. Mới đây người ta lại chia sẻ bài viết từ năm ngoái về chuyện Cần Thơ bỏ ra tới 80 tỷ để đưa cán bộ sang Hoa Kỳ “bồi dưỡng”.

Việt Nam xưa ao tù nước đọng tới mức những người muốn thay đổi tích cực ở dải đất chữ S phần đông phải ra nước ngoài thông não rồi mới về. Nhưng liệu ngày nay có gì khác? Liệu có bao nhiêu uỷ viên trung ương hay ngay cả uỷ viên bộ chính trị chưa từng du học? Ngay cả cộng sản đàn anh Trung Quốc cũng vẫn phải gửi gián điệp đi học mót và đánh cắp công nghệ của phương tây. Và trong khi Trung Quốc đã có chương trình thám hiểm mặt trăng thì Việt Nam vẫn lò dò trên con đường luẩn quẩn đào tài nguyên thiên nhiên và đem sức người đi bán. Não mà khá thì đã giữ tài nguyên cho các thế hệ tương lai và tập trung vào xuất khẩu chất xám thay vì “xuất khẩu lao động”.

Bộ trưởng thông tin truyền thông nói người Việt Nam dùng mạng xã hội nước ngoài tức là não để ngoài nước. Phát biểu này thật ngây ngô vì não nào chẳng có chân và người Việt bỏ phiếu bằng chân từ lâu rồi. Sao những bộ não như Ngô Bảo Châu hay Đàm Thanh Sơn không về Việt Nam mà lại chọn Đại học Chicago ở Hoa Kỳ làm nơi trú chân?

Chỉ riêng cách ứng xử của chính quyền trong vụ 39 người Việt Nam chết trong thùng xe tải cũng cho thấy não trạng của giới chức có vấn đề. Vì sao phải giấu đi tuổi của các nạn nhân? Vì sự thật thê thảm là có tới 10 em chưa tới hai mươi tuổi, hai em mới 15. Tại sao các em muốn mang não mình ra nước ngoài? Nếu não lãnh đạo sáng sủa hơn, tôi tin các em chẳng dại gì chui đầu vào thùng công-ten-nơ mà sẽ ở lại quê hương gây dựng tương lai. Nếu lãnh đạo đầu óc bớt tăm tối, Việt Nam đã như Malaysia hay Singapore và công dân của họ được vào Anh du lịch trong sáu tháng mà không cần visa. Như vậy các em đâu phải chui thùng làm gì.

Ngay cả khi người đã chết rồi, các lãnh đạo địa phương não phẳng lại còn đến thúc ép các gia đình nhận tro cốt về trong khi các gia đình đều nói họ muốn nhìn mặt người thân lần cuối. Cái này có lẽ còn liên quan tới trái tim nhỏ hẹp của giới quan chức. Giả sử đó là con em họ liệu họ có muốn nhận tro về không? Dĩ nhiên vì là quan chức nên có lẽ họ đã tham nhũng đủ để bay sang tận nơi đưa con em về. Bởi vậy họ không hiểu được sự khó khăn và hoàn cảnh của dân đen. Con em họ đi du học bằng chính những đồng tiền thuế của người dân. Họ sống cũng bằng tiền thuế của người dân. Nhưng họ có bộ não và trái tim của những đốc công thời thuộc địa.

Từ xa theo dõi phát biểu của các quan chức Việt Nam tôi thấy hãi hùng. Những người như vậy mà leo được lên ghế lãnh đạo thì người dân bảo Việt Nam đang theo chủ nghĩa “Xuống Hố Cả Nút” là đúng rồi. Ngày nào còn thứ chủ nghĩa lai căng đó trên mảnh đất Việt Nam, ngày đó não người Việt tốt nhất cứ để bên ngoài vì “an toàn là bạn”.

Nguyễn Hùng

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.