Cái bóng Trung Cộng sau vụ án Gang Thép Thái Nguyên

Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí Thư thành ủy Hà Nội, người vừa bị cáo buộc có vi phạm tới mức “phải xem xét kỷ luật” liên quan vụ TISCO 2. Ảnh: Dân Trí
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

TISCO 2, tức dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty Gang Thép Thái Nguyên là một trong 12 dự án đang nằm đắp chiếu, hay thua lỗ triền miên của Bộ Công Thương.

TISCO 2 được phê duyệt từ năm 2005 với tổng số vốn đầu tư là 3.843 tỷ đồng mà 90% là vốn vay, được xây dựng từ năm 2007 với mong muốn sản xuất 500 ngàn tấn thép/năm. Tập đoàn Xây Lắp Luyện Kim Trung Quốc (MCC) là đơn vị trúng thầu trọn gói với giá 160,88 triệu Mỹ Kim. Năm 2012 do không giải quyết được vấn đề biến động giá thị trường, tập đoàn này rút về nước mà không bàn giao trong khi TISCO 2 đã thanh toán 92% giá trị hợp đồng. TISCO 2 trở thành một bãi sắt vụn không hơn không kém với gần 4.000 tỷ đồng trở thành nợ không khả năng hoàn trả.

Như thế, ngay từ năm 2012 tức 5 năm sau ngày khởi công, TISCO 2 đã bắt đầu có hiện tượng đình trệ sản xuất. Thế nhưng sau đó dự án vẫn được nhà cầm quyền CSVN chấp thuận điều chỉnh tăng thêm 4.200 tỷ đồng theo đề nghị của Hội Đồng Quản Trị TISCO 2 và chỉ đạo của Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải, nâng mức đầu tư lên trên 8.000 tỷ đồng. Con số điều chỉnh này ngày nay được đánh giá là thiếu cơ sở pháp lý và không hiệu quả. Vụ án Gang Thép Thái Nguyên mở màn với 5 cán bộ cao cấp của Tổng Công Ty Thép Thái Nguyên và TISCO 2 bị bắt giam từ Tháng Tư, 2019.

Nhưng đây cũng chưa phải là mấu chốt của vấn đề, đã biến một số cán bộ trong đó có Uỷ Viên Bộ Chính Trị Hoàng Trung Hải có nguy cơ thành củi đốt lò ông Trọng. Ngày 9 Tháng Mười Hai thông báo của Uỷ Ban Kiểm tra Trung ương chỉ nói ngắn gọn “sai phạm trong chỉ đạo” của Hoàng Trung Hải và nguyên Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng Trung Hải thời gian ấy là phó thủ tướng đã đánh giá dự án TISCO 2 là “có hiệu quả”, đưa đến việc tiếp tục nhắm mắt lao vào tiền vay và kỹ thuật lạc hậu của Trung Quốc.

Tại sao các ngân hàng đầu tư Trung Quốc lại dễ dàng mở hầu bao để giúp mở rộng Công ty Gang thép Giai đoạn 2 như thế dù nó đang là đống sắt vụn? Lý do rất dễ hiểu, họ muốn biến Việt Nam thành con nợ và dễ dàng xiết nợ, đó là mánh khoé khiến Việt Nam ngày càng lún sâu vào sự phụ thuộc với họ. Còn về phần các quan chức Việt Nam cũng hưởng lợi không nhỏ từ các nhà thầu Trung Quốc, nhờ vào sự tiêu thụ công nghệ lỗi thời của họ.

Hầu hết 12 dự án thua lỗ của Bộ Công Thương đều mắc phải tình trạng này, chẳng hạn Nhà máy Bột Giấy Phương Nam đầu tư 4.500 tỷ do Trung Quốc xây dựng, sau nhiều lần chạy thử không ra được sản phẩm, nay rao bán 3 lần không ai mua. Đây chính là hệ luỵ đáng sợ của hình thức tổng thầu Trung Quốc mà các dự án Việt Nam luôn mắc phải. Thời gian vừa qua, sự giằng co trong dự án đường sắt Cá Linh-Hà Đông có vẻ cũng chưa làm nhà cầm quyền CSVN sáng mắt.

Do đó, việc ông Trọng cho Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương rao khúc nhạc dạo đầu sẽ mang một số cán bộ cao cấp ra toà, kể cả Uỷ viên Bộ Chính Trị Hoàng Trung Hải cũng bị “xem xét kỷ luật” không có gì là ghê gớm. Nó chỉ cho thấy một mảng đen tối của vấn đề là lòng tham lam vô độ, khả năng điều hành quản lý của cán bộ cộng sản bất chấp quyền lợi quốc gia, sẵn sàng bắt tay với nhà thầu Trung Quốc để kiếm % hoa hồng.

Nhưng mảng lớn nhất mà ông Trọng và đảng CSVN muốn che giấu, đó là sự lệ thuộc vào Trung Quốc về chính trị và kinh tế ngày càng sâu đậm. Chắc chắn vụ đầu tư TISCO 2 phải có liên quan đến tứ trụ thời gian đó, khi Nông Đức Mạnh là tổng bí thư và Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng chứ không riêng gì Hoàng Trung Hải và Vũ Huy Hoàng.

Cho nên để trả lời câu hỏi vì sao ngay từ năm 2012 dự án TISCO 2 hoàn toàn không có khả năng sản xuất mà CSVN vẫn tiếp tục bơm tiền vay từ Trung Quốc; chẳng những vậy còn đưa ra bao nhiêu biện pháp cứu nguy mà không chịu dừng lại cũng không có gì khó. Rõ ràng là phía sau dự án này ngoài số cán bộ tham ô, bất tài của Việt Nam, còn có cái bóng của Tập Cận Bình. Hà Nội cố tình rơi vào tròng con nợ do Trung Quốc giương ra để cuối cùng phải quy phục Trung Quốc như một chư hầu.

Cũng chính vì thế khi Trung Quốc đem tàu vào Bãi Tư Chính vào đầu Tháng Bảy, 2019 cày xới vùng biển chủ quyền Việt Nam, và trở lại nhiều lần sau đó, nhân dân Việt Nam đồng tình muốn kiện Trung Quốc ra toà mà CSVN lặng thinh không dám kiện. Chẳng qua Hà Nội sợ bị xiết nợ và làm mất lòng thiên triều, mà nợ thì đâu chỉ có món nợ Gang Thép Thái Nguyên mà còn biết bao nợ khác.

Đó là sự thật của câu hỏi vì sao dự án TISCO 2 của Công ty Gang Thép Thái Nguyên nằm đắp chiếu suốt 14 năm nay và còn tiếp tục đến không biết bao giờ.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.