‘Chân rết Việt Tân’ hay ‘Đối diện lá cải’?

Ảnh: Việt Nam Thời Báo (screenshot VTV)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chương trình Đối diện VTV có nhắc đến IJAVN – Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam là ‘chân rết của đảng Việt Tân’.

Không có bất kỳ một chứng cớ nào được đưa ra, chỉ một vài giây hình đã khiến VTV trở thành thẩm phán, công tố kết án IJAVN.

Chương trình được quảng cáo là ‘bóc mẽ những thủ đoạn gây bất ổn đất nước’, nhưng cái cách mà kịch bản “Đối diện” triển khai là cực kỳ hời hợt, thiếu chuyên nghiệp, và thiếu khả năng ‘đối diện với sự thật’.

Nếu chuyên nghiệp, VTV chưa cần phải mời người ‘bị đấu tố’ lên phản bác trở lại, VTV chỉ cần ghi lại phát ngôn từ chính cơ quan điều tra thụ lý vấn đề IJAVN trong đó khẳng định ‘IJAVN là chân rết của đảng Việt Tân’, và đi liền theo đó là phải trưng ra bằng chứng rõ ràng để cho thấy mối quan hệ này đủ sâu sắc để trở thành ‘chân rết’ bao gồm người của đảng này nằm trong nhân sự điều hành, nguồn tài chính cho hoạt động của IJAVN được gửi từ đảng viên đảng Việt Tân.

VTV phải làm được như thế, mới có thể ‘bóc mẽ’ được thủ đoạn, làm cho những ‘dân chửi’ sợ hãi, và khiến cho tiền thuế của nhân dân chi cho hoạt động truyền hình quốc gia hữu ích hơn một chút.

Nếu chỉ đơn giản là phán xét một cách tuỳ tiện, thì VTV đã bị Đối diện kéo vào trong thùng rác truyền thông. Tư cách nào của VTV khi phỉ báng, bịa đặt trắng trợn về tình trạng phạm tội hay không phạm tội của một cá nhân hay tổ chức tại Việt Nam? Căn cứ nào khiến Đối diện vẫn tìm cách duy trì hình thức bôi nhọ, nhục mạ danh dự, nhân phẩm người và tổ chức mà không bị xử lý pháp luật hình sự? Có phải chăng vì thế độc quyền truyền thông muốn nên nhóm kịch bản và đạo diễn chương trình Đối diện tha hồ ‘nói hươu, nói vượn’ để sản xuất kịp sản phẩm mà không hề để tâm đến chất lượng? Có phải chăng vì độc quyền truyền thông nên Đối diện cũng tự cho mình cái quyền độc tôn sự thật, dù sự thật đó là một mẻ bánh đã bị chua ngay từ khi bắt đầu tiến hành chương trình?

Những cá nhân, tổ chức được nhắc đến trong chương trình Đối diện có thể cân nhắc kiện VTV và nhóm làm chương trình này theo đúng tinh thần của Điều 156 bộ luật hình sự 2015, quy định về Tội vu khống, đó là:

Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Là một chương trình nằm trong VTV, đáng lý ra Đối diện phải là chương trình đi đầu trong “nói có sách, mách có chứng”. Thế nhưng, ngay cả điều đơn giản trong thu thập, phản ánh thông tin, nhóm chương trình vẫn không làm được thì có xứng đáng tiếp tục được tiến hành hay là không?

Thứ hai, cách chương trình đưa những người ‘quyền cao, chức trọng’ lên tiếng phán xét về một cá nhân, tổ chức mà không cần biết đúng sai, liệu rằng có biến Đối diện trở thành một chương trình đấu tố khắc nghiệt, phi nhân bản? Làm gợi nhớ lại hình ảnh tang thương của chương trình đấu tố tại Miền Bắc trong Cải cách ruộng đất?!

Thứ ba, chương trình Đối diện đang kéo giảm giá trị của VTV bởi cách hình thành kịch bản chương trình, chỉ cho thấy một xu hướng đi ngược lại quyền tự do báo chí nhằm mục đích ‘xuyên tạc, bôi xấu’ bất kỳ ai dù họ đang thực hiện quyền con người tại Việt Nam mà không có bất kỳ một chứng cớ nào, chỉ thực hiện bằng trình chiếu hình ảnh có thể dễ dàng lấy được trên mạng xã hội và phỏng vấn những ‘tướng tá, và nhân dân’ được lựa chọn từ trước. Chẳng lẽ thực hiện một chương trình tại một Đài truyền hình quốc gia lại đơn giản đến mức khó tin như vậy sao?

Đối diện đáng lý ra phải là chương trình chính luận, xã luận sắc bén. Nhưng đáng tiếc, bằng cách dựa hơi quyền lực đã khiến chương trình trở nên vô lối, tuỳ tiện và có phần cải hoá nhằm đáp ứng mục tiêu ‘tuyên truyền, triệt hạ nhân quyền’ bằng những bình phẩm không hề ôn hoà, nếu không muốn nói thẳng là thể hiện sự cay cú đến khó hiểu. Một chương trình lạc lõng ngay trong thời đại cách mạng thông tin và truyền thông xã hội hiện nay.

Liệu chăng, VTV nên chấn chỉnh hay đóng cửa Đối diện lại trước khi chương trình ‘cải hoá nhân quyền’ này khiến uy tín VTV bị sụt giảm theo thời gian?

VTV là Đài quốc gia, người đứng đầu là nằm trong trung ương đảng, không phải là cái chợ để sản xuất ra những chương trình tạp kỹ kiểu như Đối diện.

Xin nói thẳng là vậy.

A.H

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.